Đề thi tuần số 8 HK2 môn Lịch Sử 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Phạm Văn Nghị

            SỞ GD – ĐT NAM ĐỊNH                              ĐỀ THI 8 TUẦN HỌC KÌ II.

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN NGHỊ                         MÔN LỊCH SỬ  LỚP 11

                                                                                Thời gian 30 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).

Câu 1. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ là

A. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia   B. Xác định đúng kẻ thù dân tộc: đế quốc và phong kiến

C. Làm suy yếu chính quyền Mãn Thanh     D. Do học sinh, sinh viên lãnh đạo

Câu 2. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc như thế nào?

A. Từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc 

C. Từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản

B. Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

D. Từ cuộc đấu tranh chống phong kiến sang đấu tranh chống đế quốc

Câu 3. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?

A. Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động

B. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ.

C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc.                        D. Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng

Câu 4. Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế

C. Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định

B. Bị chính quyền thực dân khống chế      

D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ rang         

B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước

C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi   

D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú.

Câu 6. Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là

A. Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.   

B. Bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp

C. Triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán

D. Mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Câu 7. Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?

A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác

B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại

C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường    

D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.

Câu 8. Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy nhất trên tg và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động?                  

A. Chế độ quân chủ chuyên chế                                  B. Chủ nghĩa tư bản  

C. Chủ nghĩa đế quốc                                                  D. Xã hội chủ nghĩa

Câu 9. Điểm chung của các nước giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là

A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên   

B. Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư

C. Có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường     

D. Có ít hoặc không có thuộc địa

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?

A. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ

B. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngăn cản không cho nhân dân chống Pháp

C. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo 

D. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất

II. PHẦN TỰ LUẬN. (7 ĐIỂM).

Câu 1. (4 điểm). Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1939):

a. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1914 – 1918) là gỉ? 

b. Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào?

c. Bài học nào được rút ra từ hai cuộc Chiến tranh thế giới để giải quyết tình hình phức tạp của biển Đông hiện nay.

Câu 2. (3 điểm). Cuộc kháng chiến chống Pháp (1858 – 1860).

a. Tại sao Pháp chọn Gia Định làm điểm tấn công sau khi thất bại ở Đà Nẵng?

b. Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858?

c. Nhân dân Nam Định có hành động gì cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng 1858?

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi tuần số 8 HK2 môn Lịch Sử 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Phạm Văn Nghị. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?