Bài 1 trang 66 SGK Hóa 11 nâng cao
Viết công thức cấu tạo của axit điphotphoric, axit metanphotphoric và cho biêt axit này số oxi hóa của photpho là bao nhiêu.
Hướng dẫn giải:
Bài 2 trang 66 SGK Hóa 11 nâng cao
Viết Phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
Quặng photphoric → photpho → điphotpho pentaoxit → axit photphoric → amini photphat → axit photphoric → canxi photphat.
Hướng dẫn giải:
Chuỗi phương trình
1) Ca3(PO4)2 + 3SiO4 + 5C → 3CaSiO3 + 2P + 5CO (đk: 1200oC)
2) 4P+5O2 → 2P2O5
3) P2O5 +3H2O → 2H3PO4
4) H3PO4 +3NH3 → (NH4)3PO4
5) 2(NH4)3PO4 +3H2SO4 → 3(NH3)2SO4 +2H3PO4
6) 3Ca(OH)3 +2H3PO4 → Ca3(PO4)2 +6H2O
Bài 3 trang 66 SGK Hóa 11 nâng cao
Điền chất thích hợp vào chỗ có dấu ? trong các sơ đồ sau:
a) H2PO4- + ? → HPO42- + ?
b) HPO42- + ? → H2PO4- + ?
Hướng dẫn giải:
Câu a:
H2PO4- + OH- → HPO42- + H2O
Câu b:
HPO42- + H3O+ → H2PO4- + H2O
Bài 4 trang 66 SGK Hóa 11 nâng cao
Bằng Phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4
Hướng dẫn giải:
Cách 1:
Trung hòa hai axit bằng dung dịch NaOH, sau đó dùng dung dịch AgNO3 nhận biết ion PO43- vì tạo kết tủa màu vàng.
3Ag+ + PO43- → Ag3PO4↓
Cách 2:
Cho bột Cu tác dụng với từng axit H3PO4 không tác dụng với Cu, chỉ có HNO3 tác dụng với Cu sinh ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí hoặc khí màu nâu.
3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
Cu + 4HNO3đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
Bài 5 trang 66 SGK Hóa 11 nâng cao
Axit A là chất rắn, trong suốt, không màu, dễ tan trong nước. Khi thêm canxi oixt vào dung dịch A thì tạo thành hợp chất B màu trắng, không tan trong nước. Khi nung B ở nhiệt độ cao với cát và than thì tạo thành chất photpho có trong thành phần của A. Cho biết A, B là những chất gì? Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Hướng dẫn giải:
A là H3PO4, B là Ca3(PO4)2
2H3PO4 + 3CaO → Ca3(PO4)2 + 3H2O
Ca3(PO4)2 + 3SiO4 + 5C → 3CaSiO3 + 2P + 5CO (đk: 1200oC)
Bài 6 trang 66 SGK Hóa 11 nâng cao
Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch muối có các muối.
A. K2PO4 và K2HPO4
B. KH2PO4 và K3PO4
C. K2HPO4 và K3PO4
D. KH2PO4,K2HPO4 và K3PO4
Hướng dẫn giải:
Chọn A.
Ta có: 1 < k = nKOH : nH3PO4 = 1,5 < 2
⇒ tạo 2 muối KH2PO4 và K2HPO4
Bài 7 trang 66 SGK Hóa 11 nâng cao
Thêm 6 gam P2O5 vào 25ml dung dịch H3PO4 6% (D=1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được.
Hướng dẫn giải:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
142 2.98
6 ?
Khối lượng H3PO4 nguyên chất tạo từ 6 gam P2O5 là: 6.2.98/142=8,28 (g)
Khối lượng dung dịch H3PO4 trong 25 ml dung dịch H3PO4 (6%, D=1,03g/mol) là:
mdd = D.V = 25.1,03 = 25,75 g
Khối lượng H3PO4 nguyên chất:
mct = 6.25,75/100 = 1,545 (g)
Nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được sau khi thêm P2O5 là:
C% H3PO4 = [(8,28 + 1,545).100] : (6 + 25,75) = 30,95%
Bài 8 trang 66 SGK Hóa 11 nâng cao
Rót dung dich chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Tính khối lượng của từng khối lượng muối thu được sau khi cho dung dịch bay hơi đến khô.
Hướng dẫn giải:
nH3PO4 = 0,12 mol; nKOH = 0,3 mol
Ta có: 2 < nKOH : nH3PO4 = 2,5 < 3
→ tạo ra 2 muối K2HPO4 và K3PO4
Đặt số mol H3PO4 tham gia phản ứng (1) và (2) lần lượt là x mol và y mol
H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O (1)
x 2x x
H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O (2)
y 3y y
Theo đề ta có: x + y = 0,12 và 2x + 3y = 0,3
→ x = 0,06 và y = 0,06
Khối lượng muối thu được:
mK2HPO4 = 0,06.174 = 10,44 gam
mK3PO4 = 0,06.212 = 12,72 gam
Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 11 Chương 2 Axit photphoric và muối photphat, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!