Kiến thức trọng tâm Vấn đề khai thác và chế biến lâm sản vùng Tây Nguyên Địa lí 12

VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN VÙNG TÂY NGUYÊN

I. Lý thuyết

a. Tiềm năng

– Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước. Vào đầu thập kỉ 90, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…). rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

– Rừng có vai trò cân bằng sinh thái (bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn đất, điều hòa khí hậu) và hạn chế lũ lụt cho các vùng đồng bằng.

b. Thực trạng

Tài nguyên rừng đang bị suy giảm:

– Cuối thập kỉ 80 – 90 sản lượng gỗ khai thác hàng năm từ 600 – 700 nghìn m3

– Hiện nay khoảng 200 – 300 nghìn m3/ năm.

– Nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, hạ mực nước ngầm về mùa khô.

– Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến.

– Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.

Do đó, phải tăng cường bảo vệ vốn rừng bằng nhiều biện pháp.

c. Biện pháp bảo vệ

– Phải ngăn chặn nạn phá rừng.

– Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

– Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.

– Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương.

– Hạn chế việc khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?

Hướng dẫn giải

*Tiềm năng

– Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước. Vào đầu thập kỉ 90, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…). rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

– Rừng có vai trò cân bằng sinh thái (bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn đất, điều hòa khí hậu) và hạn chế lũ lụt cho các vùng đồng bằng.

* Thực trạng

Tài nguyên rừng đang bị suy giảm :

– Cuối thập kỉ 80 – 90 sản lượng gỗ khai thác hàng năm từ 600 – 700 nghìn m3.

– Hiện nay khoảng 200 – 300 nghìn m3/ năm.

– Nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, hạ mực nước ngầm về mùa khô.

– Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến.

– Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.

Do đó, phải tăng cường bảo vệ vốn rừng bằng nhiều biện pháp.

* Biện pháp bảo vệ

– Phải ngăn chặn nạn phá rừng.

– Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

– Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.

– Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương.

– Hạn chế việc khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.

Câu 2: Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là:

A. Là môi trường sống của nhiều loài động vật.

B. Cung cấp nhiều loại gỗ quý.

C. Cân bằng môi trường sinh thái, giữ nước.

D. Chống xói mòn rửa trôi.

Hướng dẫn giải

Xác định từ khóa “ý nghĩa kinh tế”

 Rừng ở Tây Nguyên cung cấp nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế (cẩm lai, gụ mật, trắc, sến...).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là:

A. ngăn chặn nạn phá rừng.

B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Hướng dẫn giải

Vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

- Các ý A, C, D là vấn đề đặt ra đối với việc khai thác và bảo vệ rừng.

⇒ Loại đáp án A, C, D

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ

A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi

B. việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.

C. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

D. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh.

Hướng dẫn giải

Ở Tây Nguyên, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ việc tăng cường cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

- Việc tăng cường cơ sở hạ tầng sẽ giúp thu hút đầu tư, mở rộng các cơ sở chế biến và đổi mới công nghệ trong khâu chế biến nông sản của vùng ⇒ góp phần đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao chuỗi giá trị nông sản của vùng.

- Mặt khác mở rộng thị trường trong và ngoài nước sẽ tạo đầu ra thuận lợi cho các sản phẩm nông sản → kích thích quá trình sản xuất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Mực nước ngầm hạ thấp

B. Mất nơi sinh sống của các loài động vật

C. Tăng độ mặn trong đất

D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 6: Để bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng hàng đầu là

A. Hạn chế du canh du cư

B. Quy hoạch lại khu dân cư

C. Giao đất, giao rừng cho người dân

D. Tăng cường xuất khẩu gỗ tròn

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 7: Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác và chế biến gỗ của Tây Nguyên?

A. Tài nguyên rừng đã bị suy giảm.

B. Sản lượng gỗ hàng năm tăng liên tục.

C. Lâm nghiệp là một thế mạnh của Tây Nguyên.

D. Còn nhiều rừng gỗ quý và nhiều chim, thú quý.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 8: Việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Mực nước ngầm hạ thấp.

B. Mất nơi sinh sống của các loài động vật.

C. Tăng độ mặn trong đất.

D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Do không ở tiếp giáp biển nên đất không bị nhiễm mặn nên việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả tăng độ mặn trong đất.

Câu 9:  So với TDMNBB, Tây Nguyên có số lượng đàn bò nhiều hơn đàn trâu là do

A. khí hậu khô nóng.

B. có nhiều đồng cỏ tự nhiên.

C. người dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi.

D. cơ sở thức ăn được đảm bảo.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 10:  Môi trường ở Tây Nguyên đang bị suy thoái chính là do :

A. Mưa tập trung với cường độ lớn, đất đai bị xói mòn rửa trôi mạnh.

B. Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức.

C. Mùa khô sâu sắc, kéo dài, thiếu nước trầm trọng.

D. Đất đai một số nơi có hiện tượng sa mạc hóa.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Vấn đề khai thác và chế biến lâm sản vùng Tây Nguyên Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?