Lí thuyết bồi dưỡng ôn thi HSG chương 3 môn Sinh học 8 năm 2021

LÍ THUYẾT ÔN THI HSG MÔN SINH HỌC 8 CHƯƠNG III

 

I. Máu và môi trường trong cơ thể

1. Máu

a Thành phần cấu tạo của máu:  Máu gồm có huyết tương và TB máu.

- Huyết tương: Lỏng, trong suốt, màu vàng nhạt, chiếm 55% thể tích.

- Các TB máu: Đặc quánh, màu đỏ thẩm, chiếm 45% thể tích. Có 3 loại: HC, BC, TC.

b Cấu tạo, Chức năng các thành phần của máu

Huyết tương:

+ Cấu tạo: Gồm các chất dinh dưỡng, nước, hoocmôn, kháng thể, muối khoáng, chất thải.

+ Chức năng:

- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dể dàng trong mạch.

- Tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể.

Cấu tạo và chức năng cơ bản của các tế bào máu :

 Hồng cầu:

  • Cấu tạo: Màu hồng , hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân ( không tốn năng lượng khi di chuyển )
  • Chức năng : Có Hêmôglôbin (Hb) (huyết sắc tố) có khả năng kết với oxi tạo thành máu đỏ tươi  hoặc kết hợp với cacbonic tạo thành máu đỏ thầm để vận chuyển trong cơ thể.

Bạch cầu :

  +  Cấu tạo:

Gồm 5 loại : bạch cầu ưu kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu limphô, bạch cầu môno

  +  Chức năng :

     Tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo kháng thể và phá hủy tế bào nhiễm bệnh.

Tiểu cầu :

   + Cấu tạo: Chỉ là các mảnh tế bào chất của tế bào mẹ tiểu cấu

   + Chức năng : Tham gia vào quá tình đông máu

2. Máu và môi trường trong cơ thể:

  • Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết
  • Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài qua các hệ cơ quan như: Da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hê bài tiết

Câu 1: Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có mối quan hệ với nhau  như thế nào?

Trả lời.

Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết

Mối quan hệ của chúng thể hiện qua sơ đồ sau:

Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.

Nước mô thẩm thấu qua thành bạch huyết tạo ra bạch huyết

Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rối lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.

 

II. Bạch cầu

1. Các hoạt động của bạch cầu

Hoạt động 1: Thực bào

Khi có vi khuẩn vi rút xâm nhập vào cơ thể thì hoạt động đầu tiên của bạch cầu là sự thực bào. Bạch cầu trung tính và đại thực bào hình thành chân giả để bắt, nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng

Hoạt động 1: Các tế bào limpo B bảo vệ cơ thể

- Kháng nguyên là những phân tử có trên bề mặt vi khuẩn, vi rút có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.

- Kháng thể là các phân tử Prôtêin do các tế bào bạch cầu limpo B trong cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên.

* Tương tác giữa kháng nguyên – kháng thể

Tương tác giữa kháng nguyên – kháng thể theo cơ chế chìa khóa- ổ khóa

Khi các vi rút, vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limpo B

Tế bào limpo B tiết ra kháng thể. Các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên, làm vô hiệu hóa các kháng nguyên

---- Còn tiếp ----

 

III. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

1. Đông máu :

a Khái niệm: Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông để hàn vết thương.

b Cơ chế:

- Máu có huyết tương và tế bào máu (HC, BC và TC).

- Huyết tương có chất sinh tơ máu.

- Khi bị thương mạch máu bị vở, tiểu cầu va vào bờ vết thương vở ra giải phóng enzym.

- Enzim và ion canxi kích hoạt biến chất sinh tơ máu tạo thành tơ máu bao lấy các TB máu tạo thành khối máu đông hàn kín vết thương.

Sơ đồ cơ chế đông máu:

2. Ý nghĩa

Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất máu khi bị thương.

a. Các nhóm ở người: Ở người có 4 nhóm máu.

- Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A,  huyết tương có kháng thể β.

- Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B,huyết tương có  kháng thể α.

- Nhóm máu A,B: Hồng cầu có Kháng nguyên A và B, huyết tương không có kháng thể.

- Nhóm máu O: Hồng cầu Không có kháng nguyên A,B,  huyết tương có 2 kháng thể α và β.

⇒         \(\alpha \) gây kết dính A và  \(\beta \)gây kết dính B

* Sơ đồ truyền máu:

Huyết tương của nhóm máu người cho

Hồng cầu của các nhóm máu người nhận

 

O

A

B

AB

O

\(\alpha \beta \)

Tan

Không tan

Không tan

Không tan

A

\( \beta \)

Tan

Tan

Không tan

Không tan

B

\(\alpha\)

Tan

Không tan

Tan

Không tan

A,B

0

Tan

Tan

Tan

Tan

 

2. Các nguyên tắc  cần tuân thủ khi truyền máu

Làm xét nghiệm lựa chọn nhóm máu cho phù hợp để tránh tai biến khi truyền máu( huyết tương của người nhận không làm ngưng kết hồng cầu của người cho)

Làm xét nghiệm để tránh nhận máu bị nhiễm tác nhân gây bệnh như HIV

 

 

IV. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

1. Cấu tạo hệ tuần hoàn

1. Cấu tạo: Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch

a). Tim:

- Có 4 ngăn: 2TT và 2 TN.

- Nữa phải chứa máu đỏ thẩm, nữa trái chứa máu đỏ tươi.

b). Hệ mạch:

- Động mạch: Xuất phát từ tâm thất.

- Tĩnh mạch: Trở về tâm nhĩ.

- Mao mạch: Nối động mạch với tĩnh mạch.

2.Nêu vai trò của hệ tuần hoàn, Mô tả đường đi của máu trong vòng tuền hòan nhỏ và vòng tuần hòan lớn:

a). Tim: Co bóp tạo lực đẩy để đẩy máu ra khỏi tim và lưu thông liên tục trong mạch.

b). Hệ mạch: Dẫn máu từ tim đến các TB và từ các TB trở về tim theo 2 vòng tuần hoàn.

Vòng tuần hoàn nhỏ  :( 1 – 6 ) Máu đỏ thẩm từ tân thất phải được đẩy lên động  mạch phổi. đến mao mạch phổi trao đội khí tạo thành máu đỏ tươi, rồi theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái rồi dẩy xuống tâm thất trái

Vòng tuần hoàn lớn : ( 6-12) Máu đỏ tươi từ tâm thất tái được đẩy lên động mạch chủ, đến mao mạch chủ trên và mao mạch chủ dưới trao đổi khí tạo thành máu đỏ thẩm rồi theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đỗ về tâm nhĩ phải rồi xuống tâm thất phải 

---- Còn tiếp ----

 

V. Tim và mạch máu

1. Tim

a. Cấu tạo

Tim nằm trong lồng ngực, nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang trái. Có dạnh hình chóp ngược

-Tim được bao bọc bởi màng tim, mặt trong chứa  dịch tim co bóp dễ dàng.

- Quanh tim có động mạch vành  dẫn máu đến nuôi tim.

- Tâm thất trái nối với động mạch chủ, tâm thất phải nối với động mạch phổi, tâm nhĩ trái nối với tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ phải nối với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới.

b. Cấu tạo trong

Tim có 4 ngăn : Hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới. Tim được cấu tạo bởi cơ tim. Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải.( Thành tâm thất dày nhất vì đẩy máu vào động mạch chủ đi khắp cơ thể)

  • Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất( bên phải là van 3 lá, bên trái van 2 lá )
  • Giữa tâm thất và động mạch có van động  mạch
  • Các van này giúp máu lưu thông 1 chiều

 

2. Cấu tạo mạch máu

Nội dung

Động mạch

Tĩnh mạch

Mao mạch

1. Cấu tạo Thành mạch

3 lớp: Biểu bì, cơ trơn, mô liên kết -> Dày hơn Tĩnh Mạch

3 lớp: Biểu bì, cơ trơn, mô liên kết -> mỏng hơn ĐM

1 lớp biểu bì

 

Lòng trong

Hẹp

Rộng

Hẹp nhất

Đặc điểm khác

Có sợi đàn hồi

Có van 1 chiều

Nhỏ, phân nhánh  nhiều

2. Chức năng

Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn

Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc vàáp lực nhỏ

Trao đổi chất với tế bào.

 

 

---- Còn tiếp ----

 

VI. Vận chuyển máu qua hệ mạch, Vệ sinh hệ vận động

1. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch:

- Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim

- Huyết áp: Là áp lực của máu tác động lên thành mạch ( Có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu). Khi tâm thất co tạo ra huyết áp tối đa (110-120 mmHg), huyết áp tối thiểu (từ 80-90 mmHg)

* Ở động mạch: Vận tốc máu chảy lớn nhờ sự co dãn của thành mạch.

* Ở tỉnh mạch: Máu vận chuyển nhờ các yếu tố sau:

- Sự co bóp  của các cơ bao quanh thành mạch.

- Sức hút của lồng ngực khi hít vào.

- Sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra.

- Hoạt động của van 1 chiều.

2. Vệ sinh hệ tim mạch:

a. Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch:

   Có nhiều tác nhân bên ngoài  và bên trong gây hại cho hệ tim mạch.

- Khuyết tật tim và phổi. ( hở van tim)

- Khi cơ thể bị sốc như: Mất nhiều máu, sốt cao.

- Sử dụng các chất kích thích mạnh, ăn nhiều mỡ động vật.

- Do tập luyện thể thao qúa mức.

- Do 1 số virut, vi khuẩn gây bệnh.

b. Biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ mạch.

  Nên tránh các tác nhân gây hại cho cơ thể. Đồng thời:

+ Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.

+ Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện sức khỏe phù hợp.

+ Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu đựng của tim, hệ mạch và cơ thể.

+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động, sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ

+ Khi bị shock (sốc) hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ

Câu hỏi:

Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào?

  • sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
  • sức hút của lồng ngực khi ta hít vào thở ra
  • sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
  • các van tĩnh mạch

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Lí thuyết bồi dưỡng ôn thi HSG chương 3 môn Sinh học 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?