TRƯỜNG THCS-THPT NGÔ THỜI NHIỆM | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
Câu 1: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ''mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa'' được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Vật liệu đó là
A. Tơ nitron. B. Tơ nilon-6. C. Tơ visco. D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 2: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. Mantozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Fructozơ.
Câu 3: Trong y học, sorbitol có tác dụng nhuận tràng. Công thức phân tử của sorbitol là
A. C12H22O11 B. C12H24O11. C. C6H12O6 D. C6H14O6
Câu 4: Ở điều kiện thường, X là chất bột rắn vô định hình, màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, xoắn như lò xo. Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozo. Tên gọi của X là
A. Saccarozo B. Amilozo C. Xenlulozo D. Amilopectin
Câu 5: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. B. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-(CH2)5-COOH. D. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
Câu 6: Cho các chất sau: H2NCH2COOH ; CH3COONH3CH3; C2H5NH2; H2NCH2COOC2H5. Số chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 7: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ:
Oxit X là
A. K2O B. Al2O3 C. CuO D. MgO
Câu 8: Khối lượng phân tử (đvc) của penta peptit: Gly-Gly- Ala-Val- Gly là
A. 373. B. 359. C. 431. D. 377.
Câu 9: Phát biểu không đúng về chất béo
A. Chất béo là triaxylglixerol B. Chất béo là hợp chất hữu cơ chỉ có trong tế bào sống
C. Chất béo không tan trong benzene, clorofom D. Chất béo nhẹ hơn nước
Câu 10: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng là
A. 0,93 gam B. 2,79 gam C. 1,86 gam D. 3,72 gam
Câu 11: Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl2, FeCl3, HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 12: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là
A. 18,9 gam. B. 23,0 gam. C. 20,8 gam. D. 25,2 gam.
Câu 13: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các peptit có từ 3 gốc trở lên có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo
C. Liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit
Câu 14: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaCO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Al2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (2), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 15: Cho m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 6,48 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng hết với 1,2 gam Br2 trong dung dịch. Phần % về số mol của glucozơ trong hỗn hợp là?
A. 25% B. 50% C. 12,5% D. 40%
Câu 16: Cho từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 150 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,68 lít B. 1,12 lít C. 3,36 lít D. 2,24 lít
Câu 17: Trộn 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được m gam kết tủa và dung dịch có pH = 13. Giá trị m là
A. 104,85. B. 17,5. C. 104,85. D. 2,33.
Câu 18: Hai chất nào sau đây đều có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH loãng sinh ra cùng một chất khí?
A. CH3NH3Cl và H2NCH2COOH. B. C2H3NH3Cl và CH3NH3NO3
C. ClH3NCH2COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5. D. CH3NH3Cl và CH3COOH3NCH3
Câu 19: Hiđro hoá (Ni, t0) hoàn toàn m gam triolein thì thu được 89 gam tristearin . Giá trị m là
A. 87,2 gam. B. 88,4 gam. C. 78,8 gam. D. 88,8 gam.
Câu 20: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn ?
A. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. B. Gắn đồng với kim loại sắt.
C. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là Đề ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể xem 1 vài tư liệu tham khảo cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Đống Đa
- Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
- Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Lê Khiết
Chúc các em học tập thật tốt!