Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề bạch cầu, nguyên tắc truyền máu Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ BẠCH CẦU, NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. Bạch cầu

- Bạch cầu là tế bào có nhân, kích thước lớn: đường kính 8-18 µm, số lượng ít hơn rất nhiều so với hồng cầu( 7000 – 8000mm3), không có hình dạng nhất định.

+ Bạch cầu trung tính, có kính thước 10 µm, các hạt bắt màu đỏ nâu.

+ Bạch cầu ưa acid, có kính thước khoảng 8-12 µm, hạt bắt màu hồng đỏ.

+ Bạch cầu ưa kiềm, có kích thước 8-12 µm, hạt bắt màu xanh tím.

- Kháng nguyên: Là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể. Như nọc độc của ong, rắn, chất có trên bề mặt của vi khuẩn, virút…
- Kháng thể: là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra chống kháng nguyên.
+ Cơ Chế: Chìa khóa và ổ khoá.

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.

- Có hai loại miễn dịch: là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

+ Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể).

  • Miễn bẩm sinh.
  • Miễn dịch tập nhiễm.

+ Miễn dịch nhân tạo: là tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng văc xin.

  • Chủ động.
  • Bị động.

2. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

- Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương.
- Cơ chế đông máu:

+ Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu, các tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim.
+ Enzim làm tơ sinh máu trong huyết tương biến thành tơ máu.
+ Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.

- Ý nghĩa: sự đông máu là một cơ chế tự bảo vệ cơ thể để chống mất máu.

a. Các nhóm máu ở người

- Có 4 nhóm máu: AB, O, A, B.

+ Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho: người có nhóm máu này có thể cho bất kì người nào.
+ Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận: người có nhóm máu này có thể nhận máu của bất kì người nào.

b. Sơ đồ truyền máu

Hình 15.3 Sơ đồ truyền máu

c. Nguyên tắc truyền máu

- Trước khi truyền máu phải xét nghiệm máu để chọn máu truyền cho phù hợp.
- Tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây hại.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kháng nguyên là

A. Một loại Protein do tế bào hồng cầu tiết ra

B. Một loại protein do tế bào bạch cầu tiết ra

C. Một loại protein do tiểu cầu tiết ra

D. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể

Câu 2: Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế

A. Thực bào

B. Tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên

C. Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm virut, vi khuẩn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành?

A. Bạch cầu ưa kiềm

B. Bạch cầu mônô

C. Bạch cầu limphô

D. Bạch cầu trung tính

Câu 4: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?

A. Bạch cầu mônô

B. Bạch cầu limphô B

C. Bạch cầu limphô T

D. Bạch cầu ưa axit

Câu 5: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa?

A. Kháng nguyên- kháng thể

B. Kháng nguyên- kháng sinh

C. Kháng sinh- kháng thể

D. Vi khuẩn- protein độc

Câu 6: Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây?

A. Prôtêin độc

B. Kháng thể

C. Kháng nguyên

D. Kháng sinh

Câu 7: Khả năng người nào đó đã từng một lần bị bệnh nhiễm nào đó, sau đó không mắc lại bệnh đó nữa được gọi là

A. Miễn dịch bẩm sinh

B. Miễn dịch chủ động

C. Miễn dịch tập nhiễm

D. Miễn dịch bị động

Câu 8: Khi được tiêm phòng vacxin thủy đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào?

A. Miễn dịch tự nhiên

B. Miễn dịch nhân tạo

C. Miễn dịch tập nhiễm

D. Miễn dịch bẩm sinh

Câu 9: Trong cơ thể có 2 loại miễn dịch đó là

A. Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo

B. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm

C. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động

D. Miễn dịch chủ động, miễn dịch tập nhiễm

Câu 10: Trong hệ thống "hàng rào" phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của:

A. Bạch cầu trung tính

B. Bạch cầu lompho T

C. Bạch cầu limpho B

Câu 11: Sự đông máu có ý nghĩa nào đối với cơ thể?

A. Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương

B. Giúp cơ thể giảm thân nhiệt

C. Giúp cơ thể tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn

D. Giúp cơ thể không mất nước

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.

B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

Câu 13: Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể alpha?

A. 4                            B. 1                             C. 3                             D. 2

Câu 14: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Câu 15: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Cả ba tế bào nêu trên

Câu 16: Tại sao người có nhóm máu O có thể truyền cho người có nhóm máu AB mà người có nhóm máu AB không thể truyền cho người có nhóm máu O

A. Vì người mang nhóm máu O có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu AB không mang loại kháng nguyên nào cả.

B. Vì người mang nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu O không mang loại kháng nguyên nào cả.

C. Vì người mang nhóm máu O và AB đều có cả 2 loại kháng nguyên

D. Vì người mang nhóm máu O và AB đều không có cả 2 loại kháng nguyên

Câu 17: Khô máu đông trong sự đông máu bao gồm

A. Huyết tương và các tế bào máu

B. Tơ máu và các tế bào máu

C. Tơ máu và hồng cầu

D. Bạch cầu và tơ máu

Câu 18: Người mang nhóm máu A có thể truyền cho người mang nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu A

B. Nhóm máu B

C. Nhóm máu AB

D. Cả B và C đều đúng

Câu 19: Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,...) vì dù có tương thích cũng không đem truyền cho người khác?

A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch

B. VÌ nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng

C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng

D. Tất cả các phương án trên đều đúng

Câu 20: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.

B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

B

B

A

A

C

B

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

D

B

C

B

B

D

B

C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề bạch cầu, nguyên tắc truyền máu Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?