Hướng dẫn Xác định tính chất của vân giao thoa từ tọa độ và hiệu đường đi

XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CỦA VÂN GIAO THOA TỪ TỌA ĐỘ VÀ HIỆU ĐƯỜNG ĐI

Để kiểm tra tại M trên màn là vân sáng hay vân tối tại M trên màn là vân sáng hay vân tối thì ta căn cứ vào:

Nếu tọa độ \(\frac{x}{i}\) :

+ Số nguyên → Vân sáng;

+ Số bán nguyên → Vân tối.

Nếu cho hiệu đường đi:  \(\frac{{\Delta d}}{\lambda } = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{\lambda }\):

= Số nguyên → Vân sáng.

= Số bán nguyên → vân tối.

Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng: khoảng cách hai khe 3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Giữa hai điểm P, Q trên màn quan sát đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm có 11 vân sáng, tại P và Q là hai vân sáng. Biết khoảng cách PQ là 3 mm. Bước sóng do nguồn phát ra nhận giá trị

A. λ = 0,65 µm.           B. λ = 0,5 µm.

C. λ = 0,6 µm.             D. λ = 0,45 µm.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} i = \frac{{PQ}}{{11 - 1}} = 0,{3.10^{ - 3}}\left( m \right)\\ \Rightarrow \lambda = \frac{{ai}}{D} = \frac{{{{3.10}^{ - 3}}.0,{{3.10}^{ - 3}}}}{2} = 0,{45.10^{ - 6}}\left( m \right) \end{array}\)

 Chọn D.

Ví dụ 2: Trong một thí nghiệm giao thoa I âng, khoảng cách hai khe là 1,2mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 2m. Người ta chiếu vào khi Iang bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Xét tại hai điểm M và N trên màn có tọa độ lần lượt là 6 mm và 15,5 mm là vị trí vân sáng hay vân tối

A. M sáng bậc 2;N tối thứ 16.            B. M sáng bậc 6; N tối thứ 16.

C. M sáng bậc 2; N tối thứ 9.             D. M tối 2; N tối thứ 9.

Hướng dẫn

\(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{6.10}^{ - 6}}.2}}{{1,{{2.10}^{ - 3}}}} = 1\left( {mm} \right)\)

Suy ra:

+ \(\frac{{{x_M}}}{i} = 6 \Rightarrow \) Vân sáng bậc 6.

+ \(\frac{x}{i} = 15,5 \Rightarrow \) Tối thứ 15,5 + 0,5 = 16  

Chọn B

Ví dụ 3: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ tư (tính vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng

A. 3,5λ.                       B. 3 λ.                        

C. 2,5 λ.                      D. 2 λ.

Hướng dẫn

Vân tối thứ 4 thì hiệu đường đi:

\({d_2} - {d_1} = \left( {4 - 0,5} \right)\lambda = 3,5\lambda \)

 Chọn A.

Ví dụ 4: Trong thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe là 5 mm khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh 2 m. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 µm. Tìm vị trí vân sáng bậc 3 trên màn ánh.

A. ± 0,696 mm.           B. ± 0,812 mm.          

C. 0,696 mm.              D. 0,812 mm.

Hướng dẫn

\(x = + 3\frac{{\lambda D}}{a} = + 0,396\left( {mm} \right)\)

 Chọn A.

Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng người ta sử dụng ánh sáng đơn sắcGiữa hai điểm. M và N trên màn cách nhau 9 (mm) chỉ có 5 vân sáng mà tại M là một trong 5 vân sáng đó, còn tại N là vị trí của vân tối. Xác định vị trí vân tối thứ 2 kể từ vân sáng trung tâm.

A. ±3 mm.                   B. +0,3 mm.               

C. +0,5 mm.                D. +5 mm.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} \Delta x = 4i + 0,5i\\ \Rightarrow i = \frac{9}{{4,5}} = 2\left( {mm} \right)\\ \Rightarrow {x_{12}} = + \left( {2 - 0,5} \right)i = + 3\left( {mm} \right) \end{array}\)

 Chọn A.

Ví dụ 6: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, khoảng cách từ khe đến màn là 1 m, khoảng cách giữa 2 khe là 1,5 mm, ánh sáng đơn sắc sử dụng có bước sóng 0,6 µm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 ở bên này và vân tối thứ 5 ở bên kia so với vàn sáng trung tâm là:

A. 1 mm.                     B. 2,8 mm.                 

C. 2,6 mm.                  D. 3 mm.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} {x_{s2}} + \left| {{x_{t5}}} \right| = 2.\frac{{\lambda D}}{a} + 4,5\frac{{\lambda D}}{a}\\ = 6,5.\frac{{0,{{6.10}^6}.1}}{{1,{{5.10}^{ - 3}}}} = 2,6\left( {mm} \right) \end{array}\)

 Chọn C.

Ví dụ 7: Trong thí nghiệm lâng (Y−âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,875 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng

A. 0,48 µm.                            B. 0,40 µm.                 

C. 0,60 µm.                             D. 0,76 µm.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} i = \frac{{\Delta S}}{{n - 1}} = \frac{{3,6}}{{5 - 1}} = 0,9\left( {mm} \right)\\ \Rightarrow \lambda = \frac{{ai}}{D} = \frac{{{{10}^{ - 3}}.0,{{9.10}^{ - 3}}}}{{1,875}} = 0,{48.10^{ - 6}}\left( m \right) \end{array}\)

 Chọn A.

Ví dụ 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Trên màn, người ta đo khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7 cùng phía so với vân trung tâm là 4,5 mm. Bước sóng dùng trong thì nghiệm là

A. λ = 0,4µm.             B. λ = 0,5µm. 

C. λ = 0,6µm.              D. λ = 0,45µm.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} {x_7} - {x_2} = 7\frac{{\lambda D}}{a} - 2\frac{{\lambda D}}{a} = 5\frac{{\lambda D}}{a}\\ \Rightarrow \lambda = \frac{{\left( {{x_7}0{x_2}} \right)a}}{{5D}} = \frac{{4,{{5.10}^{ - 3}}{{.10}^{ - 3}}}}{{5.1,5}}0,{6.10^{ - 6}}\left( m \right) \end{array}\)

 Chọn C.

Ví dụ 9: Một trong 2 khe của thí nghiệm của Young được làm mờ sao cho nó chỉ truyền 1/2 so với cường độ của khe còn lại. Kết quả là:

A. vân giao thoa biến mất.                              B. vạch sáng trở nên sáng hơn và vạch tối thì tối hơn.

C. vân giao thoa tối đi.                                   D. vạch tối sáng hơn và vạch sáng tối hơn.

Hướng dẫn

* Gọi A1, A2 và AM lần lượt là biên độ dao đọng do nguồn 1. nguồn 2 gửi tới M và biên độ dao động tổng hợp tại M.

+ Tại M là vân sáng:   \({A_M} = {A_1} + {A_2}\)

+ Tại M là vân tối: AM = A1 − A(giả sử A1 > A2).

* Giả sử I’2 = I2/2 ⇒  A’2 = A2\(\sqrt 2 \) thì:

+ Vân sáng A’M = A1 + A2\(\sqrt 2 \)  ⇒ biên độ giảm nên cường độ sáng giảm.

+ Vân tối A’M = A− A2\(\sqrt 2 \)  ⇒ biên độ tăng nên cường độ sáng tăng

 Chọn D.

Ví dụ 10: Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?

A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.                 B. Hiện tượng quang điện ngoài,

C. Hiện tượng quang điện trong.                    D. Hiện tượng quang phát quang.

Hướng dẫn

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.

 Chọn A.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu Hướng dẫn Xác định tính chất của vân giao thoa từ tọa độ và hiệu đường đi năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?