CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
A. Kiến thức trọng tâm
1. Cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành
1.1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành đa dạng
- Có 3 nhóm với 29 ngành. (dẫn chứng, xem Atlat-trang 21)
- Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm
+ Khái niệm công nghiệp trọng điểm:
+ Các ngành trọng điểm:
1.2. Xu hướng chuyển dịch
(dẫn chứng, xem Atlat-trang 21)
1.3. Nguyên nhân
- Thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực …
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; khoa học kỹ thuật phát triển …
2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
2.1. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự phân hóa
a) Hoạt động công nghiệp tập trung một số khu vực
* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung cao nhất. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hóa khác nhau:
- Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng.
- Đáp Cầu-Bắc Giang: phân hóa học, vật liệu xây dựng.
- Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí.
- Việt Trì-Lâm Thao- Phú Thọ: hóa chất, giấy.
- Hòa Binh-Sơn La: thủy điện.
- Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hóa: dệt-may, vật liệu xây dựng, điện.
* Ở Nam Bộ
- Hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm hàng đầu nươc ta: Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- Hướng chuyên môn hóa rất đa dạng.
- Một số ngành mới nhưng phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.
* Duyên hải miền Trung
Đà Nẵng trung tâm lớn nhất, ngoài ra còn có Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang, …
chủ yếu: (dẫn chứng, xem Atlat-trang 20).
b) Các khu vực hoạt động cồn nghiệp hạn chế:
- Tây Nguyên, Tây Bắc.
- Công nghiệp phát triển chậm, phân bố rời rạc. (dẫn chứng, xem Atlat-trang 21).
2.2. Nguyên nhân
- Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.
- Những khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao do có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí.
- Những khu vực có mức độ tập trung công nghiệp thấp do thiếu sự đồng bộ các nhân tố trên.
3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
3.1. Xu hướng chuyển dịch
(dẫn chứng, xem Atlat-trang 21).
3.2. Nguyên nhân
Chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường, …
B. Bài tập
Câu 1: Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở:
A. Mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.
C. Thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.
D. Các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Đáp án: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành
A. có thế mạnh lâu dài.
B. mang lại hiệu quả cao.
C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
D. tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
Đáp án: Công nghiệp trọng điểm là:
+ Các ngành có thế mạnh lâu dài,
+ Đem lại hiệu quả kinh tế cao và
+ Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
⇒ Nhận xét: . dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài không phải là đặc điểm ngành CN trọng điểm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đâu không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta:
A. Khai thác khoáng sản.
B. Dệt may, hoá chất - phân bón - cao su.
C. Vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử.
D. Năng lượng, chế biến lương thực – thực phẩm.
Đáp án: - Công nghiệp trọng điểm là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
⇒ Công nghiệp khai thác khoáng sản nước ta phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ khoáng sản _ là nguồn nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt và mất thời gian dài để khôi phục → không có thế mạnh lâu dài. ⇒ CN khai thác khoáng sản không phải là CN trọng điểm.
- Mặt khác: một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta gồm:
● Công nghiệp năng lượng,
● Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,
● Công nghiệp dệt may, công nghiệp hóa chất - phân bón – cao su
● Công nghiệp vật liệu xây dựng
● Công nghiệp cơ khí - điện tử…
⇒ Công nghiệp khai thác khoáng sản không thuộc nhóm ngành công nghiệp trọng điểm nước ta.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là:
A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
B. Dọc theo duyên hải miền Trung.
C. Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Ở Nam Bộ, nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là:
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.
B. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.
C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cà Mau.
Đáp án: Ở Nam Bộ, hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một với hướng chuyên môn hóa đa dang.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Hướng chuyên môn hóa của cụm công nghiệp Đáp Cầu – Bắc Giang là:
A. cơ khí, khai thác than.
B. vật liệu xây dựng, phân bón hóa học.
C. hóa chất, giấy.
D. cơ khí, luyện kim.
Đáp án: Hướng chuyên môn hóa của cụm công nghiệp Đáp Cầu – Bắc Giang là vật liệu xây dựng, phân bón hóa học.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Theo cách phân loại hiện hành nước ta có:
A. 2 nhóm với 28 ngành.
B. 3 nhóm với 29 ngành.
C. 4 nhóm với 30 ngành.
D. 5 nhóm với 31 ngành.
Đáp án: Cơ cấu công nghiệp nước ta tương đối đa dạng gồm 3 nhóm với 29 ngành.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.
A. Thanh Hoá.
B. Vinh.
C. Đà Nẵng.
D. Nha Trang.
Đáp án: Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất duyên hải miền Trung.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long - Cẩm Phả là:
A. khai thác than, vật liệu xây dựng.
B. khai thác than, hóa chất.
C. khai thác than, hàng tiêu dùng.
D. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
Đáp án: Ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long - Cẩm Phả là cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
Đáp án: Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện“Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành”có thể thấy:
- Tỉ trọng công nghiệp khai thác (màu xanh nước biển) giảm từ 15,7% xuống 9,6%.
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến (màu cam nhạt) tăng từ 78,7% lên 85,4%.
- Công nghiệp sx, phân phối điện, khí đốt, nước (màu cam đậm) giảm từ 5,6% xuống 5%
⇒ Nhận xét: Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến là Sai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007:
A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
B. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước giảm nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước tăng mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Đáp án: Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế:
- Tỉ trọng khu vực Nhà nước (màu hồng) giảm từ 34,2% xuống 20%.
- Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước (màu vàng) tăng từ 24,5% lên 35,4%.
- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (màu xanh lá) tăng từ 41,3% lên 44,6%.
⇒ Nhận xét đúng là: D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển do:
A. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
B. Thiếu nguồn lao động đặc biệt nguồn lao động có tay nghề.
C. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém và vị trí địa lí không thuận lợi.
D. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thị trường.
Đáp án: Những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển là do thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thị trường... , đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ :
A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
Đáp án: Nhờ khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có
(vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động có trình độ cao, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu khí, cơ sở hạ tầng hoàn thiện)
⇒ Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Khu vực khó khăn nhất trong phát triển công nghiệp ở nước ta là:
A. ven biển. B. miền núi. C. trung du. D. đồng bằng.
Đáp án: Khu vực miền núi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt giao thông vận tải), địa hình hiểm trở khó khăn cho giao lưu đi lại và xây dựng các công trình nhà máy.
⇒ khó khăn cho phát triển công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2010, 2014:
A. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng giá trị công nghiệp đứng thứ 2 và có xu hướng giảm.
B. Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị công nghiệp lớn nhất và có xu hướng giảm.
C. Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp tăng lên là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp giảm đi là Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: Nhận xét:
-ĐNB có tỉ trọng lớn nhất (50%) và có xu hướng giảm nhẹ (còn 49,6% năm 2014)
- Đứng thứ 2 là Đồng bằng sông Hồng (2,2%), có xu hướng tăng (23,3% năm 2014).
- Các vùng có tỉ trọng tăng lên là: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tây Nguyên giữ nguyên tỉ trọng với 0,8%
⇒ Nhận xét A, C, D không đúng
Đáp án cần chọn là: B
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Phân tích các đặc điểm của cơ cấu ngành công nghiệp Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !