ÔN THI HSG CHƯƠNG TIÊU HÓA MÔN SINH HỌC 8
I. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
1. Thức ăn và sự tiêu hóa
a. Quá trình tiêu hoá: Gồm các giai đoạn sau:
- Ăn và uống.
- Đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá.
- Hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Thải phân.
b. Vai trò: Nhờ có quá trình tiêu hoá mà thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ qua thành ruột, đồng thời thải bỏ những chất thừa không thể hấp thụ.
Các chất trong thức ăn | Các chất hấp thụ | |
Chất hữu cơ | Gluxit | Đường đơn |
Lipit | Glixêrin và axit béo | |
Protein | Axit amin | |
Axitnucleic | Các thành phần của nucleotit | |
Vitamin | Vitamin | |
Chất vô cơ | Muối khoáng | Muối khoáng |
Nước | Nước |
2. Các cơ quan tiêu hóa
Hệ tiêu hoá gồm: Ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
* Ống tiêu hoá: Miệng -> hầu -> thực quản -> dạ dày -> ruột non -> ruột già -> hậu môn.
* Tuyến tiêu hoá: Tuyến nước bọt. Tuyến vị. Tuyến ruột. Tuyến tụy. Gan ( mật).
3. Bài tập minh họa
Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
- Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng:
Biến đổi thức ăn ở khoang miệng | Các hoạt động tham gia | Các thành phần tham gia hoạt động | Tác dụng của hoạt động |
Biến đổi lí học
| Sự tiết nước bọt | tuyến nước bọt | làm mềm và ướt thức ăn |
Nhai | răng | làm mềm và nhuyễn thức ăn | |
Đảo trộn thức ăn | Lưỡi, cơ môi và má, răng | làm thức ăn thấm đẫm nước bọt | |
Tạo viên thức ăn | Lưỡi, cơ môi và má, răng | tạo viên thức ăn vừa nuốt | |
Biến đổi hóa học | Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt | enzim amilaza | Biến đổi 1 phần tinh bột ( chín) thành đường mantozo |
Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?
Thời gian đi qua thực quản rất nhanh ( chỉ 2-4 giây) nên có thể xem như thức ăn không được biến đổi gì về mặt hóa học và lí học.
Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ” Nhai kĩ no lâu”
Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn
Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
- Gluxit, lipit, protein
Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza biến đổi thành đường matozo
- Với sữa: thấm 1 ít nước bọt, sự tiêu hóa không diễn ra ở khoang miệng vì thành phần chính của sữa là protein và đường đôi hoặc đường đơn
Nếu các bước tiến hành thí nghiệm và giải thích kết quả của thí nghiệm về họat động của ezim Amilaza trong tuyến nước bọt ?
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm
ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã
ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt
ống C: 2ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt đã đun sôi
ống D: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt + vài giọt HCl (2%)
Bước 2
Tiến hành đo độ pH các ống nghiệm, đặt ống nghiệm vào nước nóng ở 37 0C trong vài phút
Quan sát kết quả về hoạt động của enzim trong nước bọt ta thu được kết quả sau:
Các ống nghiệm | Hiện tượng (độ trong) | Giải thích |
ống A | Không đổi | Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột |
ống B | Trong hơn | Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột |
Ống C | Không đổi | Nước bọt đun sôi làm hỏng enzim biến đổi tinh bột |
Ống D | Không đổi | HCl đã hạ thấp độ pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột |
Bước 3: Kiểm tra kết quả qua thí nghiệm sau:
Chia dung dịch mỗi ống thành 2 ống
Ta thu được kết qua sau:
Các ống nghiệm | Hiện tượng(màu sắc) | Giải thích |
Ống A1 | Có màu xanh | Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường |
Ống A2 | Không có màu đỏ nâu | |
Ống B1 | Không có màu xanh | Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột thành đường |
Ống B2 | Có màu đỏ nâu | |
Ống C1 | Có màu xanh | Nước bọt đun sôi làm hỏng enzim biến đổi tinh bột thành đường |
Ống C2 | Không có màu đỏ nâu | |
Ống D1 | Có màu xanh | HCl đã hạ thấp độ pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột thành đường |
Ống D2 | Không có màu đỏ nâu |
II. Tiêu hóa ở dạ dày
1. Cấu tạo dạ dày
a. Cấu tạo ngoài :
- Dạ dày có hình túi, dung tích khoãng 3 lít. Gồm 3 phần phần đầu (tâm vị) nối với thực quản, phần giữa là thân vị và phần cuối (môn vị) nối với tá tràng.
b. Cấu tạo trong
Thành dạ dày có 4 lớp: Lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc trong cùng.
+ Lớp cơ dày khoẻ gồm 3 lớp: Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo.
+ Lớp niêm mạc có nhiều tuyến vị tiết dịch vị.
2. Tiêu hoá ở dạ dày
Thành phần của dịch vị:
Nước : 95% Enzim pepsin Axit HCl Chất nhầy |
5% |
Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày từ 3 – 6 giờ. Quá trình đó gồm có:
Biến đổi thức ăn ở dạ dày | Các hoạt động tham gia | Thành phần tham gia hoạt động | Tác dụng của họt động |
Sự biến đổi vật lí |
|
|
|
Sự biến đổi hóa học | Hoạt động của enzim pepsin | Enzim pepsin | Phân cắt protein dạng dài thành chỗi ngắn từ 3-10 axit amin |
2. Bài tập minh họa
Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?
- Thức ăn lipit không được tiêu hóa trong dạ dày, vì dịch vị không có các men tiêu hóa lipit
- Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hóa một phần nhỏ ở giai đoạn đầu ( không lâu), khi dịch vị chứa HCl làm pH thấp (2-3) chưa trộn đều với thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải một phần tinh bột thành đường mantozo.
Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào?
- Tiết dịch vị
- Biến đổi lí học của thức ăn
- Biến đổi hóa học của thức ăn
- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.
Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
- Thức ăn chạm lưỡi, chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị ( sau 3 giờ tiết ra 1 lít dịch vị) để hòa loãng thức ăn
- Sự phối hợp hoạt động của các lớp cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza ( đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantozo ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa thấm đều dịch vị
- Một phần protein chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành protein chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.
III. Tiêu hóa ở ruột non
1. Ruột non
- Thành ruột non cấu tạo gồm 4 lớp giống ở dạ dày (Lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc) nhưng ruột non:
+ Lớp cơ: Chỉ có cơ dọc và cơ vòng.
+ Lớp niêm mạc ruột có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhày.
- Tá tràng là đoạn đầu của ruột non là nơi dịch tụy và dịch mật được đổ vào.
2. Bài tập minh họa
Thức ăn xuống ruột non còn chịu sự biến đổi vật lí nữa không ? Nếu còn thì biểu hiện như thế nào?
Thức ăn xuống ruôt non vẫn còn chịu biến đổi vật lí. Những biến đổi lí học ở ruột non là :
Thức ăn được hòa loãng và trộn đều dịch tiêu hòa (dịch mật, ịch tụy và dịch ruột)
Các khối lipit được muối mật phân cắt thành những giọt nhỏ tạo dạng nhũ tương hóa.
Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với: tinh bột và đường đôi, lipit, protein
- Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantozo (đường đôi), đường mantozo tiếp tục được enzim mantaza phân giải thành đường glucozo ( đường đơn)
Tinh bột và đường đôi \(\xrightarrow{{Enzimamilaza}}\) Đường đôi \(\xrightarrow{{Enzimmantaza}}\) đường đơn
- Protein được enzim pepsin và trypsin phân cắt thành peptit, peptit tiếp tục được enzim chymotrysin phân giải thành axit amin
Protêin \(\xrightarrow{{Enzpep\sin ,tryp\sin }}\) Peptit \(\xrightarrow{{Enzimchymotry\sin }}\) Axitamin
- Lipit được dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ, chúng được enzim lipaza phân giải thành aixt béo và glixerin.
Lipit \(\xrightarrow{{Dichmat}}\) các giọt lipit \(\xrightarrow{{Lipaza}}\) Axit béo và glixêrin
Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non :
- Nhào trộn thức ăn cho thức ăn ngắm đều dịch vị
- Đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột
Quá trình biến đổi thức ăn ở ruột non
Biến đổi thức ăn ở ruột non | Các hoạt động tham gia | Thành phần tham gia hoạt động | Tác dụng của họt động |
Sự biến đổi vật lí | Tiết dịch ruột
Sự co bóp
Sự phân cắt lipit | Tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến mật Các cơ thành ruột non
Muối mật | Hòa loãng thúc ăn
Đảo trộn thức ăn làm thức ăn ngấm dịch tiêu hóa - Phân cắt lipit thành các giọt nhỏ |
Sự biến đổi hóa học | Enzim tác động lên tinh bột Enzim tác động lên protein Enzim tác động lên lipit Enzim tác động lên nucleic | Enzim mantaza
Enzim: Pepsin, tripsin, chymostripsin Enzim lipaza Enzim nucleaza | Tinh bột và đường đôi ® đường đơn Prôtêin ® Axit amin Lipit (giọt nhỏ) ® Axit béo và Grixêrin - Axit Nuclêic ® thành phần Nuclêôtit |
Qúa trình biến đổi thức ăn ở người
Nơi tiêu hóa | Biến đổi vật lý | Biến đổi hóa học |
Khoang miệng | - Tiết nước bọt - Nhai - Đảo trộn thức ăn - Tạo viên thức ăn
| Tinh bột chín → đường đôi
|
Dạ dày | - Sự tiết dịch vị - Sự co bóp của dạ dày | Prôtêin (chuỗi dài) → Prôtêin (chuỗi ngắn)
|
Ruột non | - Tiết dịch - Sự co bóp của cơ ruột non - Sự phân cắt Lipit thành giọt nhỏ
| Tinh bột, đường đôi → Đường đơn - Prôtêin → Axit amin - Lipit → Axit béo và Gli xêrin - Axit Nuclêic → Các thành phần của Nuclêôtít |
Thức ăn từ dạ dày được đẩy xuống đầu ruột non (tá tràng) như thế nào ?
Thức ăn từ dạ dày được đẩy xuống tá tràng từng lượng nhỏ theo sử mở đống của môn vị : Độ axit cao của thức ăn xuống tác tràng là tín hiệu đóng môn vị. Khi lượng thức ăn này ngắn đều dịch mật và dịch tụy độ axit của thức ăn được trung hòa bởi môi mật và dịch tụy nên có tính kiềmðmôn vị lại mở để thức ăn tiếp tục xuống.
IV. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
1. Hấp thụ chất dinh dưỡng
Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
- Lớp niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và các lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt của nó tăng gắp khoảng 600 lần so với diện tích mặc ngoài.
- Ruột non rất dài (2,8 – 3 m ở người trưởng thành) là phần dài nhất của ống tiêu hóa. Tổng diện tích mặt trong của ruột đạt tới 400-500 m2
- Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột.
- Thực nghiệm phân tích thành phần các chất dinh dưỡng của ống tiêu hóa chứng tỏ sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non.
2. Các con đường vận chuyển,hấp thụ chất dinh dưỡng và vai trò của gan:
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu | Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết |
axit béo và glixerin | lipit ( các giọt nhỏ đã được nhũ tương hóa) |
vitamin tan trong nước | Các vitamin tan trong dầu ( A, D, E, K) |
nước |
|
muối khoáng |
|
aixit amin |
|
đường |
|
- Lớp niêm mạc ruột non có những nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong ruột non tăng gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài
- Ruột non rất dài ( từ 2.8-3m ở người trưởng thành), dài nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hóa
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột
3. Bài tập minh họa
Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim ?
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng ( axit béo và đường glucozo) ở mức ổn định trong máu, phần dư sẽ được tích trữ hoặc thải bỏ
- Loại bỏ các chất độc hại lọt vào cùng chất dinh dưỡng.
Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người
- Hấp thụ thêm phần nước cần thiết cho cơ thể
- Thải phân ra môi trường ngoài.
Các tác nhận có hại cho hệ tiêu hóa
Tác nhân | Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | |
Các sinh vật gây bệnh | Vi khuẩn | Răng
Dạ dày Ruột Các tuyến tiêu hóa | Tạo môi trường axit làm hỏng men răng Bị viêm loét Bị viêm loét Bị viêm |
Giun, sán | Ruột Các tuyến tiêu hóa | Gây tắc ruột Gây tắc ống dẫn mật | |
Chế độ ăn uống | Ăn uống không đúng cách | Các cơ quan tiêu hóa Hoạt động tiêu hóa Hoạt động tiêu hóa | Có thể bị viêm Kém hiệu quả Kém hiệu quả |
Khẩu phần ăn không hợp lý | Các cơ quan tiêu hóa
Hoạt động tiêu hóa Hoạt động tiêu hóa | Dạ dày và ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả |
Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ?
Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chảy mềm và thuốc đánh răng có chứa Canxi và Flo
Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh ?
- Ăn uống hợp vệ sinh bao gồm các nội dung sau:
Ăn thức ăn nấu chín và uống nước đã đun sôi.
Rau sống và trái cây tươi cần rữa sạch trước khi ăn
Không ăn thức ăn bị ôi thiu.
Không để ruồi nhăn đậu vào thức ăn.
Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả
- Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn nên hiệu quả tiêu hóa được cao hơn.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn nên sự tiêu hóa củng cao hơn
- Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như bầu không khí vui vẽ giúp sự tiết dịch tiêu hóa tốt hơn nên sự tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn.
- Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn nên sự tiêu hóa cao hơn.
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Ôn thi HSG chương Tiêu Hóa môn Sinh học 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: