GIẢI BÀI TẬP VỀ MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP
- CƠ BẢN
Bài 1: Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là
A. tam giác đều.
B. tam giác cân.
C. tam giác vuông.
D. tam giác vuông cân.
Giải
Đáp án: D
Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là tam giác vuông cân
Bài 2: Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi
A. hai mặt cầu lồi.
B. hai mặt phẳng.
C. hai mặt cầu lõm.
D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.
Giải
Đáp án: D
Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.
Bài 3: Trong không khí, trong số các thấu kính sau, thấu kính có thể hội tụ được chùm sáng tới song song là
A. thấu kính hai mặt lõm.
B. thấu kính phẳng lõm.
C. thấu kính mặt lồi có bán kính lớn hơn mặt lõm.
D. thấu kính phẳng lồi.
Giải
Đáp án: D
thấu kính có thể hội tụ được chùm sáng tới song song là thấu kính phẳng lồi do có tiêu cự f > 0 (Độ tụ của thấu kính:
D = 1/f = (n-1)(1/R1 + 1/R2) ;
Với TK phẳng lồi, R1 = vô cùng, R2 > 0)
Bài 4: Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về ánh sáng truyền qua thấu kính hội tụ là:
A. Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm vật chính;
B. Tia sáng đia qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính;
C. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính đều đi thẳng;
D. Tia sáng tới trùng với trục chính thì tia ló cũng trùng với trục chính.
Giải
Đáp án: A
Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính
Tia tới song song trục chính cho tia ló qua tiêu điểm chính F' (hoặc đường kéo dài qua F')
Bài 5: Bộ phận của mắt giống như thấu kính là
A. thủy dịch.
B. dịch thủy tinh.
C. thủy tinh thể.
D. giác mạc.
Giải
Đáp án: C
Bộ phận của mắt giống như thấu kính là thủy tinh thể
Bài 6: Con ngươi của mắt có tác dụng
A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt.
B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt.
C. tạo ra ảnh của vật cần quan sát.
D. để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não.
Giải
Đáp án: A
Con ngươi của mắt có tác dụng điều chỉnh cường độ sáng vào mắt
Bài 7: Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp?
A. là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ;
B. là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có độ tụ dương;
C. có tiêu cự lớn;
D. tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật.
Giải
Đáp án: C
Kính lúp có tiêu cự nhỏ vài xentimet
Bài 8: Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật
A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự.
C. tại tiêu điểm vật của kính.
D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.
Giải
Đáp án: D
Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính để cho ảnh ảo.
Bài 9: Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào
A. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính.
B. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vật.
C. tiêu cự của kính và độ cao vật.
D. độ cao ảnh và độ cao vật.
Giải
Đáp án: A
Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính.
Độ bội giác:
Khi ngắm chừng ở vô cùng:
G∞ = OCc/f = D/f
Khi ngắm chừng ở cực cận:
Gc = |k|
Bài 10: Nhận xét nào sau đây không đúng về kính hiển vi?
A. Vật kính là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có tiêu cự rất ngắn;
B. Thị kính là 1 kính lúp;
C. Vật kính và thị kính được lắp đồng trục trên một ống;
D. Khoảng cách giữa hai kính có thể thay đổi được.
Giải
Đáp án: D
Khoảng cách giữa vật kính và thị kính không thể thay đổi được.
...
------( Nội dung và lời giải từ câu 11-22 của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập về Mắt và Các dụng cụ quang chương trình tích hợp - Cơ bản môn Vật Lý 11 năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !