Bài 1 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Viết các biểu thức tính hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb của các axit và bazơ sau: HClO, BrO-, HNO2, NO2-.
Hướng dẫn giải:
HClO ⇄ H+ + ClO-
\({K_a} = \frac{{[{H^ + }][Cl{O^ - }]}}{{[HClO]}}\)
BrO- + H2O ⇄ HBrO + OH-
\({K_b} = \frac{{[HBrO][O{H^ - }]}}{{[Br{O^ - }]}}\)
HNO2 ⇄ H+ + NO2-
\({K_a} = \frac{{[{H^ + }][NO_2^ - ]}}{{[HN{O_2}]}}\)
NO2- + H2O ⇄ HNO2 + OH-
\({K_b} = \frac{{[HN{O_2}][O{H^ - }]}}{{[NO_2^ - ]}}\)
Bài 2 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. pH > 1,00;
B. pH = 1,00;
C. [H+] > [NO2-];
D. [H+] < [NO2-];
Hướng dẫn giải:
Chọn A.
HNO2 ⇔ H+ + NO2-
Trước điện li: 0,1 0 0
Điện li: x x x
Ta có: [H+] = x = 10-pH
Và x < 0,1 ≈ 10-1⇒ [H+] < 10-1⇒ 10-pH < 10-1⇒ pH > 1
Bài 3 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng ?
A. pH < 1,00;
B. pH > 1,00;
C. [H+] = [NO3-];
D. [H+] > [NO3-];
Hướng dẫn giải:
Chọn C.
HNO3 → H+ + NO3-
[H+] = [NO3-] = 0,1M
Bài 4 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Độ điện li α của axit yếu tăng theo độ pha loãng dung dịch. Khi đó giá trị của hằng số phân li axit Ka
A. tăng.
B. giảm.
C. không đổi.
D. có thể tăng, có thể giảm.
Hướng dẫn giải:
Chọn A. Khi pha loãng, độ điện li α tăng ⇒ Ka tăng (K = α2.C)
Bài 5 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
a) Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
b) Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40,0 ml dung dịch HCl 0,50M với 60,0 ml dung dịch NaOH 0,50M
Hướng dẫn giải:
Câu a:
nMg = 2,4/24 = 0,1 mol; nHCl = 0,1.2,1 = 0,21 mol
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Trước phản ứng: 0,1 0,21
Phản ứng: 0,1 0,2
Sau phản ứng: 0 0,01
Số mol HCl dư : (0,21 – 0,2) = 0,01 mol
HCl dư → H+ + Cl-
⇒ [H+]dư = 0,01/0,1 = 0,1 mol/lít ⇒ pH = -lg[H+] = 1
Câu b:
nHCl= 0,04.0,5 = 0,02 (mol); nNaOH = 0,06.0,5 = 0,03 (mol)
HCl → H+ + Cl-
0,02 0,02
NaOH → Na+ + OH-
0,03 0,03
H+ + OH- → H2O
Trước phản ứng: 0,02 0,03
Phản ứng: 0,02 0,02
Sau phản ứng: 0 0,01
⇒ nOH--dư = 0,01 mol
⇒ [OH-]dư = (nOH-dư)/V = 0,01/0,1 = 10-1M
⇒ pOH = -lg[OH-] = -lg10-1= 1 ⇒ pH = 13.
Bài 6 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: MgSO4, HClO3, H2S, Pb(OH)2, LiOH
Hướng dẫn giải:
Phương trình điện li:
MgSO4 → Mg2+ + SO42-
Pb(OH)2 ⇄ Pb(OH)+ + OH-
Pb(OH)+ ⇄ Pb2+ + OH-
H2S ⇄ H+ + HS-
HS- ⇄ H+ + S2-
HClO3 → H+ + ClO3-
H2PbO2 ⇄ H+ + HPbO2-
HPbO2- ↔ H+ + PbO22-
LiOH → Li+ + OH-
Bài 7 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Ion nào dưới đây là axit theo thuyết Bron – stêt?
A. SO42-;
B. NH4+;
C. NO3-;
D. SO32-.
Hướng dẫn giải:
Chọn B.
NH4+ : NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+
Bài 8 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Theo thuyết Bron – stêt, ion nào dưới đây là bazơ?
A. Cu2+;
B. Fe3+;
C. BrO-;
D. Ag+.
Hướng dẫn giải:
Chọn C.
BrO- : BrO- + H2O ↔ HBrO + OH-
Bài 9 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Ion nào sau đây là lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt?
A. Fe2+ ;
B. Al3+ ;
C. HS- ;
D. Cl-.
Hướng dẫn giải:
Chọn C.
HS- là ion lưỡng tính.
HS- + H2O ↔ H2S + OH-
HS- + H2O ↔ S2- + H3O+
Bài 10 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch HNO20,10M, biết rằng hằng số phân li axit của HNO2 là Ka = 4,0.10-4.
Hướng dẫn giải:
Xét 1 lít dung dịch HNO2
HNO2 ⇔ H+ + NO2-
Trước điện li: 0,1 0 0
Điện li x x x
Sau điện li: (0,1-x) x x
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{K_a} = \frac{{[{H^ + }][N{O_2}^ - ]}}{{[HN{O_2}]}} = {4.10^{ - 4}}\\
\to \frac{{x.x}}{{(0,1 - x)}} = {4.10^{ - 4}}
\end{array}\)
Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.4.10-4 = 40.10-6 ⇒ x = 6,32.10-3.
⇒ [H+] = 6,32.10-3 mol/ lít
Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 11 Chương 1 Luyện tập Axit, bazo và muối, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!