ĐỀ TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT VỀ NITO, AMONIAC
A. LÝ THUYẾT BÀI NITO
Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA đều có dạng:
A.ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4
Câu 2. Tìm câu sai trong số những câu sau:
A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng.
B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất.
C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính kim loại mạnh nhất.
D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường.
Câu 3. Câu nào sai?
A. Phân tử N2 bền ở nhiệt độ thường
B. Phân tử nitơ có liên kết ba giữa hai nguyên tử
C. Phân tử nitơ còn một cặp electron chưa tham gia liên kết
D. Phân tử nitơ có năng lượng liên kết lớn
Câu 4. Khí Nitơ tương đối trơ ở t0 thường là do:
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ .
B. Nguyên tử Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm Nitơ .
C. Trong phân tử N2 ,mỗi nguyên tử Nitơ còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết.
D.Trong nguyên tử N2 có liên kết ba bền.
Câu 5. Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là
A. LiN3 Al3N B. Li2N3, Al2N3 C. Li3N, AlN D. Li3N2, Al3N2
Câu 6. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí.
A. Li, Mg, Al B. Li, H2, Al C. H2 ,O2 D. O2 ,Ca,Mg
Câu 7. Nguyên tố nito có số oxi hóa trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O5, Mg3N2 lần lượt là
A. +2, +4, +1, -3, +1, +5, -3
B. +2, +4, -3, -3, +1, +5, -3
C. +2, +4, -3, -3, +1, +4, -3
D. +2, +2, -3, -3, +1, +5, -3
Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ .
A. Không khí B. NH3 ,O2
C. NH4NO2 D.Zn và HNO3
Câu 9. Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây.
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi .
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng .
C. Đun dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.
D. Đun nóng kl Mg với dd HNO3 loãng.
Câu 10. N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với :
A. H2 B. O2 C. Li D. Mg
Câu 11. Chọn muối khi nhiệt phân tạo thành khí N2.
A. NH4NO2 B. NH4NO3
C. NH4HCO3 D. NH4NO2 hoặc NH4NO3
Câu 12. Thể tích khí N2 (đkc) thu được khi nhiệt phân 10g NH4NO2 là
A. 11,2 l B. 5,6 l C. 3,5 l D. 2,8 l
Câu 13. Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần:
A. NH3, N2, NO, N2O, AlN
B. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO
C. NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3
D. NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3
Câu 14. Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ : “Từ nitơ đến bitmut thì...”
A.nguyên tử khối tăng dần. B. bán kính nguyên tử tăng dần.
C. độ âm điện tăng dần. D. năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần.
Câu 15. Trong nhóm nito, từ nito đến bitmut thì nhận xét nào sau đây là sai.
A, Khả năng oxi hóa giảm dần do độ âm điện giảm dần.
B. Tính phi kim tăng dần đồng thời tính kim loại giảm dần.
C. Hợp chất khí với hydro RH3 có độ bền nhiệt giảm dần và dung dịch không có tính axit.
D. Tính axit của các oxit giảm dần, đồng thời tính bazo tăng dần.
Câu 16. Sấm chớp (tia lửa điện) trong khí quyển sinh ra chất nào sau đây?
A. CO B. H2O C. NO D. NO2
Câu 17. Nito có những đặc điểm về tính chất như sau:
a, Nguyên tử nito có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên chỉ có khả năng tạo hợp chất cộng hóa trị trong đó nito có số oxi hóa +5 và -3.
b, Khí nito tương đối trơ ở nhiệt độ thường.
c, Nito là phi kim tương đối hoạt độ ở nhiệt độ cao.
d, Nito thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại mạnh và hydro.
Nito thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
A. a, d, e B. a, c, d. C. a, b, c D. b, c, d, e
Câu 18. Trong các hợp chất, nitơ có cộng hoá trị tối đa là :
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19. Cho 2 phản ứng sau :
N2 + 3H2 → 2NH3 (1) và N2 + O2 → 2NO (2)
A. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
B. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
C. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
D. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt.
Câu 20. ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với :
A. Mg B. K C. Li D.F2
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề trắc nghiệm lý thuyết về nito, amoniac có đáp án, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!