Giải Toán 11 SGK nâng cao Ôn tập Chương 4 Giới hạn

Bài 55 trang 177 SGK Toán 11 nâng cao

Tìm giới hạn của các dãy số (un) với:

a) \({u_n} = \frac{{2{n^3} - n - 3}}{{5n - 1}}\)

b) \({u_n} = \frac{{\sqrt {{n^4} - 2n + 3} }}{{ - 2{n^2} + 3}}\)

c) \({u_n} =  - 2{n^2} + 3n - 7\)

d) \({u_n} = \sqrt[3]{{{n^9} + 8{n^2} - 7}}\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

\(\begin{array}{l}
\lim {u_n} = \lim \frac{{2{n^3} - n - 3}}{{5n - 1}} = \lim \frac{{{n^3}\left( {2 - \frac{1}{{{n^2}}} - \frac{3}{{{n^3}}}} \right)}}{{{n^3}\left( {\frac{5}{{{n^2}}} - \frac{1}{{{n^3}}}} \right)}}\\
 = \lim \frac{{2 - \frac{1}{{{n^2}}} - \frac{3}{{{n^3}}}}}{{\frac{5}{{{n^2}}} - \frac{1}{{{n^3}}}}} =  + \infty 
\end{array}\)

(vì \(\lim \left( {2 - \frac{1}{{{n^2}}} - \frac{3}{{{n^3}}}} \right) = 2,\lim \left( {\frac{5}{{{n^2}}} - \frac{1}{{{n^3}}}} \right) = 0;5n - 1 > 0\))

Câu b:

\(\begin{array}{l}
\lim {u_n} = \lim \frac{{\sqrt {{n^4} - 2n + 3} }}{{ - 2{n^2} + 3}} = \lim \frac{{{n^2}\sqrt {1 - \frac{2}{{{n^3}}} + \frac{3}{{{n^4}}}} }}{{{n^2}\left( { - 2 + \frac{3}{{{n^2}}}} \right)}}\\
 = \lim \frac{{\sqrt {1 - \frac{2}{{{n^3}}} + \frac{3}{{{n^4}}}} }}{{ - 2 + \frac{3}{{{n^2}}}}} =  - \frac{1}{2}
\end{array}\)

Câu c:

\(\lim {u_n} = \lim \left( { - 2{n^2} + 3n - 7} \right) = \lim {n^2}\left( { - 2 + \frac{3}{n} - \frac{7}{{{n^2}}}} \right) =  - \infty \)

(vì \(\lim {n^2} =  + \infty ,\lim \left( { - 2 + \frac{3}{n} - \frac{7}{{{n^2}}}} \right) =  - 2 < 0\))

Câu d:

\(\lim {u_n} = \lim \sqrt[3]{{{n^9} + 8{n^2} - 7}} = \lim {n^3}.\sqrt[3]{{1 + \frac{8}{{{n^7}}} - \frac{7}{{{n^9}}}}} =  + \infty \)

(vì \(\lim {n^3} =  + \infty ,\lim \sqrt[3]{{1 + \frac{8}{{{n^7}}} - \frac{7}{{{n^9}}}}} = 1 > 0\))


Bài 56 trang 177 SGK Toán 11 nâng cao

Tìm các giới hạn của các dãy số (u­­n) với:

a) \({u_n} = \sqrt {3n - 1}  - \sqrt {2n - 1} \)

b) \({u_n} = \frac{{{4^n} - {5^n}}}{{{2^n} + {{3.5}^n}}}\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

\(\begin{array}{l}
\lim {u_n} = \lim \left( {\sqrt {3n - 1}  - \sqrt {2n - 1} } \right) = \lim \frac{{3n - 1 - \left( {2n - 1} \right)}}{{\sqrt {3n - 1}  + \sqrt {2n - 1} }}\\
 = \lim \frac{n}{{\sqrt n \left( {\sqrt {3 - \frac{1}{n}}  + \sqrt {2 - \frac{1}{n}} } \right)}}\\
 = \lim \frac{{\sqrt n }}{{\sqrt {3 - \frac{1}{n}}  + \sqrt {2 - \frac{1}{n}} }} =  + \infty 
\end{array}\)

(vì \(\lim \sqrt n  =  + \infty ,lim\left( {\sqrt {3 - \frac{1}{n}}  + \sqrt {2 - \frac{1}{n}} } \right) = \sqrt 3  + \sqrt 2  > 0\))

Câu b:

\(\lim {u_n} = \lim \frac{{{4^n} - {5^n}}}{{{2^n} + {{3.5}^n}}} = \lim \frac{{{{\left( {\frac{4}{5}} \right)}^n} - 1}}{{{{\left( {\frac{2}{5}} \right)}^n} + 3}} =  - \frac{1}{3}\)

(vì \(\lim {\left( {\frac{4}{5}} \right)^n} = 0,\lim {\left( {\frac{2}{5}} \right)^n} = 0\))


Bài 57 trang 177 SGK Toán 11 nâng cao

Cho một cấp số nhân (un), trong đó:

243u= 32u3 với u3 ≠ 0.

a. Tính công bội của cấp số nhân đã cho.

b. Biết rằng tổng của cấp số nhân đã cho bằng 35, tính u1.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Ta có: u= u3q5 với q là công bội của cấp số nhân.

Thay vào đẳng thức đã cho, ta được:

243u3q= 32u3

Vì u3 ≠ 0 nên \({q^5} = \frac{{32}}{{243}} = {\left( {\frac{2}{3}} \right)^5} \Leftrightarrow q = \frac{2}{3}\)

Câu b:

Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn đó là \(S = \frac{{{u_1}}}{{1 - q}}\)

Từ đó, ta có \({3^5} = \frac{{{u_1}}}{{1 - \frac{2}{3}}}\), do đó u1 = 34 = 81


Bài 58 trang 178 SGK Toán 11 nâng cao

Tìm giới hạn của dãy số (un) xác định bởi:

\({u_n} = \frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + ... + \frac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}}\).

Hướng dẫn: Với mỗi số nguyên dương k, ta có

\(\frac{1}{{k\left( {k + 1} \right)}} = \frac{1}{k} - \frac{1}{{k + 1}}\)

Hướng dẫn giải:

\({u_n} = \left( {1 - \frac{1}{2}} \right) + \left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{3}} \right) + ... + \left( {\frac{1}{{n - 1}} - \frac{1}{n}} \right) + \left( {\frac{1}{n} - \frac{1}{{n + 1}}} \right) = 1 - \frac{1}{{n + 1}}\)

Do đó \(\lim {u_n} = \lim \left( {1 - \frac{1}{{n + 1}}} \right) = 1\)


Bài 59 trang 178 SGK Toán 11 nâng cao

Tìm các giới hạn sau:

a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 2} \sqrt[3]{{\frac{{2{x^4} + 3x + 1}}{{{x^2} - x + 2}}}}\)

b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} - x + 5} }}{{2x - 1}}\)

c) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 3} \right)}^ - }} \frac{{{x^4} + 1}}{{{x^2} + 4x + 3}}\)

d) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{3}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}\sqrt {\frac{{x + 4}}{{4 - x}}} \)

e) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 2} \right)}^ + }} \frac{{\sqrt {8 + 2x}  - 2}}{{\sqrt {x + 2} }}\)

f) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {\sqrt {{x^2} + x}  - \sqrt {4 + {x^2}} } \right)\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 2} \sqrt[3]{{\frac{{2{x^4} + 3x + 1}}{{{x^2} - x + 2}}}} = \sqrt[3]{{\frac{{2.{{\left( { - 2} \right)}^4} + 3.\left( { - 2} \right) + 1}}{{{{\left( { - 2} \right)}^2} - \left( { - 2} \right) + 2}}}} = \frac{3}{2}\)

Câu b:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} - x + 5} }}{{2x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{\left| x \right|\sqrt {1 - \frac{1}{x} + \frac{5}{{{x^2}}}} }}{{x\left( {2 - \frac{1}{x}} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{ - \sqrt {1 - \frac{1}{x} + \frac{5}{{{x^2}}}} }}{{2 - \frac{1}{x}}} =  - \frac{1}{2}\)

Câu c:

Với x < - 3, ta có: \(\frac{{{x^4} + 1}}{{{x^2} + 4x + 3}} = \frac{{{x^4} + 1}}{{x + 1}}.\frac{1}{{x + 3}}\)

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 3} \right)}^ - }} \frac{{{x^4} + 1}}{{x + 1}} = \frac{{82}}{{ - 2}} =  - 41 < 0,\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 3} \right)}^ - }} \frac{1}{{x + 3}} =  - \infty \) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 3} \right)}^ - }} \frac{{{x^4} + 1}}{{{x^2} + 4x + 3}} =  + \infty \)

Câu d:

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{3}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}} =  + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \sqrt {\frac{{x + 4}}{{4 - x}}}  = \sqrt {\frac{6}{2}}  = \sqrt 3  > 0\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{3}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}\sqrt {\frac{{x + 4}}{{4 - x}}}  =  + \infty \)

Câu e:

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 2} \right)}^ + }} \frac{{\sqrt {8 + 2x}  - 2}}{{\sqrt {x + 2} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 2} \right)}^ + }} \frac{{8 + 2x - 4}}{{\sqrt {x + 2} \left( {\sqrt {8 + 2x}  + 2} \right)}}\\
 = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 2} \right)}^ + }} \frac{{2\left( {x + 2} \right)}}{{\sqrt {x + 2} \left( {\sqrt {8 + 2x}  + 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 2} \right)}^ + }} \frac{{2\sqrt {x + 2} }}{{\sqrt {8 + 2x}  + 2}} = \frac{0}{4} = 0
\end{array}\)

Câu f:

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {\sqrt {{x^2} + x}  - \sqrt {4 + {x^2}} } \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{{x^2} + x - 4 - {x^2}}}{{\sqrt {{x^2} + x}  + \sqrt {4 + {x^2}} }}\\
 = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{x - 4}}{{\left| x \right|\sqrt {1 + \frac{1}{x}}  + \left| x \right|\sqrt {\frac{4}{{{x^2}}} + 1} }}\\
 = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{x\left( {1 - \frac{4}{x}} \right)}}{{ - x\left( {\sqrt {1 + \frac{1}{x}}  + \sqrt {\frac{4}{{{x^2}}} + 1} } \right)}}\\
 =  - \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{1 - \frac{4}{x}}}{{\sqrt {1 + \frac{1}{x}}  + \sqrt {1 + \frac{4}{{{x^2}}}} }} =  - \frac{1}{2}
\end{array}\)


Bài 60 trang 178 SGK Toán 11 nâng cao

Hàm số

\(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x^3} + 8}}{{4x + 8}},\,\,\,\,x \ne  - 2\\
3,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 2
\end{array} \right.\)

Có liên tục trên R không ?

Hướng dẫn giải:

Hàm số f liên tục tại mọi điểm x ≠ −2.

Với x ≠ −2, ta có:

\(f\left( x \right) = \frac{{{x^3} + 8}}{{4x + 8}} = \frac{{\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} - 2x + 4} \right)}}{{4\left( {x + 2} \right)}} = \frac{{{x^2} - 2x + 4}}{4}\)

Do đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 2} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - 2} \frac{{{x^2} - 2x + 4}}{4} = 3 = f\left( { - 2} \right)\)

Vậy hàm số f liên tục tại x = −2, do đó f liên tục trên R.


Bài 61 trang 178 SGK Toán 11 nâng cao

Tìm các giá trị của tham số m để hàm số

\(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{{x^2} - 2x}},\,\,\,\,x < 2\\
mx + m + 1,\,\,\,\,\,\,x \ge 2
\end{array} \right.\)

Liên tục tại điểm x = 2

Hướng dẫn giải:

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {mx + m + 1} \right) = 3m + 1 = f\left( 2 \right)\\
\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{{x^2} - 2x}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \frac{{x - 1}}{x} = \frac{1}{2}
\end{array}\)

f liên tục tại mọi x ≠ 2. Do đó:

f liên tục trên R ⇔ f liên tục tại x = 2

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} f\left( x \right) = f\left( 2 \right)\\
 \Leftrightarrow 3m + 1 = \frac{1}{2} \to  \Leftrightarrow m =  - \frac{1}{6}
\end{array}\)


Bài 62 trang 178 SGK Toán 11 nâng cao

Chứng minh rằng phương trình:

\({x^4} - 3{x^2} + 5x - 6 = 0\)

Có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng (1;2).

Hướng dẫn giải:

Hàm số \(f(x)=x^4−3x^2+5x−6\) liên tục trên đoạn [1;2]. Ta có: \(f(1) = − 3 < 0\) và \(f(2)=8>0\)

Từ đó \(f(1).f(2) < 0\) nên theo hệ quả của định lí về giá trị trung gian của hàm số liên tục, tồn tại ít nhất một số thực c∈(1;2) sao cho \(f(c)=0\). Số thực c là một nghiệm của phương trình đã cho.

 

 

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Toán 11 Ôn tập Chương 4 Giới hạn với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?