Kim loại (Vị trí, cấu tạo), hợp kim, tính chất của kim loại

KIM LOẠI (VỊ TRÍ, CẤU TẠO), HỢP KIM, TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI

 

Câu 1: Cho 4 nguyên tố K (Z = 19), Mn (Z = 25), Cu (Z = 29), Cr (Z = 24). Nguyên tử của nguyên tố kim loại chuyển tiếp nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1?

A. K.                                 B. Cu, Cr.                          C. K, Cu, Cr.                     D. K, Cu.

Câu 2: Nguyên tố X, cation Y2+ , anion Z- đều có cấu hình electron 1s22s22p6. X, Y, Z là kim loại hay phi kim?

A. X là phi kim, Y là khí hiếm, Z là kim loại.                  

B. X là khí hiếm, Y là phi kim, Z là kim loại.

C. X là khí hiếm, Y là kim loại, Z là phi kim.            

D. A, B, C đều đúng.

Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại?

A. 1s22s22p63s23p4.           B. 1s22s22p63s23p5.           C. 1s22s22p63s1.                D. 1s22s22p6.

Câu 4: Nhận định nào không đúng về vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn:

A. Trừ H (nhóm IA), Bo (nhóm IIIA), tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại. B. Tất cả các nguyên tố nhóm B từ IB đến VIIIB.

C. Tất cả các nguyên tố họ Lantan và Actini.

D. Một phần các nguyên tố ở phía trên của nhóm IVA, VA và VIA.

Câu 5: Trong 110 nguyên tố đã biết, có tới gần 90 nguyên tố là kim loại. Các nguyên tố kim loại có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

A. bão hoà.                        B. gần bão hoà.                 C. ít electron.                    D. nhiều electron.

Câu 6: Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính cứng.

B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo, có ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

D. Có ánh kim, tính dẫn điện, có khối lượng riêng nhỏ.

Câu 7: Cho các kim loại: Al, Au, Ag, Cu. Kim loại dẻo nhất, dễ dát mỏng, kéo dài nhất là

A. Al.                                B. Ag.                               C. Au.                               D. Cu.

Câu 8: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy các nhất dùng làm dây tóc bóng đèn là

A. Au.                               B. Pt.                                 C. Cr.                                D. W.

Câu 9: Dãy so sánh tính chất vật lí của kim loại nào dưới đây là không đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W.                        B. Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag.

C. Tính cứng: Cs < Fe < W < Cr.                              D. Tính dẻo: Al < Au < Ag.

Câu 10: Cho các kiểu mạng tinh thể sau: (1) lập phương tâm khối; (2) lập phương tâm diện; (3) tứ diện đều; (4)

lục phương. Đa số các kim loại có cấu tạo theo 3 kiểu mạng tinh thể là

A. (1), (2), (3).                  B. (1), (2), (4).                  C. (2), (3), (4).                  D. (1), (3), (4).

Câu 11: Cho các kim loại sau: Au, Al, Cu, Ag, Fe. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện của các kim loại trên là

A. Fe, Cu, Al, Ag, Au.                                                B. Cu, Fe, Al, Au, Ag.                          C. Fe, Al, Au, Cu, Ag.                         D. Au, Fe, Cu, Al, Ag.

Câu 12: Trước đây, người ta thường dùng những tấm gương soi bằng Cu vì Cu là kim loại

A. có tính dẻo.                                                             B. có tính dẫn nhiệt tốt.

C. có khả năng phản xạ tốt ánh sáng.                        D. kém hoạt động, có tính khử yếu.

Câu 13: Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim?

A. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.

B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa 1 hay nhiều nguyên tố (kim loại hoặc phi kim). C. Thép là hợp kim của Fe và C.

D. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hoá học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về hợp kim?

A. Trong tinh thể hợp kim có liên kết kim loại do đó hợp kim có những tính chất của kim loại như: dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.

B. Hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn kim loại nguyên chất do những nguyên tử kim loại thành phần có bán kính khác nhau làm biến dạng mạng tinh thể, cản trở sự di chuyển tự do của các electron.

C. Độ cứng của hợp kim lớn hơn kim loại thành phần.

D. Nhiệt độ nóng cháy của hợp kim cao hơn nhiệt độ nóng chảy của các kim loại thành phần.

Câu 15: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do trong kim loại gây ra?

A. Tính cứng.                                                              

B. Tính dẻo.

C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.                                        

D. Ánh kim.

Câu 16: Tính chất vật lý nào sau đây của kim loại do electron tự do trong kim loại gây ra?

A. nhiệt độ nóng chảy.      B. khối lượng riêng.          C. tính dẻo.                       D. tính cứng.

Câu 17: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là

A. bị oxi hoá.                                                               B. tính oxi hoá.

C. bị khử.                                                                     D. vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử.

Câu 18: Nguyên tử kim loại có xu hướng nào sau đây?

A. Nhường electron tạo thành ion âm.                        B. Nhường electron tạo thành ion dương.

C. Nhận electron tạo thành ion âm.                             D. Nhận electron tạo thành ion dương.

Câu 19: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hoá thành ion dương) vì

A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.

B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hoá nhỏ.

C. Kim loại có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình của khí hiếm.

D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.

Câu 20: Mạng tinh thể kim loại gồm có

A. nguyên tử, ion kim loại và các e độc thân.             B. nguyên tử, ion kim loại và các e tự do.

C. nguyên tử kim loại và các e độc thân.                    D. ion kim loại và các electron độc thân.

Câu 21: Trong các loại tinh thể, tinh thể nào dẫn điện và dẫn nhiệt ở điều kiện thường?

A. tinh thể kim loại.          B. tinh nguyên tử.             C. tinh thể phân tử.           D. tinh thể ion.

Câu 22: Khối lượng riêng của tinh thê Na là 0,97 g/cm3. Thể tích của một nguyên tử Na là

A. 23,71 cm3.                    B. 2,94.10-23 cm3.              C. 2,68.10-23 cm3.              D. 3,94.10-23 cm3.

Câu 23: Một kim loại M kết tinh theo mạng lập phương tâm khối có cạnh hình lập phương là 2,866 A , khối lượng riêng của M ở trạng thái tinh thể là 7,9 g/cm3. M là

A. Cu.                               B. Fe.                                C. Cr.                                D. Mn.

Câu 24: Một kim loại M kết tinh theo mạng lập phương tâm khối có cạnh hình lập phương là 5,32 A , khối lượng riêng của M ở trạng thái tinh thể là 0,86 g/cm3. M là

A. K.                                 B. Li.                                 C. Na.                                D. Rb.

ĐÁP ÁN KIM LOẠI (VỊ TRÍ, CẤU TẠO), HỢP KIM, TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI

1) B

2) C

3) C

4) D

5) C

6) B

7) C

8) D

9) D

10) B

11) C

12) C

13) D

14) D

15) A

16) C

17) A

18) B

19) B

20) B

21) A

22) C

23) B

24) A

25) D

26) C

27) C

28) B

29) B

30) A

31) A

32) B

33) C

34) D

35) C

36) D

37) A

38) D

39) B

40) B

41) C

42) A

43) B

44) C

45) C

 

 

 

 

 

 

Trên đây là phần trích dẫn Kim loại (Vị trí, cấu tạo), hợp kim, tính chất của kim loại, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?