Kiến thức trọng tâm về Protein và quá trình dịch mã Sinh học 12

PROTEIN VÀ QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ

A. Lý thuyết

1. Cơ sở vật chất:

a) Cấu trúc

+ Cấu trúc hóa học:

- Là 1 đại phân tử mà đơn phân là các axít amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit. Liên kết peptit là liên kết giữa nhóm cacbôxyl của axit amin trước với nhóm amin của axit amin sau & giải phóng 1 phân tử nước

- Mỗi aa được cấu tạo gồm 3 thành phần:

Công thức của axit amin

+ Gốc R                                     

+ Nhóm amin (NH2)                 

+ Nhóm cacbôxyl (COOH)

- Prôtêin có cấu trúc đa phân nên chỉ hơn 20 loại axit amin đã cho 1014 lọai prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp và cấu trúc không gian

+ Cấu trúc không gian:  

- Bậc 1: Dạng mạch thẳng

- Bậc 2: Dạng xoắn anpha hoặc gấp nếp bêta

- Bậc 3: Do xoắn bậc 2 cuộn xoắn tạo nên hình cầu

- Bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp lại        

b) Chức năng

- Là thành phần cấu trúc của TB

- Tham gia vào quá trình TĐC (enzim)

- Điều hòa sinh trưởng (hoocmon)

- Bảo vệ tế bào (kháng thể)

- Giá đở, thụ thể, vận động...

2. Cơ chế di truyền:

- Cơ chế dịch  mã :

Gồm hai giai đoạn :

+ Hoạt hoá axit amin : Enzim

 Axit amin + ATP + tARN  ⇒ aa – tARN.

+ Tổng hợp chuỗi pôlipeptit :

  • Mở đầu : Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aamở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
  • Kéo dài chuỗi pôlipeptit : aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN.
  • Kết thúc : Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóngchuỗipôlipeptit.

B. Luyện tập

Câu 1: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

A. anticodon.                        B. axit amin.                    B. codon.                          C. triplet.

Câu 2: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp

A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.                             B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.                     

C. tổng hợp các prôtêin cùng loại.                               D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.

Câu 3: Các chuổi pôlipeptit được tạo ra do các ribôxôm cùng trượt trên một khuôn mARN giống nhau về:

A. Cấu trúc                                                                      B. Thành phần các axitamin      

C. Số lượng các axitamin                                              D. Số lượng và thành phần các axitamin

Câu 4: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A. kết thúc bằng Met.                                                    B. bắt đầu bằng axit amin Met.

C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.                              D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 5: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của

A. rARN.                               B. mARN.                         C. tARN.                           D. ARN.

Câu 6: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá.                  B. mARN.                         C. tARN.                           D. mạch mã gốc.

Câu 7: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:

A. nhân con                          B. tế bào chất                   C. nhân                             D. màng nhân

Câu 8: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là

A. axit amin hoạt hoá.         B. axit amin tự do.         

C. chuỗi polipeptit.             D. phức hợp aa-tARN.

Câu 9: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải

A. lipit                                   B. ADP                              C. ATP                              D. glucôzơ

Câu 10: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

A. nhân đôi ADN và phiên mã.                                    B. nhân đôi ADN và dịch mã.

C. phiên mã và dịch mã.                                                D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

Câu 11: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. mARN                              B. ADN                             C. prôtêin                         D. mARN và prôtêin

Câu 12: Pôlixôm ( poliriboxom) là

A. một loại riboxom chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn

B. một loại riboxom chỉ có ở sinh vật nhân sơ

C. một loại enzim có vai trò xúc tác cho quá trình tổng hợp protein

D. một nhóm riboxom cùng hoạt động trên một phân tử mARN vào thời điểm nhất định

Câu 13: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa

A. hai axit amin kế nhau.    

B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.

C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.             

D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.

Câu 14: Bộ ba mở đầu với chức năng qui định khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin (ở sinh vật nhân thực) là

A. AUX.                                

B. AUA.                    

C. AUG.                    

D. AUU.

Câu 15: Quá trình dịch mã kết thúc khi

A. ribôxôm tiếp xúc với côđon AUG trên mARN.         

B. ribôxôm rời khỏi mARN và trở về trạng thái tự do.

C. ribôxôm tiếp xúc với một trong các mã bộ ba: UAA, UAG, UGA.

D. ribôxôm gắn axit amin mêtiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit.

Câu 16: Đơn phân của prôtêin là

A. peptit.                    B. nuclêôtit.                          C. nuclêôxôm.                       D. axit amin.

Câu 17: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.

B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5'trên phân tử mARN.

C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

Câu 18: Anticôdon có nhiệm vụ :

A. Xúc tác liên kết axitamin với tARN                

B. Xúc tác vận chuyển axitamin đến nơi tổng hợp

C. Xúc tác hình thành liên kết peptit       

D. Nhận biết côdon đặc hiệu trên mARN nhờ liên kết bổ sung trong quá trình tổng hợp prôtêin

Câu 19: Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì?

A. AUX                                B. TAX                                   C. AUG                                  D. UAX

Câu 20: Bào quan nào trực tiếp tham gia tổng hợp Prôtêin?

A. Perôxixôm                      B. Lizôxôm                            C. Pôlixôm                             D. Ribôxôm

Câu 21: Quan hệ nào sau đây là đúng:                                   

A. ADN" tARN" mARN" Prôtêin                                 B. ADN" mARN" Prôtêin" Tính trạng

C. mARN" ADN" Prôtêin" Tính trạng             D. ADN" mARN" Tính trạng

Câu 22: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã ?

A. ADN                                  B. mARN                               C. tARN                                 D. Ribôxôm

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm về Protein và quá trình dịch mã Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?