Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Đặc điểm tự nhiên Việt Nam môn Địa Lí 8 năm 2021

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ MÔN ĐỊA LÝ 8

PHẦN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VIỆT NAM

 

1. ĐẶC ĐIỂM LÃNH THỔ - ĐỊA HÌNH

Câu 1: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào:

   A. Điện Biên

   B. Hà Giang

   C. Khánh Hòa

   D. Cà Mau

Câu 2: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào:

   A. Điện Biên

   B. Hà Giang

   C. Khánh Hòa

   D. Cà Mau

Câu 3: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ

   A. 150 vĩ tuyến

   B. 160 vĩ tuyến

   C. 170 vĩ tuyến

   D. 180 vĩ tuyến

Câu 4: Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng

   A. 300 nghìn km2

   B. 500 nghìn km2

   C. 1 triệu km2

   D. 2 triệu km2

Câu 5: Đặc điểm của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên:

   A. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới.

   B. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới.

   C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

   D. Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á

Câu 6: Đặc điểm nào của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới:

   A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.

   B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

   C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

   D. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Câu 7: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào

   A. Quảng Nam

   B. Quảng Ngãi

   C. Quảng Bình

   D. Quảng Trị

Câu 8: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào:

   A. Thừa Thiên Huế

   B. Đà Nẵng

   C. Quảng Nam

   D. Quảng Ngãi

Câu 9: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh thành nào:

   A. Phú Yên

   B. Bình Định

   C. Khánh Hòa

   D. Ninh Thuận

Câu 10 : Vịnh nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thê giới:

   A. Vịnh Hạ Long

   B. Vịnh Dung Quất

   C. Vịnh Cam Ranh

   D. Vịnh Thái Lan

Câu 11: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển

   A. Biển Hoa Đông

   B. Biển Đông

   C. Biển Xu-Lu

   D. Biển Gia-va

Câu 12: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu:

   A. ôn đới gió mùa

   B. cận nhiệt gió mùa

   C. nhiệt đới gió mùa

   D. xích đạo

Câu 13: Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào

   A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương

   B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

   C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương

   D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

Câu 14: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của nước:

   A. Trung Quốc

   B. Phi-lip-pin

   C. Đông Ti mo

   D. Ma-lai-xi-a

Câu 15: Chế độ gió trên biển Đông

   A. Quanh năm chung 1 chế độ gió.

   B. Mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.

   C. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng đông bắc khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.

   D. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng nam.

Câu 16: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm bao nhiêu giai đoạn:

   A. 2      B. 3

   C. 4      D. 5

Câu 17: Giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta là:

   A. Tiền Cambri

   B. Cổ sinh

   C. Trung sinh

   D. Tân kiến tạo

Câu 18: Đặc điểm sinh vật trong giai đoạn Tiền Cambri:

   A. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản.

   B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.

   C. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.

   D. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.

Câu 19: Giai đoạn Cổ kiến tạo kéo dài bao nhiêu năm:

   A. 542 triệu năm

   B. 500 triệu năm

   C. 65 triệu năm

   D. 25 triệu năm.

Câu 20: Đặc điểm không phải trong giai đoạn Tiền Cambri:

   A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy.

   B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.

   C. Trong giai đoạn nay có nhiều vận động kiến tạo lớn.

   D. Giai đoạn này đã hình thành các mỏ than.

Câu 2: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là:

   A. Đồi núi

   B. Đồng bằng

   C. Bán bình nguyên

   D. Đồi trung du

Câu 22: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam:

   A. 55%

   B. 65%

   C. 75%

   D. 85%

Câu 23: Dãy núi cao nhất nước ta là:

   A. Hoàng Liên Sơn

   B. Pu Đen Đinh

   C. Pu Sam Sao

   D. Trường Sơn Bắc

Câu 24: Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam:

   A. Tây-Đông

   B. Bắc - Nam

   C. Tây Bắc-Đông Nam

   D. Đông Bắc – Tây Nam

Câu 25: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn

   A. Tiền Cambri

   B. Cổ sinh

   C. Trung sinh

   D. Tân kiến tạo

Câu 26: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là

   A. Tây bắc-đông nam

   B. Vòng cung

   C. Tây-đông

   D. Đông bắc-tây nam

Câu 27: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Tây Bắc là

   A. Tây bắc-đông nam

   B. Vòng cung

   C. Tây-đông

   D. Đông bắc-tây nam

Câu 28: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai con sông:

   A. Sông Hồng và sông Mã

   B. Sông Hồng và sông Cả

   C. Sông Đà và sông Mã

   D. Sông Đà và sông Cả

Câu 29: Đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc:

   A. Vùng đồi núi thấp nổi bật là các cánh cung lớn.

   B. Vùng núi cao và những cao nguyên đá vôi nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam.

   C. Vùng núi thấp có hai sường không đối xứng, sườn phía đông hẹp và dốc.

Câu 30: Địa hình cacxto tập trung nhiều ở miền nào:

   A. Miền Bắc

   B. Miền Trung

   C. Miền Nam

   D. Tây Nguyên

ĐÁP ÁN

1-B

2-C

3-A

4-C

5-C

6-A

7-C

8-B

9-C

10-A

11-B

12-C

13-B

14-C

15-B

16-B

17-A

18-A

19-B

20-A

21-A

22-D

23-A

24-C

25-D

26-B

27-A

28-B

29-C

30-A

 

2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU - SÔNG NGÒI

Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện:

   A. Nhiêt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.

   B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt.

   C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.

   D. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.

Câu 2: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu thể hiện:

   A. Nhiêt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.

   B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.

   C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.

   D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

   A. Hoàng Liên Sơn

   B. Trường Sơn Bắc

   C. Bạch Mã

   D. Trường Sơn Nam.

Câu 4: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc

   A. Nóng ẩm, mưa nhiều

   B. Nóng, khô, ít mưa

   C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm

   D. Lạnh và khô

Câu 5: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta:

   A. Vĩ độ

   B. Kinh độ

   C. Gió mùa

   D. Địa hình

Câu 6: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào:

   A. Mùa hạ

   B. Mùa thu

   C. Cuối hạ đầu thu

   D. Cuối thu đầu đông

Câu 7: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

   A. Đông Bắc

   B. Tây Nguyên

   C. Duyên hải miền Trung

   D. Nam Bộ

Câu 8: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

   A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ

   B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ

   C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

   D. Nam Bộ

Câu 9: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện:

   A. Nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn

   B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.

   C. Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian.

   D. Có bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán xảy ra.

Câu 10 : Những nhân tố nào là nhân tố làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường

   A. Vị trí và hình dạng lãnh thổ

   B. Kinh độ

   C. Gió mùa

   D. Cả 3 ý trên.

Câu 11: Theo chế độ gió mùa, nước ta có hai mùa gió có hướng:

   A. Đông Bắc và Tây Nam

   B. Bắc và Nam

   C. Tây Bắc và Đông Nam

   D. Đông và Tây

Câu 12: Gió mùa mùa đông là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng

   A. Tây Nam

   B. Đông Bắc

   C. Tây Bắc

   D. Đông Nam

Câu 13: Ảnh hưởng của gió mà mùa đông đối với khí hậu miền Bắc:

   A. Nóng ẩm, mưa nhiều

   B. Nóng, khô, ít mưa

   C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm

   D. Lạnh và khô

Câu 14: Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:

   A. Nóng ẩm, mưa nhiều

   B. Nóng, khô, ít mưa

   C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm

   D. Lạnh và khô

Câu 15: Gió mùa mùa đông là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng

   A. Tây Nam

   B. Đông Bắc

   C. Tây Bắc

   D. Đông Nam

Câu 16: Đặc đểm thời tiết phổ biến trên cả nước vào mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10:

   A. Nóng ẩm, mưa nhiều

   B. Nóng, khô, ít mưa

   C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm

   D. Lạnh và khô

Câu 17: Mưa ngâu thường diễn ra ở ở khu vực nào ở khu vực nào :

   A. Tây Bắc

   B. Đồng bằng Bắc Bộ

   C. Bắc Trung Bộ

   D. Nam Bộ

Câu 18: Nhận xét nào đúng về diễn biễn của bão nhiệt đới ở nước ta:

   A. Nước ta ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới.

   B. Bão nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta quanh năm.

   C. Mùa bão nước ta diễn ra chậm dần từ bắc vào nam.

   D. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cảu bão là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19: Khí hậu đã mang lại những thuận lợi :

   A. Thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.

   B. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh.

   C. Các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.

   D. Tất cả các ý trên.

Câu 20 : Tính thất thường của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân:

   A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

   B. Đa dạng cơ cấu cây trồng.

   C. Trong nông nghiệp có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

   D. Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn.

Câu 21: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm:

   A. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.

   B. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn.

   C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rông khắp.

   D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.

Câu 22: Sông ngòi nước ta chủ yếu là những sông có đặc điểm:

   A. Nhỏ, ngắn và dốc.

   B. Nhỏ, ngắn và sông chảy êm đềm.

   C. Sông dài, lớn và dốc.

   D. Sông dài, lớn và chảy êm đềm.

Câu 23: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chủ yếu là:

   A. Tây bắc-đông nam và vòng cung

   B. Tây bắc-đông nam và tây-đông

   C. Vòng cung và tây-đông

   D. Tây-đông và bắc- nam

Câu 24: Chế độ nước của sông ngòi nước ta:

   A. Sông ngòi đầy nước quanh năm

   B. Lũ vào thời kì mùa xuân.

   C. Hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

   D. Sông ngòi nhiều nước nhưng càng vè hạ lưu thì lượng nước càng giảm.

Câu 25: Hệ thống sông không chảy theo hướng vòng cung và hướng tây bắc –đông nam của là

   A. Sông Kì Cùng-Bằng Giang

   B. Sông Hồng

   C. Sông Mã

   D. Sông Cả

Câu 26: Sông chảy theo hướng vòng cung là

   A. Sông Chảy

   B. Sông Mã

   C. Sông Gâm

   D. Sông Mê Công

Câu 27: Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng mấy:

   A. Tháng 6

   B. Tháng 7

   C. Tháng 8

   D. Tháng 9

Câu 28: Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ:

   A. Mùa hè

   B. Hè thu

   C. Mùa thu

   D. Thu đông

Câu 29: Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng mấy:

   A. Tháng 7

   B. Tháng 8

   C. Tháng 9

   D. Tháng10

Câu 30 : Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta:

   A. Sông Hồng và sông Mã

   B. Sông Mã và sông Đồng Nai

   C. Sông Đồng Nai và sông Mê Công

   D. Sông Hồng và sông Mê Công

ĐÁP ÁN

1-A

2-D

3-C

4-C

5-D

6-D

7-C

8-A

9-C

10-D

11-A

12-B

13-C

14-B

15-A

16-A

17-B

18-C

19-D

20-D

21-D

22-A

23-A

24-A

25-A

26-C

27-C

28-D

29-D

30-D

 

3. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT - SINH VẬT - TÀI NGUYÊN

Câu 1: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam:

   A. Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng

   B. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

   C. Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

   D. Cả 3 đặc điểm chung.

Câu 2: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện

   A. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

   B. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

   C. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia.

   D. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Câu 3: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố:

   A. Rộng khắp trên cả nước.

   B. Vùng đồi núi

   C. Vùng đồng bằng

   D. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo

Câu 4: Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loại sinh vật

   A. Lúa, hoa màu, cây ăn quả, …

   B. Chè, táo, mận,lê,…

   C. Sú, vẹt, đước, …

   D. Rừng tre, nứa, hồi, lim, …

Câu 5: Hệ sinh thái rừng thưa rụng phân bố:

   A. Hoàng Liên Sơn

   B. Việt Bắc

   C. Bắc Trung Bộ

   D. Tây Nguyên

Câu 6: Hệ sinh thái ôn đới núi cao phân bố:

   A. Hoàng Liên Sơn

   B. Đông Bắc

   C. Bắc Trung Bộ

   D. Tây Nguyên

Câu 7: Vườn quốc gia Cát Bà phân bố ở tỉnh

   A. Quang Ninh

   B. Hải Phòng

   C. Thái Bình

   D. Nam Định

Câu 8: Các vườn quốc gia có giá trị:

   A. Giá trịnh kinh tế: Lấy gỗ, dược liệu, gia vị, thục phẩm….

   B. Phòng chống thiên tai: bão, lũ hụt, lũ,..

   C. Bảo vệ, phục hồi phát triển tài nguyên sinh học.

   D. Cải tạo đất.

Câu 9: Hệ sinh thái nông nghiệp phân bố:

   A. Vùng đồi núi

   B. Vùng đồng bằng.

   C. Vùng ven biển

   D. Rộng khắp, ngày càng mở rộng.

Câu 10 : Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam

   A. Ba Vì

   B. Cúc Phương

   C. Bạch Mã

   D. Tràm Chim

Câu 11: Theo giá trị sử dụng nhóm cây thuốc là:

   A. Đinh, lim, sến, táu,…

   B. Hồi, dầu,mang tang, sơn, thông,….

   C. Tam thất, nhân trần, xuyên khung, quế, hồi,...

   D. Song, mây, tre, trúc,nứa, giang,…

Câu 12: Theo giá trị sử dụng cây cẩm lai sử dụng để:

   A. Nhóm cây thuốc.

   B. Nhóm cây thực phẩm.

   C. Nhóm cây cảnh và hoa

   D. Nhóm cây lấy gỗ.

Câu 13: Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay:

   A. Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.

   B. Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.

   C. Chất lượng rừng bị suy giảm.

   D. Cả 3 ý trên.

Câu 14: Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của nước ta khoảng:

   A. 30-35%

   B. 35-38%

   C. 38-40%

   D. 40-45%

Câu 15: Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, vùng núi dốc tỉ lệ che phủ rừng phải đạt:

   A. 40-50%

   B. 50-60%

   C. 60-70%

   D. 70-80%

Câu 16: Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu nâng tỉ lệ che phủ rừng của nước ta lên:

   A. 35-40%

   B. 40-45%

   C. 45-50%

   D. 50-55%

Câu 17: Có bao nhiêu loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta:

   A. 365      B. 635

   C. 536      D. 356

Câu 18: Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng của nước ta

   A. Chiến tranh phá hoại

   B. Khai thác quá mức, đốt rừng làm nương rẫy.

   C. Quản lý bảo vệ còn kém

   D. Cả 3 ý trên.

Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta

   A. Các loài động vật tự triệt tiêu nhau.

   B. Do các loài sinh vật tự chết đi.

   C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.

   D. Do các loài di cư sang các khu vực khác trên thế giới.

Câu 20 : Đặc điểm của tài nguyên sinh vật nước ta:

   A. Tài nguyên sinh vật nước ta khá nghèo nàn.

   B. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, đây là tài nguyên vô tận.

   C. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, nên không cần phải bảo vệ.

   D. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.

Câu 21: Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện tập trung nhất ở thành phần tự nhiên nào nhất:

   A. Địa hình

   B. Khí hậu

   C. Sông ngòi

   D. Sinh vật

Câu 22: Vào mùa nào trong cả nước tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất

   A. Mùa xuân

   B. Mùa hạ

   C. Mùa thu

   D. Mùa đông

Câu 23: Vào mùa nào trong cả nước tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất

   A. Mùa xuân

   B. Mùa hạ

   C. Mùa thu

   D. Mùa đông

Câu 24: Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện ở thành phần sinh vật như thế nào:

   A. Sinh vật nước ta chủ yếu là các loài sinh vật của vùng nhiệt đới và cận xích đạo.

   B. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật.

   C. Sinh vật phong phú và đa dạng.

   D. Ngoài các loài nhiệt đới còn có các loài sinh vật có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Câu 25: Hệ sinh thái nào thuộc vùng của sông, ven biển nước ta

   A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.

   B. Hệ sinh thái rừng thưa rụng lá.

   C. Hệ sinh thái rừng ôn đới núi cao

   D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Câu 26: Cảnh quan chiếm ưu thế của Việt Nam là:

   A. Cảnh quan vùng đồi núi.

   B. Cảnh quan vùng đồng bằng

   C. Cảnh quan vùng ven biển của sông

   D. Cảnh quan vùng đảo và ven đảo.

Câu 27: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy luật:

   A. Quy luật địa đới

   B. Quy luật đai cao

   C. Quy luật địa ô

   D. Cảnh quan vùng núi ít thay đổi.

Câu 28: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao thể hiện rõ rệt nhất ở vùng

   A. Đông Bắc

   B. Tây Bắc

   C. Trường Sơn Bắc

   D. Trường Sơn Nam

Câu 29: Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng thể hiện trong thành phần thổn nhưỡng:

   A. Tầng đất dày, đất màu mỡ, độ phì cao.

   B. Quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta.

   C. Nước ta có ba nhóm đất chính, trong các nhóm đất lại chia thành các loại đất khác nhau.

   D. Diện tích đất trống đồi núi trọc, đất bị xói mòn mạnh ngày càng tăng.

Câu 30 : Tính chất chủ yếu nhất của thiên nhiên Việt Nam:

   A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

   B. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.

   C. Tinh chất đồi núi

   D. Tính chất đa dạng phức tạp.

ĐÁP ÁN

1-D

2-A

3-D

4-C

5-D

6-A

7-B

8-C

9-D

10-B

11-C

12-D

13-D

14-B

15-D

16-C

17-A

18-D

19-C

20-D

21-B

22-D

23-D

24-A

25-D

26-A

27-B

28-B

29-C

30-A

 

4. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?

Câu 2: Vì sao bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Câu 3: Chứng minh rằng miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng. Nêu một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền.

Câu 4: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?

Câu 5: Những nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?
- Chiến tranh hủy diệt.
- Khai thác quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Quản lí bảo vệ kém.
- Cả bốn nguyên nhân trên.

Câu 6: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

Câu 7: So sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.

Câu 8: Các thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?

Câu 9: Những nông sản nhiệt đới nào của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường?

Câu 10: Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?

Câu 11: Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?

Câu 12: Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.

Câu 13: Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay.

Câu 14: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Câu 15: Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nóng quanh năm.

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao (25 - 27°C), tổng lượng nhiệt lớn hơn 9000°C.

+ Biên độ nhiệt năm nhỏ từ 3 - 7°C.

- Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rất yếu và chỉ biểu hiện trên phạm vi hẹp (khu vực duyên hải Nam Trung Bộ) gây ra mưa lớn vào thu đông.

- Chế độ mưa không đồng nhất.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn, tập trung trong thời gian ngắn.

+ Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng, chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 2:

- Vì đây là miền gặp nhiều thiên tai nhất nước ta: bão, lũ, sạt lở bờ biển,...

- Trồng rừng đầu nguồn nhằm hạn chế sạt lở đất đá và lũ quét ở vùng miền núi phía Tây cũng như miền đồng bằng phía Đông. Mặt khác, làm dịu hơn những đợt phơn khô nóng vào đầu hạ.

- Trồng rừng ven biển nhằm chắn sóng, chắn cát, hạn chế tác động của biển vào đất liền, đặc biệt vào thời kì mưa bão.

Câu 3:

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng:

+ Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh) với trữ lượng và chất lượng hàng đầu Đông Nam Á), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét... có ở nhiều nơi.

+ Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta: tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW). Các nhà máy thủy điện lớn là: thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW) với công suất lớn nhất cả nước; thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW)... 

+ Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi lắm Trà cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể; các vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì...Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

+ Tài nguyên rừng khá giàu có với nhiều loại gỗ quý, cây thuốc, các loài chim thú.

+ Vùng biển phía Đông Nam với ngư trường lớn (Hải Phòng - Quảng Ninh) mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào, phát triển giao thông biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển (cát ở Quảng Ninh).

+ Tài nguyên khí hậu và đất: địa hình miền núi thấp với đất feralit màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh thuận lợi cho canh tác cây chè, quế, hồi, thảo quả, cây ăn quả...; chăn thả gia súc (trâu, bò).

- Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:

+ Trồng và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất.

+ Bảo vệ môi trường biển trong lành.

+ Khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

Câu 4: Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, cán cân bức xạ nhiệt dương quanh năm.

+ Ẩm: khí hậu nước ta được tăng cường ẩm từ các khối khí qua biển, độ ẩm >80%, lượng mưa lớn từ 1500 -2000 mm.

+ Gió mùa: nước ta có hai mùa gió với hướng và tính chất trái ngược nhau: gió mùa mùa hạ thổi hướng tây nam nóng ẩm, gây mưa lớn; gió mùa mùa đông hướng đông bắc mang lại thời tiết lạnh.

- Đia hình:

+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc => hình thành địa hình caxtơ, địa hình bị cắt thành các đồi thấp xen thung lũng sông.

+ Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng, mở mang các vùng đồng bằng hạ lưu sông: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Sông ngòi:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc

+ Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa

+ Chế độ nước sông theo mùa

- Đất: feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm, lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở.

- Các hệ sinh thái rừng phát triển mạnh mẽ và đa dạng: hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thứ sinh,....

Câu 5:
Cả bốn nguyên nhân trên đều làm suy giảm tải nguyên rừng ở nước ta.

Câu 6: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam:

- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Biểu hiện ở:

+ Thành phần loài.

+ Gen di truyền.

+ Kiểu hệ sinh thái.

+ Công dụng của các sản phẩm sinh học.

- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.

Câu 7: So sánh ba nhóm đất chính 

Câu 8:

- Hà Nội: nằm trên bờ sông Hồng.

- Tp. Hồ Chí Minh: nằm trên bờ sông Sài Gòn.

- Đà Nẵng: nằm trên bờ sông Hàn.

- Cần Thơ: nằm trên bờ sông Hậu Giang.

Câu 9: Những nông sản nhiệt đới của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường là: lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu trên thế giới.

Câu 10: Những nhân tố chủ yếu  làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường:

- Vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá...).         

- Địa hình và hoàn lưu gió mùa:

+ Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

+ Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ....)

Câu 11:

- Khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng: xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ lụt, lũ đá.

- Lợi ích của việc bảo vệ rừng:

+ Hạn chế xói mòn rửa trôi bề mặt đất, bảo vệ đất.

+ Chống trượt lở đất đá.

+ Điều hòa dòng chảy nước góp phần hạn chế lũ lụt.

+ Bảo vệ nguồn nước ngầm.

+ Bảo vệ đa dạng sinh vật, các nguồn gen qúy.

+ Rừng là lá phổi xanh có tác dụng điều hòa khí quyển, cân bằng hệ sinh thái.

Câu 12: Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú, đa dạng:
- Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

- Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

+ Than: tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh (than antraxit) với trữ lượng hơn 10 tỉ tấn, chất lượng than vào loại tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra than còn có ở Cà Mau, Quảng Nam.

+ Dầu khí: ở thềm lục địa phía Nam với 8 bể trầm tích, có giá trị lớn.

+ Apatit: Lào Cai.

+ Sắt: Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh (Thạch Khê).

+ Crôm: Thanh Hóa.

+ Đồng: Sơn La, Lào Cai.

+ Thiếc: Nghệ An, Tuyên Quang, Cao Bằng.

+ Bô xit: các tỉnh Tây Nguyên (Đăc Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắc Nông..) với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn.

Câu 13: Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay:

- Nâng cao và làm trẻ hóa địa hình, làm cho sông ngòi trẻ lại.

- Xuất hiện các cao nguyên ba dan núi lửa.

- Hình thành các vùng đồng bằng phù sa trẻ.

- Mở rộng Biển Đông.

- Thành tạo các mỏ các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn...

Câu 14: * Thuận lợi:

- Biển Đông mang lại cho nước ta nguồn ẩm dồi dào và lượng mưa lớn, đồng thời các khối khí qua biển làm giảm bớt tính chất khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết oi bức của mùa hạ, thuận lợi cho hoạt động sống và phát triển kinh tế của người dân.

- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

+ Khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất) với 8 bề trầm tích; ngoài ra có titan, cát thủy tinh, muối.

+ Hải sản: sinh vật vùng biển nhiệt đới đa dạng, năng suất sinh học cao với trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm,vài chục loài mực, các rạn san hô...Nhiều loài quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao: bào ngư, ngọc trai, cá thu, tôm hùm... thuận lợi cho khai thác hải sản biển. Vùng biển có diện tích mặt nước lớn, các cửa sông, đầm phá cung cấp diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có nhiều hòn đảo...thuận lợi để phát triển du lịch biển.

+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu => điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.

* Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...

Câu 15: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Đặc điểm tự nhiên Việt Nam môn Địa Lí 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?