ÔN TẬP LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
CHỦ ĐỀ BÀI TIẾT SINH HỌC 8 NĂM 2020
A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT.
a. Hệ bài tiết nước tiểu.
- Khái niệm: Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể.
- Vai trò:
+ Bài tiết làm cho môi trường trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc.
+ Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,...), hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, côlestêrôn,..)
-Cấu tạo: Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái.
+ Thận gồm 2 quả: mỗi quả gồm phần vỏ với các đơn vị chức năng; phần tủy; cùng các ống góp, bể thận.
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
⇒ Chức năng để lọc máu và tạo thành nước tiểu.
b. Quá trình tạo thành nước tiểu
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.
- Gồm 3 quá trình :
Quá trình lọc máu ở cầu thận -> tạo ra nước tiểu đầu.
Quá trình hấp thụ lại các chât cần thiết ở ống thận
Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận
⇒ Tạo thành nước tiểu chính thức.
c. Qúa trình thải nước tiểu
- Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định do:
+ Máu tuần hoàn liên tục qua thận để lọc tạo thành nước tiểu (không theo ý muốn).
+ Nước tiểu chính thức được tích trữ trong bóng đái khi lên tới 200ml, đủ áp lực để gây cảm giác muốn đi tiểu. Nếu cơ vòng mở ra (có sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng) → nước tiểu mới thoát ra ngoài.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆ
1. Cơ sở khoa học của việc không nên ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại là:
A. Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh.
B. Hạn chế tác hại của những chất độc.
C. Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu diễn ra liên tục.
D. Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
2. Chất không được hấp thu lại ở giai đoạn đầu ống thận trong quá trình tạo nước tiểu là:
A. Các chất độc.
B. Các chất dinh dưỡng.
C. Các ion cần thiết như Na+, Cl-...
D. Nước.
3. Nếu một người nào đó bị tai nạn hỏng một quả thận thì cơ thể bài tiết nước tiểu như thế nào?
A. Mỗi quả thận có tới một triệu đơn vị chức năng tham gia lọc và tạo nước tiểu nên bài tiết vẫn đủ trong điều kiện bình thường.
B. Bài tiết bổ sung qua da và phổi.
C. Khả năng lọc nước tiểu giảm một nửa.
D. Bài tiết bổ sung qua da.
4. Nước tiểu được tạo ra từ:
A. Bóng đái và các ống thận.
B. Các đơn vị chức năng của thận.
C. Các bể thận.
D. Nang cầu thận và các bể thận.
5. Nước tiểu đầu được hình thành do:
A. Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận.
B. Quá trình lọc máu xảy ra ở nang cầu thận.
C. Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận.
D. Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận.
6. Đường dẫn nước tiểu của hệ bài tiết nước tiểu gồm có:
A. Bóng đái, thận, ống dẫn nước tiểu.
B. Bóng đái, bể thận, ống đái.
C. Thận, bể thận, bóng đái.
D. Ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
7. Sản phẩm được tạo ra trong quá trình lọc máu của nang cầu thận là:
A. Nước tiểu đầu.
B. Chất cặn bã.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Nước tiểu chính thức.
8. Quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu diễn ra ở:
A. Nang cầu thận.
B. Ống thận.
C. Cầu thận.
D. Mao mạch quanh ống thận.
9. Về mùa hè nồng độ các chất trong nước tiểu cao hơn nồng độ các chất trong nước tiểu bài tiết ở mùa đông vì:
A. Mùa hè uống nước có vitamin và muối khoáng nên nồng độ các chất trong nước tiểu cao hơn.
B. Mùa hè mất nước ở nhiều cơ quan nên nồng độ các chất trong nước tiểu tăng cao hơn.
C. Mùa hè mồ hôi ra nhiều nên nước bài tiết ra qua mồ hôi nhiều là nguyên nhân làm cho nồng độ các chất trong nước tiểu tăng.
D. Mùa hè uống nước nhiều nên quá trình lọc máu diễn ra liên tục làm nồng độ các chất trong nước tiểu cao hơn.
10. Phát biểu nào dưới đây không phải là vai trò của các cơ quan bài tiết nước tiểu?
A. Tạo điều kiện cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
B. Đảm bảo cho các thành phần của môi trường trong tương đối ổn định.
C. Điều hòa nước và muối khoáng trong cơ thể.
D. Thải ra ngoài các chất độc có hại cho cơ thể.
11. Không nên nhịn tiểu lâu và nên đi tiểu đúng lúc sẽ:
A. Hạn chế khả năng tạo sỏi thận.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục và hạn chế khả năng tạo sỏi thận.
D. Hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh.
12. Ở cầu thận, các thành phần không lọt được vào nang cầu thận vì có kích thước lớn hơn 40 là:
A. Ion Na+, Cl-,...
B. Các tế bào máu và prôtêin.
C. Ion thừa: H+, K+,...
D. Axit uric, crêatin, ...
13. Lượng nước tiểu chính thức được tạo ra ở mỗi cơ thể trong một ngày bằng:
A. 3 lít
B. 2,5 lít.
C. 1,5 lít.
D. 2 lít.
14. Nhận định nào dưới đây là không đúng?
A. Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi sẽ tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
B. Con người không thể sống nổi bằng cách uống nước biển vì mỗi lít nước biển chứa khoảng 10 gam muối, do đó uống 1 lít nước biển cần thải ra 2 lít nước tiểu mới loại trừ hết lượng muối dư thừa. Trong khi đó, mỗi ngày cơ thể chỉ thải ra 1,5 lít nước tiểu.
C. Xét nghiệm mồ hôi và khí thải có thể biết được trạng thái chức năng của thận, biết được quá trình trao đổi chất của cơ thể.
D. Uống đủ nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.
15. Sự thải nước tiểu ra ngoài được thực hiện như thế nào?
A. Đi tiểu là 1 phản xạ có sự điều hòa của vỏ não.
B. Con người muốn đi tiểu lúc nào cũng được.
C. Khi lượng nước tiểu trong bóng đái đạt tới 200 ml sẽ làm tăng áp suất trong bóng đái, gây cảm giác buồn đi tiểu.
D. Trẻ em mới sinh từ 1 - 2 tuổi đi tiểu bất kì lúc nào, chỗ nào.
16. Sự bài tiết nước tiểu có tác dụng:
A. Duy trì thành phần và độ pH của máu.
B. Loại bỏ các chất độc, những chất đưa vào cơ thể quá liều lượng; điều hòa huyết áp, duy trì thành phần và độ pH của máu.
C. Điều hòa huyết áp.
D. Loại bỏ các chất độc và những chất đưa vào cơ thể quá liều lượng.
17. Cơ quan bài tiết chủ yếu và quan trọng nhất là:
A. Phổi thải khí cacbonic, hơi nước và da thải mồ hôi.
B. Thận thải nước tiểu.
C. Phổi thải khí cacbonic và hơi nước.
D. Da thải mồ hôi.
18. Khi hồi hộp hay sợ hãi, người ta thường có cảm giác buồn đi tiểu vì:
A. Hồi hộp, sợ hãi làm huyết áp tăng, sự tạo thành nước tiểu diễn ra mạnh mẽ.
B. Hồi hộp, sợ hãi, thần kinh căng thẳng điều khiển các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động mạnh.
C. Hồi hộp, sợ hãi làm tim đập nhanh, máu chảy nhanh, thận lọc được nhiều nước tiểu.
D. Hồi hộp, sợ hãi làm các mạch máu co lại, thận lọc được nhiều nước tiểu.
19. Trình tự các giai đoạn tạo thành nước tiểu là:
A. Quá trình lọc máu → quá trình bài tiết tiếp → quá trình hấp thu lại.
B. Quá trình lọc máu → quá trình hấp thu lại → quá trình bài tiết tiếp.
C. Quá trình bài tiết tiếp → quá trình hấp thụ lại → quá trình lọc máu.
D. Quá trình hấp thu lại → quá trình lọc máu → quá trình bài tiết tiếp.
20. Trong cơ thể, cơ quan không thực hiện chức năng bài tiết là:
A. Da.
B. Phổi.
C. Tim.
D. Thận.
{-- Nội dung và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: