Lí thuyết ôn thi HSG chủ đề Thần Kinh và Giác Quan môn Sinh học 8 năm 2021

LÍ THUYẾT ÔN THI HSG CHỦ ĐỀ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

MÔN SINH HỌC 8

 

I. Giới thiệu chung về hệ thần kinh

1. Các bộ phận của hệ thần kinh

a. Cấu tạo

b. Chức năng:

Hệ TK vận động.

- Điều khiển sự vận động của cơ vân.

- Hoạt động có ý thức.

Hệ TK sinh dưỡng.

- Điều hòa các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản.

- Hoạt động không có ý thức.

2. Các tật của mắt.

Cận thị: Là tật mà mất chỉ có khã năng nhìn gần.

* Nguyên nhân:

  • Bẩm sinh: Do cầu mắt dài.
  • Do thể thuỷ tinh quá phòng.

* Cách khắc phục: Đeo kính mắt lõm.

Viễn thị: Là tật mà mắt chỉ có khã năng nhìn xa.

* Nguyên nhân: Do cầu mắt ngắn hoặc thể thuỷ tinh bị lão hoá (xẹp).

* Cách khắc phục: Đeo kính mắt lồi.

3. Bệnh về mắt.

Bệnh đau mắt hột:

Nguyên nhân: Do vi rút gây bệnh.

Đường lây nhiểm.

- Dùng chung khăn mặt cùng người bệnh.

- Tắm rửa trong ao tù nước động.

Triệu chứng.

- Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm.

Hậu quả.

- Khi hột vở ra làm thành sẹo -> lông mi quặn vào làm đục màng giác gây mù loà.

Cách phòng chống

Không được dụi tay bẩn vào mắt, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt theo hướng dẫn của Bác sĩ

2. Bài tập minh họa

Nêu chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng

- Hệ thần kinh vận động liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt động có ý thức

- Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ( các cơ quan nội tạng). Đó là những hoạt động không có ý thức.

Nêu cấu tạo của hệ thần kinh:

  • Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.

+Bô phận trung ương có não và tủy sống  được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống

  • Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên; có các dây thàn kinh do các bó sợi vận động và bó sợi cảm giác tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên có các hạch thần kinh.

Nêu chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng

  • Hệ thần kinh vận động liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt động có ý thức

Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ( các cơ quan nội tạng). Đó là những hoạt động không có ý thức.

  • Hoàn thành sơ đồ sau.

 

II. Chức năng liên quan đến cấu tạo tủy sống

1. Thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống

Điều kiện thí nghiệm

Thí nhiệm

Cường độ và vị trí kích thích

Kết quả quan sát

ếch đã hũy não để nguyên tủy

1

Kích thích nhẹ chi sau bên phãi bằng axit HCl 0,3%

Chi sau bên phải co

2

Kích thích mạch chi sau bên phải bằng axit HCl 1%

Cả hai chi sau co

3

Kích thích rất mạnh chi sau bên phải bằng axit HCl 3%

Cả 4 chi và cơ thể ếch co giật

Cắt ngang tủy (ở đôi dây giữa lưng 1 và 2)

4

Kích thích rất mạnh chi sau bên trái bằng axit HCl 3%

Chỉ có 2 chi sau co

5

Kích thích rất mạnh chi trước bên trái bằng axit HCl 3%

Chỉ có 2 chi trước co

Hủy tùy phần trên vết cắt ngang

6

Kích thích rất mạnh chi trước bằng HCl 3%

Cả hai chi trước không co

7

Kích thích rất mạnh chi sau bằng HCl 3%

Cả hai chi sau co

 

2. Cấu tạo tủy sống

* Cấu tạo ngoài:

- Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I (C1) -> đốt thắt lưng II .

- Hình dạng: Hình trụ, dài 50cm, có 2 phần phình: phình cổ 4 phình thắt lưng.

- Màu sắc: Trắng bóng.

- Màng tuỷ: Gồm 3 lớp: Màng cứng, màng nhện và màng nuôi. -> bảo vệ và nuôi dưỡng tuỷ sống.

* Cấu tạo trong:  tuỷ sống gồm chất xám và chất trắng

- Chất xám: Nằm trong, có hình cánh buớm, là căn cứ phản xạ không điều kiện.

- Chất trắng: Nằm ngoài, bao quanh chất xám là các đường dẫn truyền thần kinh nối các căn cứ thần kinh trong tuỷ sống với nhau và nối với não

 

III. Dây thần kinh tủy

1. Cấu tạo của dây thần kinh tủy

Có 31 đôi dây TK tuỷ

- Mỗi dây TK tuỷ gồm:

+ Nhóm sợi TK cảm giác nối với tuỷ sống qua rễ sau.

+ Nhóm sợi TK vận động nối với tuỷ sống qua rễ trước.

- Các nhóm sợi cảm giác và vận động sau khi đi ra khỏi lổ liên đốt đã nhập lại thành dây TK tuỷ. Nên gọi dây thần kinh tủy là dây pha.

2. Chức năng của dây TK tuỷ

  • Rễ sau dẫn truyền xung TK cảm giác (rễ hướng tâm).
  • Rễ trước dẫn truyền xung TK vận động (rễ ly tâm).

3. Bài tập minh họa

Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và vó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước.. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động

 

IV. Trụ não, Tiểu não, Não trung gian, Đại Não

1. Cấu tạo đại não

2. Bài tập minh họa

Nêu vị trí và các thành phần của não bộ:

  • Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não.não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.
  • Phía sau trụ não là tiểu não

Vị trí, chức năng của tủy sống và trụ não:

 

 

Tủy

sống

Trụ

não

 

 

Vị trí

chức năng

Vị trí

chức năng

Bộ phận

chất xám

Ở giữa tủy sống, thành dải liên tục

Căn cứ thần kinh( trung khu)

Phân thành các nhân xám

Căn cứ thần kinh

trung ương

chất trắng

Bao xung quanh chất xám

Dẫn truyền dọc

Bao phía ngoài các nhân xám

Dẫn truyền dọc và nối 2 bán cầu tiểu não

Bộ phận

ngoại biên

Dây thần kinh pha

( 31 đôi)

3 loại: dây

cảm giác

( dây thần

kinh)

 

 

 - dây vận động

 

- dây pha thuộc dây thần kinh não 

Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian:

  • Não trung gian nằm giữa đại não và trụ não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi
  • Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.
  • Các nhân xám ở vùng dưới đồi là trung uong điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

----Còn tiếp----

 

V. Cơ quan phân tích thị giác, thính giác

1. Cơ quan phân tích thị giác

a. Cơ quan phân tích: Gồm

  • Cơ quan thụ cảm
  • Dây TK hướng tâm.
  • Bộ phận tích ở trung ương.

* Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường

b. Cơ quan phân tích thị giác.

  Cơ quan phân tích thị giác gồm:

  • TB thụ cảm thị giác.
  • Dây TK thị giác(dây II).
  • Vùng thị giác ở thuỳ chẩm.

Cấu tạo của cầu mắt.

- Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày, lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô

  • Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt

Cầu mắt gồm

Màng bọc: Gồm 3 lớp.

  • Màng cứng: Với phần trước trong suốt là màng giác. trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.

 -    Màng mạch: Phía trước là màng đen, giữa lòng đen là lỗ đồng tử

  • Màng Lưới: Ở trong cùng.  Trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que

Môi trường trong suốt gồm: Thuỷ tinh thể, thuỷ dịch và dịch thuỷ tinh.

Cấu tạo của màng lưới.

  • Màng lưới có chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que
  • Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
  • Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm
  • Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng. Càng xa điểm vàng, số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực. Tuy nhiên, nhiều tế bào que mới liên hệ được với 1 tế bào thần kinh thị giác.

Do đó, khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng.

  • Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy.
  • Như vậy, sự phân tích ảnh cũng xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm

2. Cơ quan phân tích thính giác

Cấu tạo của tai.

Cơ quan phân tích thích giác:

  • Tế bào thụ cảm thích giác.
  • Dây TK thích giác (dây VIII).

Vùng thích giác (Thuỳ thái dương).

Cấu tạo của tai:

a). Tai ngoài: Gồm có vành tai, ống tai và màng nhỉ.

  • Vành tai: Hứng sống âm.
  • Ống tai: Hướng sóng âm.
  • Màng nhỉ: Khếch đại âm.

b). Tai giữa.

  • Chuỗi xương tai ( xương búa, xương bàn đạp). có chức năng truyền sóng âm.
  • Vòi nhỉ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhỉ.

c). Tai trong:

  • Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

-   Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm

Cấu tạo của ốc tai.

  • Ốc tai xoán 2,5 vòng cấu tạo gồm ốc tai xương ở ngoài và ốc màng ở trong.
  • Ốc tai màng gồm 3 loại: Màng tiền đình ở trên, màng cơ sở ở dưới và màng bên.

Trên màng cơ sở có cơ sở có cơ quan Coocti chứa các TB thụ cảm thính giác

b. Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh.

   Sóng âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai làm rung màng nhĩ, rối truyền qua chuỗi xương tai làm rung cửa bầu làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti xuất hiện xung TK truyền về vùng thính giác cho chúng ta nhận biết về âm thanh.

c. Vệ sinh tai.

  • Giữ vệ sinh tai.
  • Bảo vệ tai:

+ Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai.

+ Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai

+ Có biện pháp phòng chống, giảm tiếng ồn.

Thông tin thêm:

Tai người nghe được âm thanh từ 20-20 000 Hz, 

Tai cừu có thể nghe được âm thanh dưới 20Hz.

Trong khi đó tai dơi và cá heo có thể nghe được siêu âm với tần số : 100.000Hz

Tổng số tế bào thụ cảm thính giác ở tai người khoảng 23500 tế bào thính giác

3. Bài tập minh họa

Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

  • Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ
  •  trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tinh nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác

Nêu sự tạo ảnh ở màng lưới:

  • Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh đến màng lưới ( tạo nên một ảnh nhỏ lộn ngược) sẽ kích thích các tế bào thụ cảm thị giác. Các tế bào này sẽ phát sinh một xung thần kinh truyền về vùng thị giác ở thuỳ chẩm  cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật/

Nêu vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:

- Thể thủy tinh như một thấu kính hội tụ có khả năng phồng lên hay xẹp xuống giúp ta nhìn rỏ vật.

  • Khi vật tiến lại gần, mắt phải điều tiết để thể thủy tinh phồng lên kéo ảnh về phía trước cho ảnh rơi đúng trên màng lưới và ngược lại

Đồng tử sẽ ntn khi đèn phin dọi vào mắt?

  • Khi dọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn đồng tử trước khi dọi đèn. Đó là phản xạ của đồng tử.Vì khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm lóa mắt.

Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục:

Các tật của mắt

Nguyên nhân

Các khắc phục

Cận thị

 

Bẩm sinh: cầu mắt dài

Đeo kinh cận

Thể thủy tinh quá phồng

Kính phân kì ( Kính mặt lõm)

Viễn thị

Bẩm sinh: cầu mắt ngắn

Đeo kính viễn

 

Do thủy tinh thể bị lão hóa :

Kính hội tụ  ( Kính mặt lồi)

 

Bệnh đau mắt hột:

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách lây lan

Cách phòng chống

Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn đến mù lòa

do virus gây nên

Dùng chung khăn, chậu với người bệnh, hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm

Không được dụi tay bẩn vào mắt, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt theo hướng dẫn của Bác sĩ

 

- Ngoài đau mắt hột còn có thể bị đau mắt đỏ, đau mắt do bị viêm kết mạc làm thành màng, mộng, phải khám và điều trị kịp thời

Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
- Vì ảnh của vật hiện phía sau màng lưới, muốn nhìn rõ phải đẩy vật ra xa do thùy tinh thể bị lão hóa ( già) mất khả năng điều tiết

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Lí thuyết ôn thi HSG chủ đề Thần Kinh và Giác Quan môn Sinh học 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?