LÍ THUYẾT ÔN THI HSG MÔN SINH HỌC 8 CHƯƠNG IV
I. Hô hấp và các cơ quan hô hấp
1. Khái niệm hô hấp
- Hô hấp là quá trình cung cấp O2 cho các tế bào cơ thể và thải khí CO2 ra ngoài.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn:
+ Sự thở
+ Trao đổi khí ở phổi.
+ Trao đổi khí ở tế bào.
- Ý nghĩa: Nhờ hô hấp mà O2 được lấy vào để oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động của cơ thể.
Các cơ quan | Đặc điểm cấu tạo | |
Đường dẫn khí
| Mũi
| -Có nhiều lông mũi: lọc tạp chất trong không khí |
- Có lớp niệm mạc tiết chất nhày: làm ẩm ko khí | ||
- Có lớp mao mạch dày đặc: làm ấm ko khí | ||
Họng | Có tuyến amidan và tuyến VA có nhiều tế bào limpo: bảo vệ cơ thể | |
Thanh quản | Có nắp thanh quản( sụn thanh nhiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp: để thức ăn ko lọt vào đường hô hấp khi nuốt, và giúp phát âm | |
Khí quản | Có 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau | |
| Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục: để quét bụi bặm dính vào ra ngoài. | |
Phế quản | Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản, nơi tiếp xúc các phế nang ko có các vòng sụn mà là các thớ cơ | |
Hai lá phổi | lá phổi phải có 3 thùy | Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực. Lớp trong dính với phổi. Chính giữa có chất dịch: giúp phổi cử động dễ dàng và giảm ma sát. |
lá phổi trái có 2 thùy | đơn vị cấu tạo là của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700-800 triệu phế nang |
2. Bài tập minh họa
Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm ko khí vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
- Làm ẩm ko khí là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí
- Làm ấm ko khí là do có mạng mao mạch dày đặc nằm dưới đường dẫn khí, đặc biệt ở mũi và phế quản có tác dụng làm căng máu và làm ấm nóng
- Tham gia bảo vệ phổi thì có:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản.
+ Nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt
+ Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.
Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
- Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp trong dính với phổi và lớp ngoài dính với lồng ngực. Chính giữa có lớp dịch làm cho phổi nở rộng và xốp
- Có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí lên lên tới 70-80 cm2
Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi:
- Chức năng của đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ấm, làm ẩm ko khí, bảo vệ phổi
- Hai lá phổi giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ:
Giống nhau:
- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
Khác nhau:
- Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm
Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng cón ôxi mà nhận
Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đặp, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí cũng không ngừng diễn ra: O2 trong không khí ở phế nang của phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 từ máu không ngừng khuếch tán ra phế nang ở phổi. Bởi vậy nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thắp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
II. Hoạt động hô hấp
1 Thông khí ở phổi
- Sự trao đổi khí phổi là qúa trình không khí từ môi trường ngoài vào trong phổi và không khí từ phổi ra được môi trường ngoài, nhờ các cử động hô hấp.
- Khi hít vào: Các cơ liên sườn ngoài, cơ hoành, cơ bụng co, các xương sườn nâng lên không khí từ ngoài vào phổi - Khi thở ra: ngược lại. - Cứ 01 lần hít vào và một lần thở ra gọi là cử động hô hấp. số cử động hô hấp trong 01 phút gọi là nhịp hô hấp.
- Nhịp hô hấp của người Việt Nam: + Nam 16 \(\pm \) 3 nhịp /phút + Nữ: 16 \(\pm \) 3 nhịp /phút - Dung tích sống ở nười Việt Nam: + Nam : 3000 -3500ml + Nữ : 2500-3000ml |
Có 2 kiểu thở chủ yếu là thở ngực và thở bụng. Thở bụng chủ yếu do hoạt động của cơ hoành, thở ngực do cơ liên sườn ngoài là chủ yếu.
Trẻ sơ sinh thở bụng là chủ yếu do cơ liên sườn ngoài chưa phát triển đầy đủ. Ở nam giới thường thở ngực nhưng là phần ngực dưới, ở nữ giới thường thở bằng ngực trên.
2. Trao đổi khí ở phổi và tế bào.
* Cơ chế: Các khí trao đổi theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao, áp suất cao tới nơi có nồng độ thấp, áp suất thấp.
* Trao đổi khí ở phổi.
- Trong phế nang nồng độ O2 cao, CO2 thấp.
Trao đổi khí ở phổi bao gồm sự khuyết tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.
* Sự trao đổi khí ở tế bào.
- Trong TB nồng độ O2 thấp, CO2 cao.
Trao đổi khí ở tế bào bao gồm sự khuyết tán của O2 từ máu về tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.
3. Bài tập minh họa
Cho bảng sau (Kết quả đo một số thành phần không khí khi hít vào và thở ra
| O2 | CO2 | N2 | Hơi nước |
Khi hít vào | 20,96% | 0,02% | 79,02% | ít |
Khi thở ra | 16,40% | 4,10% | 79,50% | Bão hòa |
Hãy giải thích sự khác nhau của mỗi thành phần của khí trên ?
Tỉ lệ % khí O2 khi thở ra thấp rỏ rệt là do O2 đã khuyết tán từ không khí ở phế nang vào máu mao mạch
Tỉ lệ % khí CO2 khi thở ra cao rỏ rệt là do CO2 đã khuyết tán từ máu mao mạch vào không khí ở phế nang
Tỉ lệ % N2 khi hít vào và hở ra khác nhau không nhiều, khi thở ra cao hơn hít vào một chút là do tỉ lệ O2 bị hạ thấp. sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.
Hơi nước ở khí thở ra là bão hòa là do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất này phủ trong đường dẫn khí.
Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau?
Giống nhau:
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp
Khác nhau:
- Ở thở, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên
Ờ người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên
Khi lao động nặng hay chơi thể thao nhu cầu trao đổi khí tăng cao hoạt động hô hấp có thể biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
Khi lao động nặng hay chơi thể thao nhu cầu trao đổi khí tăng cao hoạt động hô hấp có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp ( thở nhanh hơn) vừa tăng dung tích hô hấp ( thở sâu hơn )
III. Vệ sinh hô hấp
1. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
Tác nhân | Nguồn gốc tác nhân | Tác hại |
Bụi | Từ các cơn lốc, núi lửa phun, cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải các động cơ sử dụng than hay dầu | Gây bệnh bụi phổi |
Nito oxit (NOX) | Khí thải ô tô, xe máy | Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao |
Lưu huỳnh oxit (SOx) | Khí thải sinh hoạt và công nghiệp | Làm các bệnh đường hô hấp thêm trầm trọng |
Cacbon oxit (CO) | Khí thải sinh hoạt và công nghiệp, khói thuốc lá | Chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết |
Các chất độc hại( nicotin, nitrozamin,….) | Khói thuốc lá | Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi |
Các vi sinh vật | Trong ko khí ở bệnh viện, môi trường thiếu vệ sinh | Gây các bệnh viêm đường dẫn khí và phổi, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết |
2. Bài tập minh họa
Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:
Biện pháp | Tác dụng |
Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viên, nơi ở | Điều hòa thành phần ko khí theo hướng có lợi cho hô hấp |
Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có bụi | Hạn chế ô nhiễm ko khí từ bụi |
Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp | Hạn chế ô nhiễm ko khí từ các vi sinh vật gây bệnh |
Thường xuyên dọn vệ sinh | Hạn chế vi khuẩn gây bệnh |
Không khạc nổ bừa bãi | Hạn chế mầm bệnh gây hại cho mọi người. |
Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại | Hạn chế ô nhiễm kho khí từ các chất khí độc( NOX, SOX, CO, nicotin….) |
Không hút thuốc là và vận động mọi người ko nên hút thuốc | Tránh gây ung thư phổi |
So sánh phương pháp hà hơi thở ngạt và phương pháp ấn lồng ngực?
Giống nhau:
Đều nhằm phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân
Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 10-20 lần / phút
Khác nhau
Hà hơi thổi ngạt | Ấn lồng ngực |
Dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào thông qua đường dẫn khí Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi, không làm tổn thương. | Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực. |
cho biết các nguyên nhân và biểu hiện cần hô hấp nhân tạo ?
Các tình huống ( nguyên nhân) | Biểu hiện |
Chết đuối | Phổi ngập nước |
Điển giất | Cơ hô hấp và có thể cả cô tim co cứng |
Bị ngạt thở do thiếu O2 hay môi trường có nhiều khí độc. | Ngất hay ngạt thở do thiếu O2 |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Lí thuyết bồi dưỡng ôn thi HSG chương 4 môn Sinh học 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: