Bài 1 trang 120 SGK Vật lý 11 nâng cao
Tìm câu đúng.
A. Trong bán dẫn mật độ êlectron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống.
B. Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt.
C. Bán dẫn loại p tích điện dương, vì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ êlectron.
D. Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại, vì trong bán dẫn có hai loại hạt tải điện trái dấu, còn trong kim loại chỉ có một loại.
Hướng dẫn giải:
- Chỉ trong bán dẫn tinh khiết, mật độ electron tự do mới bằng mật độ lỗ trống. Còn bán dẫn loại n thì mật độ electron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống; Bán dẫn loại p thì mật độ electron tự do nhỏ hơn mật độ lỗ trống ⇒ câu A sai.
- Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt ⇒ câu B đúng
- Bán dẫn loại p có mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do, nhưng về tổng điện tích thì bán dẫn loại p trung hòa điện ⇒ câu C sai
- Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại vì trong bán dẫn các hạt điện là electron và lỗ trống không hoàn toàn tự do như electron tự do trong kim loại ⇒ câu D sai.
Chọn đáp án B.
Bài 2 trang 120 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng.
A. Điện trở của lớp chuyển tiếp p-n là nhỏ, khi lớp chuyển tiếp được mắc vào nguồn điện theo chiều ngựơc.
B. Nhiệt độ càng cao, tính chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n càng kém.
C. Khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện chạy theo chiều từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n, do sự khuếch tán của các hạt tải điện cơ bản mạnh hơn so với sự khuếch tán của các hạt tải không cơ bán.
D. Khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p, do điện trường trong ở lớp tiếp xúc thúc đẩy chuyến động của các hạt tải điện thiểu số.
Hướng dẫn giải:
Nhiệt độ càng cao, tính chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n càng kém.
Chọn đáp án B.
Bài 3 trang 120 SGK Vật lý 11 nâng cao
Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết, số cặp êlectron - lỗ trống bằng 10-13 số nguyên tử Si. Nếu ta pha P vào Si với tỉ lệ một phần triệu, thì sổ hạt tải điện tăng lên bao nhiêu lần?
Hướng dẫn giải:
Nếu ta pha nguyên tố P vào Si với tỉ lệ một phần triệu \(\left( {\frac{1}{{{{10}^6}}}} \right)\) thì số êlectron dẫn được tạo thành bằng một phần triệu số nguyên tử Si.
Gọi N là số nguyên tử Si.
- Số hạt tải điện lúc đầu là: \({N_1} = {2.10^{ - 13}}N\)
- Số hạt tải điện (số êlectron dẫn) tăng thêm:
\(\begin{array}{l} {\rm{\Delta }}N = \frac{1}{{{{10}^6}}}N = {10^{ - 6}}N\\ \Rightarrow \frac{{{\rm{\Delta }}N}}{{{N_1}}} = \frac{{{{10}^{ - 6}}}}{{{{2.10}^{ - 13}}}} = {5.10^6} \end{array}\)
Vậy số hạt tải điện tăng lên 5.106 lần.
Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 11 Chương 3 Bài 23 Dòng điện trong chất bán dẫn được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 học tập thật tốt!