Đề cương ôn thi THPT QG năm 2018 môn GDCD

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QG NĂM 2018 MÔN GDCD

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

  1. Kiến thức cơ bản:
    1. Khái niệm pháp luật:
  1. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  2.  Đặc trưng của pháp luật:
  • Tính quy phạm phổ biến.
  • Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • Tính chặt chẽ về mặt  hình thức.
    1. Bản chất của pháp luật:
      1. Bản chất giai cấp của pháp luật: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
      2. Bản chất xã hội của pháp luật:

+ Pháp luật bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu  cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.

+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.

  1. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
  1. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (đọc thêm)
  2. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị (đọc thêm)
  3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.

  • Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
  • Những giá trị cơ bản của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới.
    1. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội:
      1.  PL là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:
  • Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
  • Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm  soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.
  • Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp  và tầng lớp xã hội khác nhau.
  • Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một accsh thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

c. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

  • Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.
  • Công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của PL.
  • PL là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

{-- Xem tiếp nội dung ôn tập tại Xem online hoặc Tải về --}

Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦACÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

  1. Kiến thức cơ bản:
    1.  Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:
  1. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?Là bình đẳng về nghĩa vụ và  quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
  2. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:

- Bình đẳng giữa vợ chồng: Được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

+ Quan hệ nhân thân:

  • Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau…
  • Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định…

+ Quan hệ tài sản:

  • Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung…
  • Những tài sản chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu…
  • Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân sự khác có liên quan tài sản chung...

* Ngoài ra, vợ chồng vẫn có tài sản riêng…

  • Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
  • Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
  • Bình đẳng giữa anh chị em.
    1.  Bình đẳng trong lao động:

Thế nào là bình đẳng trong lao động? Là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

  1. Nội dung cơ bản:
  • Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

+ Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm...

+ Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm...

+ Người lao động phải đủ tuổi theo quy định, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động...

  • Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

+ Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và ngƣời sử dụng lao động về việc làm có trả công...

+ Nguyên tắc: Tự do; tự nguyện; bình đẳng; không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

  • Công dân bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

+ Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm.

+ Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.

+ Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm...

   + Lao động nữ cần được quan tâm hơn đến đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ...

  1.  Bình đẳng trong kinh doanh:
  1. Khái niệm: Là cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ kinh tế từ lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, bình đẳng theo quy định của pháp luật.
  2. Nội dung cơ bản:

- Có quyền lựa chọn hình thức, tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng nếu có đủ điều kiện.

  • Tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
  • Khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
  • Chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh.
  • Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

{--Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về --}

Trên đây là trích dẫn một số nội dung lý thuyết ôn thi THPT QG năm 2018 môn GDCD. Để xem thêm một số câu hỏi trắc nghiệm và nội dung lý thuyết đầy đủ của đề cương các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về. Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết cao trong kì thi!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?