Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Nguyễn Huệ có đáp án

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

 

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: VẬT LÝ 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

 

Họ, tên thí sinh:………………………………………………….

Số báo danh:……………………………………………………..

 

Câu 1: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là        

A. 4F.                          B. 0,25F.        

C. 16F.                        D. 0,5F.

Câu 2: Một bếp điện gồm hai dây xoắn lò xo giống nhau có thể mắc nối tiếp hoặc song song. Cho biết mỗi dây dài 4m, tiết diện 0,1mm2, điện trở suất của dây là 1,1.10-6Wm. Tỉ số giữa nhiệt lượng toả ra của bếp trong cùng khoảng thời gian t khi mắc nối tiếp Q1 và khi mắc song song Q2 là:

A. Q2/Q1 = 4                       B. Q2/Q1 = 0,5                                    

C. Q2/Q1 = 2                       D. Q2/Q1 = 0,25

Câu 3: Hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút  nhau . Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

A. Hút nhau                                        B. Đẩy nhau               

C. Có thể hút hoặc đẩy nhau              D. Không tương tác

Câu 4: Mạch kín có nguồn điện (ξ , r) và mạch ngoài chỉ có R. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện là U­, cường độ dòng điện trong mạch là I. Hiệu suất của nguồn điện (ξ, r) được xác định bằng biểu thức:

A. H = R / R + r.               B. H = ξ / U.                    

C.  H = ξ / (ξ + rI).            D. H = 1 – ( rI / U).

Câu 5: Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = - 5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 cm, cách q2 15 cm là.

    A. E = 16000 V/m.             B. E = 20000 V/m.                 

C. E = 1,600 V/m.                  D. E = 2,000 V/m.

Câu 6: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 W được mắc với điện trở 4,8 W thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch là    

A.  12 A.     B.  1,2 A.              

C.  2,5 A.        D.  25 A.

Câu 7: Hai điện trở mắc song song nối vào nguồn điện. Cho R1 = 2 ; R2 = 3 ; r = 0,5 . Hiệu suất của nguồn điện là 

A. 87%.                                   B. 47%.                                  

C. 78%.                                   D. 74%.

Câu 8: Điện trường đều là điện trường có

A. độ lớn của điện trường tại mọi điểm là như nhau   

B. véctơ \(\vec E\)  tại mọi điểm đều bằng nhau

C. chiều của vectơ cường độ điện trường không đổi      

D. độ lớn do điện trường đó tác dụng lên điện tích thử là không đổi

Câu 9: Một tụ điện có điện dung 5nF, điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được là 3.105V/m, khoảng cách giữa hai bản là 2mm. Hiệu điện thế lớn nhất giữa hai bản tụ là:                

A. 600V          B. 400V         

C. 500V          D.800V

Câu 10: Một tụ điện có điện dung 2000 pF mắc vào hai cực của nguồn điện hiệu điện thế 5000V. Tích điện cho tụ rồi ngắt khỏi nguồn, tăng điện dung tụ lên hai lần thì hiệu điện thế của tụ khi đó là:

A. 2500V                    B. 5000V                               

C. 10 000V                    D. 1250V

Câu 11: điện phân dung dịch AgNO3. biết cường độ dòng điện qua bình là 0,2A. Khối lượng Ag bám vào catôt là 0,216g. Hỏi thời gian điện phân bằng bao nhiêu? 

A. 16phút 5giây.         B. 30phút 20giây.   

C. 40phút 15giây          D. 54 phút 10giây

Câu 12: Một hiệu điện thế như nhau mắc vào hai loại mạch: Mạch 1 gồm hai điện trở giống nhau đều bằng R mắc nối tiếp thì dòng điện chạy trong mạch chính là I1, mạch 2 gồm hai điện trở giống nhau cũng đều bằng R mắc song song thì dòng điện chạy trong mạch chính là I2. Mối quan hệ giữa I1 và I2 là:  

A. I1 = I2         B. I2 = 2I1       

C. I2 = 4I1       D. I2 = 16I1 

Câu 13: Hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một nguồn điện có hiệu điện thế U thì công suất tiêu thụ của chúng là 20W. Nếu hai điện trở này được mắc song song và nối vào nguồn trên thì công suất tiêu thụ của chúng sẽ là

A. 40W                                 B. 60W                       

C. 80W                                 D. 10W

Câu 14: Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 7 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là     

A. 10 phút.                  B. 600 phút.   

C. 10 s.                     D. 1 h.

Câu 15: Trong một đoạn mạch, công của nguồn điện bằng:

A. nhiệt lượng toả ra trên các dây nối                  

B. điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch

C. tích của hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện trong mạch

D. tích của suất điện động E và cường độ dòng điện I

Câu 16: Theo định luật Jun-Lenxơ, với một vật dẫn hình trụ làm bằng đồng, nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với:

A. điện trở suất                  B. chiều dài vật dẫn               

C. cường độ dòng điện      D. tiết diện của vật dẫn

Câu 17: Chọn câu sai

A. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi.             

B. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện.

C. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện.

D. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 0 0C các chất khí dẫn điện tốt.

Câu 18: Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì được bộ nguồn có… hơn của một nguồn.

A. suất điện động lớn              B. suất điện động nhỏ            

C. điện trở trong nhỏ              D. điện trở trong lớn

Câu 19: Cho đoạn mạch như hình vẽ  trong đó E1 = 9 V, r1 = 1,2 Ω; E2 = 3 V, r2 = 1Ω; điện trở R = 3,8Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB = 6 V.

Cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn là

A. I = 0,4 A.        B.  I = 0,2 A.        

C. I = 4 A.         D.  I = 2 A.

Câu 20: Câu nào đúng khi nói về vec tơ cường độ điện trường.

A.vec tơ cường độ điện trường \(\vec E\)  cùng phương và cùng chiều với lực \(\vec F\) tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó

B. vec tơ cường độ điện trường \(\vec E\) cùng phương và ngược chiều với lực \(\vec F\)  tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó

C. vec tơ cường độ điện trường \(\vec E\) cùng phương và cùng chiều với lực \(\vec F\) tác dụng lên một điện tích thử  dương đặt trong điện trường đó

D. vec tơ cường độ điện trường \(\vec E\) cùng phương và ngược chiều với lực \(\vec F\) tác dụng lên một điện tích thử  dương đặt trong điện trường đó

Câu 21: Một bóng đèn được thắp sáng ở hiệu điện thế U1 = 120 V, có công suất P1. Gọi P2 là công suất của đèn này khi thắp sáng ở hiệu điện thế U2 = 110 V thì

A. P1> P2.        B. P1= P2.       

C. P1 < P2.       D. So sánh công suất còn tùy thuộc công suất định mức.

Câu 22: Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch tỉ lệ với

A. suất điện động của nguồn.                                     B.  điện trở trong của nguồn.

C. điện trở ngoài  của mạch.                                       D.  tổng điện trở trong của nguồn và điện trở của mạch ngoài.

Câu 23: Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2cm đẩy nhau một lực 1N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10-5C. Tính điện tích của mỗi vật:           

A. q1 = 2,6.10-5 C; q2 = 2,4.10-5 C                   B.q1 = 1,6.10-5 C; q2 = 3,4.10-5 C

C. q1 = 4,6.10-5 C; q2 = 0,4.10-5 C                   D. q1 = 3.10-5 C; q2 = 2.10-5 C

Câu 24: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động 12 V, điện trở trong 2 W, mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 W mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị:

A. 1 W.                              B.  2 W.                            

C.  3 W.                             D.  4 W.

Câu 25: Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có điện trở trong r = 1Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 19Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện trở R là:                  

A. 0,0162mA          B. 0,324mA           

C. 0,5mA           D. 0,081mA

Câu 26: ở nhiệt độ 250C điện trở của một thanh kim loại là 2,5Ω. Hỏi nhiệt độ phải bằng bao nhiêu để điện trở của nó bằng 3,0Ω. Nếu hệ số nhiệt điện trở là 5.10-3K-1.    

A. 650.            B. 550.                 

C. 450.                 D. 350.

Câu 27: Do những nguyên nhân gì mà độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng?

A. chuyển động nhiệt của các phân tử tăng làm khả năng phân ly thành ion tăng do va chạm

B. độ nhớt của dung dịch giảm làm các ion chuyển động dễ dàng hơn

C. chuyển động nhiệt của các phân tử ở điện cực tăng lên vì thế tác dụng mạnh lên dung dịch

D. cả A và B

Câu 28: Haiđiện tích q1 = q, q2 = -3q đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích q1 tác dụng lực điện lên điện tích q2 có độ lớn là F thì lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 có độ lớn là

A. F.                            B. 3F.                                     

C. 1,5F.                       D. 6F.

Câu 29: Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí là

   A. quá trình dẫn điện của chất khí khi không cần tác nhân ion hóa.

   B. quá trình dẫn điện của chất khi cần phải có tác nhân ion hóa.

   C. quá trình dẫn điện của chất khí ở nhiệt độ và áp suất rất cao.   

   D. quá trình dẫn điện của chất khí khi có điện trường rất mạnh.

Câu 30: Hai điện tích điểm q1 = -10-6 và q2 = 10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong chân không. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N cách A 20cm và cách B 60cm có độ lớn

A. 105V/m                          B. 0,5.105V/m            

C. 2.105V/m                       D. 2,5.105V/m

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Nguyễn Huệ có đáp án trắc nghiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?