TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
TỔ VẬT LÝ
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ 1
MÔN VẬT LÝ 11
NĂM HỌC 2019-2020
Câu 1: Nếu x là suất điện động của nguồn và Is là dòng điện ngắn mạch khi hai cực của nguồn điện được nối với nhau bằng một dây dẫn không có điện trở. Điện trở trong của nguồn điện được tính bằng:
A. r = x / 2Is. B. r = x / Is.
C. r = 2 x / Is. D. r = Is / x.
Câu 2: nguyên nhân nào giải thích cho hiện tượng điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng, là do:
A. Sự mất trật tự của mạng tinh thể tăng. B. Vận tốc của các electron giảm.
C. Các hạt nhân kim loại cũng tham gia tải điện. D. Các hạt nhân luôn đứng yên
Câu 3: Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng 15C dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây:
A. 5.106 B. 31.1017
C. 85.1010 D. 23.1016
Câu 4: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0.
B. A > 0 nếu q < 0.
C. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.
D. A = 0 trong mọi trường hợp.
Câu 5: Hiện tượng siêu dẫn là:
A. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không
B. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác không
C. Khi nhiệt độ tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không
D. Khi nhiệt độ tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không
Câu 6: Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ có biểu thức:
A. R = ρ B. R = R0(1 + αt)
C. Q = I2Rt D. ρ = ρ0(1+αt)
Câu 7: Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07V. Màng tế bào dày 8nm. Cường độ điện trường trong màng tế bào này là:
A. 8,75.106V/m B. 7,75.106V/m
C. 6,75.106V/m D. 5,75.106V/m
Câu 8: Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:
A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N). B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).
C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N). D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).
Câu 9: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (μC) từ M đến N là:
A. A = - 1 (μJ). B. A = + 1 (μJ).
C. A = - 1 (J). D. A = + 1 (J).
Câu 10: Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:
A. 0,166V B. 6V
C. 96V D. 0,6V
Câu 11: Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào:
A. Hình dạng, kích thước của hai bản tụ. B. Khoảng cách giữa hai bản tụ.
C. Bản chất của hai bản tụ. D. Chất điện môi giữa hai bản tụ.
Câu 12: Điện trở trong của một acquy là 0,06 W và trên vỏ của nó ghi 12V. Mắc vào hai cực của acquy này một bóng đèn ghi 12 V - 5 W. Tính hiệu suất của nguồn điện trong trường hợp này?
A. 100% B. 99,6%
C. 99,8% D. Chưa đủ dữ kiện để tính.
Câu 13: Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Người ta giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm một nửa thì lực tương tác giữa chúng sẽ:
A. không đổi B. tăng gấp đôi
C. giảm một nửa D. giảm bốn lần
Câu 14: Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận:
A. chúng đều là điện tích dương B. chúng đều là điện tích âm
C. chúng trái dấu nhau D. chúng cùng dấu nhau
Câu 15: Giả thiết rằng một tia sét có điện tích q = 25C được phóng từ đám mây dông xuống mặt đất, khi đó hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất U = 1,4.108V. Tính năng lượng của tia sét đó:
A. 35.108J B. 45.108 J C. 55.108 J D. 65.108 J
Câu 16: Cho ba bản kim loại phẳng tích điện 1, 2, 3 đặt song song lần lượt nhau cách nhau những khoảng d12 = 5cm, d23 = 8cm, bản 1 và 3 tích điện dương, bản 2 tích điện âm. E12 = 4.104V/m, E23 = 5.104V/m, tính điện thế V2, V3 của các bản 2 và 3 nếu lấy gốc điện thế ở bản 1:
A. V2 = 2000V; V3 = 4000V B. V2 = - 2000V; V3 = 4000V
C. V2 = - 2000V; V3 = 2000V D. V2 = 2000V; V3 = - 2000V
Câu 17: Suất điện động của một ắcquy là 3V, lực lạ làm di chuyển điện tích thực hiện một công 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là:
A. 18.10-3 C. B. 2.10-3C
C. 0,5.10-3C D. 1,8.10-3C
Câu 18: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ I. Công suất toả nhiệt ở điện trở này không thể tính bằng công thức.
A. P = RI2 B. P = UI
C. P = \({\frac{{{U^2}}}{R}}\) D. P = R2I
Câu 20: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 1W, mạch ngoài là một điện trở R. Công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại là
A. 36W B. 3W
C. 18W D. 9W
Câu 21: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:
A. Cb = 5 (μF). B. Cb = 10 (μF).
C. Cb = 15 (μF). D. Cb = 55 (μF).
Câu 22: Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện độ 3 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là
A. 9 V và 3 Ω. B. 9 V và 1/3 Ω.
C. 3 V và 3 Ω. D. 3 V và 1/3 Ω.
Câu 23: Một đèn ống loại 40W được chế tạo để có công suất chiếu sáng bằng với công suất chiếu sáng của một bóng đèn sợi đốt loại 100W. Nếu sử dụng đèn ống này mỗi ngày 5h trong thời gian 30 ngày sẽ giảm được bao nhiêu tiền so với sử dụng đèn sợi đốt nói trên ? (Cho biết giá tiền điện là 700 đ/kW.h).
A. 4200 đồng. B. 6300 đồng.
C. 10500 đồng. D. 2100 đồng.
Câu 24: Một bóng đèn ở 270C có điện trở 45Ω, ở 21230C có điện trở 360Ω. Tính hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn:
A. 0,0037K-1 B. 0,00185 K-1
C. 0,016 K-1 D. 0,012 K-1
Câu 25: Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do:
A. sự tăng nhiệt độ của chất điện phân B. sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực
C. sự phân ly của các phân tử chất tan trong dung môi D. sự trao đổi electron với các điện cực
Câu 26: Trong các bán dẫn loại nào mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống bằng nhau:
A. bán dẫn tinh khiết B. bán dẫn loại p
C. bán dẫn loại n D. hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
Câu 27: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là.
A. V/m2. B. V.m.
C. V/m. D. V.m2.
Câu 28: Khi có n nguồn giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Công thức nào sau đây đúng?
A. E b = E; rb = r B. E b = E; rb = r/n
C. E b = n.E; rb = n.r D. E b = n. E; rb = r/n
Câu 29: Một mạch điện gồm điện trở thuần 10W mắc giữa hai điểm có hiệu điện thế 20V. Nhiệt lượng toả ra trên R trong thời gian 10s là
A. 20J B. 2000J
C. 40J D. 400J
Câu 30: Hai điện tích điểm q1 = 0,5 (nC) và q2 = - 0,5 (nC) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M nằm trên trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng l = 4 (cm) có độ lớn là:
A. E = 0 (V/m). B. E = 1080 (V/m).
C. E = 1800 (V/m). D. E = 2160 (V/m).
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi trắc nghiệm HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Trần Hưng Đạo có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.