30 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP
CHỦ ĐỀ HỆ SINH SẢN SINH HỌC 8 NĂM 2020
Câu 1. Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến bộ phận nào để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo?
A. Mào tinh
B. Túi tinh
C. Ống đái
D. Tuyến tiền liệt
Câu 2. Tinh trùng người có chiều dài khoảng
A. 0,1 mm. B. 0,03 mm.
C. 0,06 mm. D. 0,01 mm.
Câu 3. Ở nam giới khoẻ mạnh, số lượng tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh nằm trong khoảng bao nhiêu?
A. 50 – 80 triệu
B. 500 – 700 triệu
C. 100 – 200 triệu
D. 200 – 300 triệu
Câu 4. Trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống sót từ
A. 8 – 10 ngày.
B. 5 – 7 ngày.
C. 1 – 2 ngày.
D. 3 – 4 ngày.
Câu 5. Ở người, tinh trùng X và tinh trùng Y sai khác nhau ở phương diện nào?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Kích thước
C. Khối lượng
D. Khả năng hoạt động và sống sót
Câu 6. Trong cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào dưới đây nằm tách biệt với những bộ phận còn lại?
A. Ống dẫn trứng
B. Tử cung
C. Âm đạo
D. Âm vật
Câu 7. Chu kì rụng trứng ở người bình thường nằm trong khoảng
A.14 – 20 ngày.
B. 24 – 28 ngày.
C. 28 – 32 ngày.
D. 35 – 40 ngày.
Câu 8. Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu?
A. Buồng trứng
B. Âm đạo
C. Ống dẫn trứng
D. Tử cung
Câu 9. Tế bào trứng ở người có đường kính khoảng
A. 0,65 – 0,7 mm.
B. 0,05 – 0,12 mm.
C. 0,15 – 0,25 mm.
D. 0,3 – 0,45 mm.
Câu 10. Ở những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng sẽ được bong ra sau
A. 14 ngày.
B. 28 ngày.
C. 32 ngày.
D. 20 ngày.
Câu 11. Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu?
A. Âm đạo
B. Ống dẫn trứng
C. Buồng trứng
D. Tử cung
Câu 12. Thông thường, sau khi thụ tinh thì mất bao lâu để hợp tử di chuyển xuống tử cung và làm tổ tại đấy?
A. 7 ngày B. 14 ngày
C. 24 ngày D. 3 ngày
Câu 13. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoocmôn prôgestêrôn được tiết ra chủ yếu nhờ bộ phận nào?
A. Tử cung
B. Thể vàng
C. Nhau thai
D. Ống dẫn trứng
Câu 14. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ
A. Trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.
B. Hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.
C. Trứng không có khả năng thụ tinh.
D. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
Câu 15. Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào?
A. Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
B. Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
C. Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì
D. Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì
Câu 16. Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên?
A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao.
B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 17. Việc nạo phá thai có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau
B. Chửa ngoài dạ con ở lần sinh sau
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Vô sinh
Câu 18. Muốn tránh thai, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tránh không để tinh trùng gặp trứng
B. Ngăn cản trứng chín và rụng
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
Câu 19. Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh?
A. Thắt ống dẫn tinh
B. Đặt vòng tránh thai
C. Cấy que tránh thai
D. Sử dụng bao cao su
Câu 20. Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự chín và rụng của trứng?
A. Sử dụng bao cao su
B. Đặt vòng tránh thai
C. Uống thuốc tránh thai
D. Tính ngày trứng rụng
Câu 21. Nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng nào sau đây?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Đái buốt
C. Tiểu tiện có máu lẫn mủ
D. Phù nề, đỏ miệng sáo
Câu 22. Biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa nhiễm lậu là gì?
A. Thắt ống dẫn tinh
B. Đặt dụng cụ tử cung
C. Giữ gìn vệ sinh thân thể
D. Quan hệ tình dục an toàn
Câu 23. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Bệnh giang mai do một loại … gây ra.
A. Phẩy khuẩn
B. Cầu khuẩn
C. Virut
D. Xoắn khuẩn
Câu 24. Chúng ta có thể lây nhiễm vi khuẩn giang mai qua con đường nào dưới đây?
A. Qua quan hệ tình dục không an toàn
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Qua truyền máu hoặc các vết xây xát
D. Qua nhau thai từ mẹ sang con
Câu 25. Người bị bệnh giang mai có xuất hiện triệu chứng nào dưới đây?
A. Tiêu chảy cấp
B. Tiểu buốt
C. Xuất hiện các vết loét nông, cứng, có bờ viền và không đau
D. Tiểu ra máu có lẫn mủ do viêm
Câu 26. Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV tấn công chủ yếu vào loại tế bào nào?
A. Đại thực bào
B. Tế bào limphô B
C. Tế bào limphô T
D. Bạch cầu ưa axit
Câu 27. Khi nói về HIV/AIDS, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Hiện chưa có thuốc đặc trị
B. Lây nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống
C. Thường tấn công hồng cầu khi xâm nhập vào cơ thể
D. Tác nhân gây bệnh là một loài vi khuẩn
Câu 28. Người mẹ bị nhiễm HIV có thể lây truyền cho con qua đường nào dưới đây?
A. Chạm vào người con
B. Nói chuyện với con
C. Cho con bú sữa của mình
D. Ngủ cùng con
Câu 29. Việt Nam công bố với thế giới về ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm nào?
A. 1986 B. 1985
C. 1991 D. 1990
Câu 30. Trong quan hệ tình dục, biện pháp nào dưới đây giúp bạn phòng ngừa lây nhiễm HIV?
A. Uống thuốc tránh thai
B. Tính ngày trứng rụng
C. Đặt dụng cụ tử cung
D. Sử dụng bao cao su
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | D | D | A | D | C | D | C | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | A | B | D | B | D | C | C | B | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | D | D | B | C | C | A | C | D | D |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: