Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử THPT Đặng Thúc Hứa Nghệ An

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN    
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Lãnh tụ chính của Việt Nam Quốc dân đảng là

A.            Phạm Tuấn Tài.               B. Nguyễn Khắc Nhu.     C. Phó Đức Chính.           D. Nguyễn Thái Học.

Câu 2: Lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là

A.            Mao Trạch Đông.             B. Tôn Trung Sơn.           C. Hồng Tú Toàn.             D. Đặng Tiểu Bình.

Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc, thất bại thuộc về các nước

A.            I-ta-li-a, Đức, Nhật.         B. Anh, Pháp, Mĩ.              C. Đức, Anh, Nhật.           D. Anh, Mĩ, Liên Xô.

Câu 4: Cơ quan nào của Liên Hợp quốc đóng vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới ?

A.            Đại hội đồng.     B.            Ban Thư ký.       C. Hội đồng Bảo an.         D. Tòa án Quốc tế.

Câu 5: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2-1930) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, được tổ chức ở đâu ?

A.            Thượng Hải - Trung Quốc.          B.            Quảng Châu - Trung Quốc.

C.            Mã Cao - Trung Quốc.                    D.            Hương Cảng - Trung Quốc.

Câu 6: Chiến thắng nào của quân dân ta ở miền Nam đã mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”?

A.            Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)   B.            Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).

C.            Chiến thắng xuân Mậu Thân (1968).      D.            Chiến thắng mùa khô 1965 -      1966.

Câu 7: Người sáng lập ra nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ngày 1-10-1949) là

A. Tập Cận Bình.               B. Mao Trạch Đông.        C. Tôn Trung Sơn.           D. Đặng Tiểu Bình.

Câu 8: Cuộc chiến đấu ác liệt nhất của quân và dân ta trong các độ thị Bắc vĩ tuyến 16 là ở

A. Hải Phòng.                     B. Hà Nội.                            C. Vinh.                                 D. Huế.

Câu 9: Sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược lấy

A.            phát triển khoa học - công nghệ làm trọng điểm.

B.            phát triển quan hệ đối ngoại làm trọng điểm.

C.            phát triển kinh tế làm trọng điểm.

D.            phát triển quân sự làm trọng điểm.

Câu 10: Từ cuối thập kỉ 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên minh châu Âu (EU) trở thành

A.            liên kết tài chính - thương mại lớn nhất thế giới.

B.            liên kết chính trị - quân sự lớn nhất thế giới.

C.            liên kết kinh tế - văn hóa lớn nhất thế giới.

D.            liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất thế giới.

Câu 11: Giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Người chọn

A.            đi đến các nước phương Tây.    B. đi đến các nước châu Mĩ.

C. đi đến các nước phương Đông.            D. đi đến các nước châu Phi.

Câu 12: Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã

A.            lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

B.            lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.

C.            lật đổ nền quân chủ lập hiến.

D.            lật đổ các Xô viết công nhân - nông dân - binh lính.

Câu 13: Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc ?

A.            Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B.            Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

C.            Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D.            Được can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. 

Câu 14: Đâu là chính đảng đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc gia nhập trong quá trình hoạt động tìm đường cứu nước?

A.            Đảng Cộng sản Pháp.     B. Đảng Xá hội Dân chủ Pháp.

C.            Đảng Xã hội Pháp.           D. Đảng Dân chủ Pháp.

Câu 15: Từ tháng 3 - 1938 đến tháng 11 - 1939, hình thức tập hợp lực lượng của cách mạng Đông Dương có tên gọi

A.            Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

B.            Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.

C.            Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D.            Mặt trân dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 16: Với việc ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, thực dân Pháp đã phải

A.            công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

B.            công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

C.            công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.

D.            công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập tự do.

Câu 17: Chiến dịch phản công đầu tiên của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (1946-1954)

A.            chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

B.            Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947.

C.            Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D.            Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân năm 1951-1952.

Câu 18: Nhân tố nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên hiện tượng “thần kỳ” Nhật Bản trong những năm 1952 - 1973?

A.            Vai trò lãnh đạo và quản lý của Nhà nước có hiệu quả.

B.            Áp dụng thành công các thành tựu khoa học - kỹ thuật.

C.            Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa trông rộng.

D.            Nhật Bản là quốc gia hải đảo không bị chiến tranh tàn phá.

Câu 19: Chiến thắng nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A.            Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B.            Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

C.            Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).

D.            Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

Câu 20: Ý nghĩa nào sau đây không thuộc về thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) của quân và dân miền Nam?

A.            Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

B.            Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

C.            Làm phá sản chiến lược “chiến tranh một phía” của Mĩ.

D.            Làm thất bại hoàn toàn thủ đoạn dồn dân lập “Ấp chiến lược’ của Mĩ.

{--Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về --}

Ngoài ra, các em có thể tham gia thực hành trắc nghiệm trực tuyến với nội dung đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử THPT Đặng Thúc Hứa - Nghệ An. 

Trên đây là trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử - THPT Đặng Thúc Hứa - Nghệ An. Để xem được đầy đủ nội dung và đáp án gợi ý các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?