Giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 1 Bài 7 Luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

Bài 1 trang 30 SGK Hóa 11 nâng cao

Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :

a) MgSO4 + NaNO3 ;

b) Pb(NO3)2 + H2S ;

c) Pb(OH)2 + NaOH ;

d) Na2SO3 + H2O ;

e) Cu(NO3)2 + H2O ;

g) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2;

h) Na2SO3 + HCl;

i) Ca(HCO3)2 + HCl

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Không phản ứng

Câu b:

Pb2+ + H2S → PbS↓ + 2H+

Câu c:

Pb(OH)2 + 2OH- → PbO22- + 2H2O

Câu d:

SO32- + H2O ↔ HSO3- + OH-

Câu e:

Cu2+ + 2HOH ↔ Cu(OH)+ + H+

Câu g:

HCO3- + OH- ↔ CO32- + H2O

Câu h:

SO32- + 2H+ ↔ SO2↑ + H2O

Câu i:

 HCO3- + H+ ↔ CO2↑ + H2O

Bài 2 trang 30 SGK Hóa 11 nâng cao

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi

A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.

B. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ của chúng.

C. phản ứng không phải là thuận nghịch.

D. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.

Hướng dẫn giải:

Chọn B.

Bài 3 trang 31 SGK Hóa 11 nâng cao

Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc SO32-. Để xác định sự có mặt của các ion SO32- trong rau quả, một học sinh ngâm một ít đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch H2O2 (chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch BaCl2. Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng đã xảy ra.

Hướng dẫn giải:

SO32- + H2O2 → SO42- + H2O;

Ba2+ + SO42- → BaSO4↓.

Bài 4 trang 31 SGK Hóa 11 nâng cao

Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ: muối ăn, giấm, bột nở (NH4HCO3), phèn chua (Kal(SO4)2.12H2O), muối iot (NaCl + KI). Hãy dùng các phản ứng hóa học đẻ phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Hòa tan các hóa chất vào nước thu dung dịch.

- Muối ăn: Ag+ +Cl- → AgCl↓ trắng

- Giấm: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

- Bột nở: NH4+ + OH- →(to) NH3↑ + H2O

- Muối iot: Ag+ + I- → AgI↓ vàng đậm

Bài 5 trang 31 SGK Hóa 11 nâng cao

Hòa tan hoàn toàn 0,1022g một muối kim loại hóa trị hai MCO3 trong 20,00ml dung dịch HCl 0,080M. Để trung hòa lượng HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH 0,10M. Xác định kim loại M.

Hướng dẫn giải:

Gọi khối lượng nguyên tử của M là M.

Số mol HCl: 0,02.0,08 = 0,0016 mol;

Số mol NaOH: 0,00564.0,1 = 0,000564 mol

MCO3     +    2HCl    →    MCl2   +   CO2   +    H2O  (1)

0,000518     0,001036 = (0,0016 - 0,000564)

NaOH      +   HCl dư → NaCl + H2O     (2)

0,000564       0,000564

Từ (2) ⇒ nHCl dư= nNaOH = 0,000564 mol

⇒ nHCl dư(1) = (0,0016 – 0,000564) = 0,001036 mol

Từ (1) ⇒ nMCO3 = 1/2 . nHCl = 0,000518 mol

⇒ 0,000518.(M + 60) = 0,1022

⇒ M = 137 g/mol

Vậy M là Ba.

Bài 6 trang 31 SGK Hóa 11 nâng cao

Dung dịch chất nào dưới đây có pH = 7,0 ?

A. SnCl2

B. NaF

C. Cu(NO3)2

D. KBr.

Hướng dẫn giải:

Chọn D.

KBr ( muối của cation bazơ mạnh và gốc axit mạnh)

Bài 7 trang 31 SGK Hóa 11 nâng cao

Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7,0?

A. KI

B. KNO3

C. FeBr2

D. NaNO2.

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

FeBr2 (muối của cation bazơ yếu và gốc axit mạnh)

Bài 8 trang 31 SGK Hóa 11 nâng cao

Dung dịch chất nào ở câu 7 có pH > 7,0?

Hướng dẫn giải:

Chọn D.

NaNO2 (muối của cation bazơ mạnh và gốc axit yếu)

Bài 9 trang 31 SGK Hóa 11 nâng cao

Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch để tạo thành từng kết tủa sau (hình 1.10):

a) Cr(OH)3

b) Al(OH)3

c) Ni(OH)2.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Cr(NO3)3+ 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaNO3 (Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓)

Câu b:

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl (Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓)

Câu c:

NiSO4 + 2NaOH → Ni(OH)2↓ + Na2SO4 ( Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2↓)

Bài 10 trang 31 SGK Hóa 11 nâng cao

Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.

Hướng dẫn giải:

NaNO2 → Na+   + NO2-

  1              1            1

                              NO2-  +   H2O  ⇔   HNO2  +  OH-

Trước thủy phân:    1

Thủy phân:               x                              x             x

Cân bằng:              (1-x)                           x             x

Ta có: 

\(\begin{array}{l}
{K_b} = \frac{{[HN{O_2}].[O{H^ - }]}}{{[NO_2^ - ]}} = 2,{5.10^{ - 11}}\\
 \to \frac{{x.x}}{{(0,1 - x)}} = 2,{5.10^{ - 11}}
\end{array}\)

Vì x << 1 ⇒ (1 – x) ≈ 1

⇒ x.x = 2,5.10-11 = 25.10-12 ⇒ x = 5.10-6

Ta có:   [OH-].[H+] = 10-14

\( \to [{H^ + }] = \frac{{{{10}^{ - 14}}}}{{{{5.10}^{ - 6}}}} = {2.10^{ - 9}}(mol/lit)\)

 

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 11 Chương 1 Luyện tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện ly, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?