CÂU HỎI ÔN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - SINH HỌC 11
CHUYÊN ĐỀ:
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Câu 1: Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?
Câu 2: Nêu điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước qua lá? Tại sao thoát hơi nước qua lá vừa là một tai hoạ và cũng là một tất yếu?
Câu 3.
a. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng ở cây liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
b. Nêu ứng dụng về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt giúp rễ cây hô hấp tốt hơn?
Câu 4: Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Câu 5: Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Câu 6: Việc tách chiết sắc tố từ lá dựa trên nguyên tắc nào? Nêu các bước chính trong tách chiết sắc tố?
Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của rễ cây liên quan đến các con đường hấp thụ nước từ đất vào rễ như thế nào?
Câu 8:
a. Nêu điểm khác biệt rõ nét nhất trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM.
b. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện nào và trình tự diễn ra qua các bào quan nào?
Câu 9:
a. Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây?
b. Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?
Câu 10: Cho sơ đồ về chu trình cố định CO2 trong pha tối ở cây ngô:
Cho biết tên chu trình trên? Các giai đoạn (1), (2), (3) diễn ra ở vị trí nào? ATP được sử dụng ở giai đoạn nào trong chu trình trên?
Câu 11: Hệ số hô hấp là gì? Tính hệ số hô hấp của axit stêaric (C18H36O2)? Ý nghĩa của nghiên cứu hệ số hô hấp?
Câu 12:
a. Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây?
b. Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?
Câu 13:
a. Tại sao nói: “Chu trình Canvin xảy ra ở mọi loại thực vật”?
b. Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Câu 14: Người ta bố trí thí nghiệm như sau: Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô (có màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. Sau đó dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 mảnh kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá. Sau 15 phút thu được kết quả ghi trong bảng sau:
Tên cây | Diện tích chuyển màu của giấy côban clorua (cm2) | |
Mặt trên | Mặt dưới | |
Cây thược dược | 9 | 11 |
Cây đoạn | 4 | 9 |
Cây thường xuân | 0 | 3,7 |
Em hãy rút ra nhận xét, kết luận và giải thích thí nghiệm trên.
Câu 15: Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên, lục lạp được ngâm trong dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacôit đạt pH = 4, lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8. Đưa lục lạp vào trong tối thì lục lạp có tạo ATP không? Phân tử ATP được hình thành bên trong hay bên ngoài màng tilacôit? Giải thích?
Câu 16: Mô tả quy trình làm thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự hút khí ôxi? Nêu kết quả, giải thích hiện tượng?
Câu 17: Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau:
TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2.
TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá.giờ).
Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.
Câu 18:
a) Trong những lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?
b) Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm độc đáo gì? Đặc điểm này dẫn tới sự khác nhau về nhu cầu nước ở thực vật CAM và các nhóm thực vật khác như thế nào?
Câu 19:
a) Viết sơ đồ tóm tắt quá trình chuyển hóa nitrat trong đất (amoni => nitrit => nitrat) dưới tác dụng của vi sinh vật?
b) Đất càng có pH axít thì hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất sẽ như thế nào? Giải thích. Nêu tên một số biện pháp làm tăng độ màu mỡ của đất khi đất có pH axít?
Câu 20: Để tổng hợp một phân tử glucôzơ thì trong quang hợp ở thực vật C3, C4 và thực vật CAM cần tới bao nhiêu phân tử ATP? Số lượng ATP khác nhau ở các nhóm thực vật này được dùng như thế nào?
Câu 21:
a) Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả năng đó?
b) Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu cung cấp cho cây?
c) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
Câu 22:
a) Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây ưa sáng được không? Giải thích.
b) Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy?
c) Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin; Abxixic/Giberelin; Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Abxixic.
Câu 23:
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Nêu thí nghiệm chứng minh có hiện tượng ứ giọt?
b. Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng?
Câu 24:
a. Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyên tố mà khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó?
b. Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ. vai trò, triệu chứng khi thiếu). Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta thường đào thành rãnh quanh gốc?
Câu 25: Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào?
Câu 26: Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
Câu 27: Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào? Tại sao hiện tượng đó lại vừa có lợi, vừa có hại cho cây trồng?
Câu 28: Vì sao ở những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn thì cây trồng lại xanh tốt?
Câu 29:
a. Tại sao đều không có hô hấp sáng, nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM có năng suất thấp hơn?
b. Có ý kiến cho rằng: Các cây rong màu đỏ là các cây có thể sống ở mức nước sâu nhất. Nhận định đó có đúng không? Vì sao?
Câu 30:
a. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không?
b. Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi?
Câu 31: Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh: Hô hấp là một quá trình tỏa nhiệt mạnh và giải thích vì sao?
Câu 32:
1. Trình bày đặc điểm cấu của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng?
2. Tại sao nói: Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây?
3. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?
Câu 33
1. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
2. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
3. Tại sao quá trình hấp thụ nước và khoáng ở liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
Câu 34: Các câu sau là đúng hay sai. Giải thích?
1- Hô hấp tế bào có ba giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn đều giải phóng ATP nhưng giai đoạn đường phân giải phóng nhiều ATP nhất.
2- Trong pha tối của quang hợp, với sự tham gia của ATP tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ.
3- Bên cạnh quang hợp, hóa tổng hợp là một con đường đồng hóa cacbon được tìm thấy ở vi khuẩn tự dưỡng như vi khuẩn lam.
4- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.
Câu 35:
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
Câu 36: Các bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ động của hệ rễ ntn? Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý những biện pháp kỹ thuật nào?
Câu 37: Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của chúng? Vai trò của vòng đai Caspari.
Câu 38:
a. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp.
b. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
Câu 39: So sánh quang hợp ở 3 nhóm thực vât C3, C4 và CAM
Câu 40: a. Hình dưới đây mô tả sơ đồ cắt ngang của lá cây:
Hãy sắp xếp các vị trí từ 1 đến 4 theo thứ tự tăng dần thế nước. Giải thích tại sao lại sắp xếp được như vậy.
b. Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có 2 nguyên tố mà khi cây thiếu 1 trong 2 nguyên tố có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, sinh trưởng của rễ bị giảm sút, ra hoa giảm, còi cọc. Đó là 2 nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó.
Câu 41:
a. Để tổng hợp 1 phân tử glucozo, thực vật C3 và CAM cần bao nhiêu ATP? Giải thích tại sao lại có sự khác nhau về số lượng ATP trong tổng hợp glucozo ở 2 nhóm thực vật này.
b. Khi chiếu sáng với cường độ thấp như nhau vào 3 loài cây A, B và C trồng trong nhà kính, người ta nhận thấy ở cây A lượng CO2 hấp thụ tương đương với lượng CO2 thải ra, ở cây B lượng CO2 hấp thụ nhiều hơn lượng CO2 thải ra, còn ở cây C lượng CO2 hấp thụ ít hơn lượng CO2 thải ra. Chỉ tiêu sinh lý nào về ánh sáng được dùng để xếp loại các nhóm cây này? Giải thích.
Câu 42:
a. Chứng minh quá trình trao đổi khoáng và nitơ phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp. Người ta vận dụng sự hiểu biết về mối quan hệ này trong thực tế trồng trọt như thế nào?
b. Biểu đồ dưới đây biểu diễn quá trình hô hấp của một cây trong điều kiện bình thường. Đường cong nào dưới đây biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây. Giải thích? Em hãy cho biết ứng dụng trong việc bảo quản các sản phẩm nông nghiệp.
Câu 43:
a. Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra qua khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát ra qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao?
b. Có những loại lipit nào tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào? Trình bày cấu trúc và mối quan hệ của các loại lipit đó trong việc ổn định cấu trúc của màng.
Câu 44:
a. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao pha sáng và pha tối lại xảy ra ở vị trí đó?
b. Về quá trình quang hợp:
- Ở thực vật C3, khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 thì chất nào tăng, chất nào giảm trong chu trình Canvin? Hãy giải thích.
- Trong dung dịch nuôi tảo, khi tăng nồng độ CO2 thì bọt khí ôxi lại nổi lên nhiều hơn.
Hãy giải thích hiện tượng này.
Câu 45: Người ta làm một thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 (kí hiệu A, B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Hàm lượng O2 | Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ) | |
Cây A | Cây B | |
21% | 25 | 40 |
0% | 40 | 40 |
Em hãy cho biết cây A, B thuộc thực vật C3 hay thực vật C4? Giải thích.
Câu 46: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Ở rễ, việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ là do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
2. Nồng độ khí cacbônic thấp hơn nồng độ ôxi trong mô lá gây ra hiện tượng quang hô hấp ở thực vật C3.
3. Nguyên tố khoáng có vai trò quan trọng quyết định hoạt động cố định đạm ở cây Họ đậu là Bo.
4. Ở cây C4, cấu tạo lục lạp trong tế bào bao bó mạch hoàn toàn giống với lục lạp của tế bào mô giậu.
Câu 47: So sánh quá trình quang hợp của lúa và ngô?Loài nào cho năng suất sinh học cao hơn? Vì sao?
Câu 48: Xác định các câu sau đúng hay sai và giải thích:
a. Cây chỉ hút được nước khi thế nước của dung dịch đất cao hơn dịch bào của rễ.
b. Cây chỉ thoát được nước khi độ ẩm không khí bão hòa
c. Các nguyên tố khoáng thiết yếu đều là các nguyên tố cây cần với lượng lớn
d. Quá trình phóng điện trong cơn giông đã cung cấp một lượng NH3 đáng kể cho cây
Câu 49:
a. Tại sao nói: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”.
b. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ có thể xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?
Câu 50: Người ta làm một thí nghiệm như sau: đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 (kí hiệu A, B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Hàm lượng O2 | Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ) | |
Cây A | Cây B | |
21% | 25 | 40 |
0% | 40 | 40 |
Em hãy cho biết cây A, B thuộc nhóm thực vật C3 hay thực vật C4? Giải thích.
Câu 51:
a. Cây gỗ đỏ sống trong vườn quốc gia Redwood, California, Mỹ cao 115,6 mét và tương đương với tòa nhà 30 tầng. Để đưa nước lên các tầng, con người phải sử dụng hệ thống máy bơm nước hiện đại còn cây không có máy bơm nước hỗ trợ vẫn có thể lấy nước từ dưới đất lên ngọn. Hãy giải thích vì sao cây có thể thực hiện được việc này?
b. Cứ 1000g nước được cây hấp thụ thì có 990g bay hơi, chỉ còn 1-2g nước tham gia tạo chất khô. Quá trình thoát hơi nước của cây có phải là quá trình lãng phí nước không? Vì sao?
Câu 52:
a. So sánh pha sáng và pha tối trong quang hợp dựa vào các đặc điểm sau: vị trí xảy ra, điều kiện, nguyên liệu, sản phẩm và vai trò.
b. Cho các thực vật sau: Lúa, ngô, dứa. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần năng suất sinh học của thực vật. Trong các thực vật trên, thực vật nào xảy ra hô hấp sáng?
Câu 53:
a. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì ? Điểm bù ánh sáng ở cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào ? Giải thích.
b. Điểm bù và điểm bão hòa CO2 là gì ? Sự bão hòa CO2 có xảy ra trong điều kiện tự nhiên không? Điểm bù CO2 và hiện tượng quang hô hấp của thực vật có liên quan với nhau như thế nào? Giải thích.
c, Trong hô hấp thực vật hãy phân biệt hô hấp sáng với hô hấp ti thể.
Câu 54:
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Thí nghiệm chứng minh có hiện tượng ứ giọt?
b. Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép.
Câu 55:
a. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh ? Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó?
b. Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình?
Câu 56. Dưới đây là 3 loài cây với một số đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh lí như sau:
Loài cây | Đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí |
I. Cây dứa II. Cây mía III. Cây lúa | 1. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban đêm 2. Thực vật C3 3. Thực vật C4 4. Thực vật CAM 5. Có 2 loại lục lạp 6. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban ngày 7. Xẩy ra hô hấp sáng làm tiêu giảm 30 - 50% sản phẩm quang hợp 8. Lá mọng nước |
a. Hãy xác định tổ hợp đúng:
A. (I: 2, 5) II: (3, 7) III: (6, 7, 8) B. (I: 4, 5) II: (3, 8) III: (2, 5, 6)
C. (I: 1, 4, 8) II: (3, 5) III: (2, 6, 7) D. (I: 1, 4, 7) II: (3, 5) III: (2, 6, 7)
b. Về quá trình quang hợp: Giải thích tại sao khi nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo tăng thì bọt khí O2 lại nổi lên nhiều hơn?
Câu 57. Cho thí nghiệm sau:
* Chiết rút sắc tố: Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta thu được hỗn hợp sắc tố màu xanh lục.
* Tách các sắc tố thành phần: Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dung dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành hai lớp: Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hòa tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hòa tan trong axêtôn.
a. Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ ?
b. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp ?
Câu 58. Theo dõi sự sản sinh ôxi và thải ôxi trong hoạt động quang hợp của một cây C4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị dưới đây:
a. Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải ôxi ra môi trường? Vì sao?
b. Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B.
Câu 59: Cho hình vẽ như sau:
- Quan sát hình vẽ trên và cho biết:
1. Chú thích từ 1 đến 4.
2. Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ? Vì sao vi khuẩn lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng?
Câu 60.
1. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, nơi diễn ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học.
2. Giải thích tại sao buổi trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại giảm?
Câu 61.
1. Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì?
2. Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng, nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM lại có năng suất thấp?
Câu 62. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng ở cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích.
Câu 63:
a. Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ?
b. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp?
Câu 64:
a. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh? Người ta thường khuyên rằng: "Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó?
b. Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình?
Câu 65. Cơ chế nào đảm bảo cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ theo một chiều từ rễ lên lá? Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống có thể tiếp tục đi lên được không? Giải thích?
Câu 66. Vai trò của thoát hơi nước là gì? Giải thích tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
Câu 67:
a. Vì sao nói: "Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C3” ?
b. Biểu đồ dưới đây biểu diễn quá trình hô hấp của 1 cây trong điều kiện bình thường. Hãy chọn đường cong thích hợp biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây. Giải thích tại sao? ứng dụng trong việc bảo quản các sản phẩm nông nghiệp như thế nào?
Câu 68.
a) Vì sao nitơ được xem là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây xanh ?
b) Rễ cây hấp thụ được dạng nitơ nào ? Tại sao trong cây lại có quá trình khử nitrat?
c) Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc ? Điều đó có ý nghĩa sinh học như thế nào đối với cơ thể thực vật ?
Câu 69:
a- Sự đồng hoá cacbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào?
b- Giải thích tại sao trong quá trình quang hợp nếu quá thiếu hay quá thừa CO2 đều làm giảm năng suất cây trồng?
Câu 70: Vì sao nông dân lại trồng lạc để cải tạo đất?
Câu 71:
a. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì ? Điểm bù ánh sáng ở cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào ? Giải thích.
b. Điểm bù và điểm bão hòa CO2 là gì? Sự bão hòa CO2 có xảy ra trong điều kiện tự nhiên không? Điểm bù CO2 và hiện tượng quang hô hấp của thực vật có liên quan với nhau như thế nào? Giải thích.
Câu 72: Vai trò của nước trong đời sống của cây?
Câu 73:
a. Nêu cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật.
b. Giải thích tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng
Câu 74: Hãy trình bày tóm tắt các giai đoạn của quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật?
Câu 75:
a. Nêu các con đường mất nước ở cây?
b. Cho bảng số liệu sau:
STT | Loài thực vật | Áp suất thẩm thấu của tế bào |
1 | Rong đuôi chó | 3,11 atm |
2 | Bèo hoa dâu | 3,45 atm |
3 | Cây mướp | 8,79 atm |
4 | Cây bắp cải | 10,34 atm |
5 | Cây phi lao | 19,27 atm |
6 | Cây xương rồng | 26, 15 atm |
Từ bảng số liệu trên có thể rút ra nhận xét gì? Nêu cơ sở của những nhận xét đó.
Câu 76:
a. Dư lượng nitrat cao trong các loại rau xanh ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ con người?
b. Nêu các điều kiện cơ bản để xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển (N2).
c. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất. Hãy cho biết quan điểm của em.
Câu 77:
a. So sánh sự khác nhau về cấu trúc lục lạp mô giậu và lục lạp bao bó mạch ở thực vật C4.
b. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Trồng thực vật C3 và thực vật C4 trong nhà kính và có thể điều chỉnh được nồng độ oxi.
- Thí nghiệm 2: Đưa thực vật C3 và thực vật C4 vào trong chuông thuỷ tinh kín và chiếu sáng liên tục.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Chuyên đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh 11 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!