SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT HỒ XUÂN HƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN VẬT LÝ 11
Năm học: 2019-2020
Thời gian làm bài: 45 phút;
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ và tên:.....................................................................
SBD:.......................
Câu 1: Gọi U là hiệu điện thế giữa 2 đầu 1 đọan mạch chỉ có điện trở R, I là cường độ dòng điện chạy qua trong thời gian t. Nhiệt lượng tỏa ra tính bằng công thức:
A. Q = I R2 t. B. Q = U2 t / R.
C. Q = U2 R t. D. Q = U t / R2.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.
B. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.
C. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.
D. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 3: Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 30 (cm), một điện trường có cường độ E = 30000 (V/m). Độ lớn điện tích Q là:
A. Q = 3.10-5 (C). B. Q = 3.10-6 (C).
C. Q = 3.10-7 (C). D. Q = 3.10-8 (C).
Câu 4: Câu nào dưới đây nói về tạp chất đôno và tạp chất axepto trong bán dẫn là không đúng?
A. Tạp chất đôno làm tăng các electron dẫn trong bán dẫn tinh khiết.
B. Tạp chất axepto làm tăng các lỗ trống trong bán dẫn tinh khiết.
C. Tạp chất axepto làm tăng các electron trong bán dẫn tinh khiết.
D. Bán dẫn tinh khiết không pha tạp chất thì mật độ electron tự do và các lỗ trống tương đương nhau.
Câu 5: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4cm, chúng đẩy nhau một lực 10-5 N. Độ lớn mỗi điện tích đó là:
A. |q| = 1,3.10-9 C B. |q| = 2 .10-9 C
C. |q| = 2,5.10-9 C D. |q| = 2.10-8 C
Câu 6: Bộ ba tụ điện C1 = C2 = C3/2 ghép song song rồi nối vào nguồn có hiệu điện thế 45V thì điện tích của bộ tụ là 18.10-4C. Tính điện dung của các tụ điện:
A. C1 = C2 = 5μF; C3 = 10 μF B. C1 = C2 = 8μF; C3 = 16 μF
C. C1 = C2 = 10μF; C3 = 20 μF D. C1 = C2 = 15μF; C3 = 30 μF
Câu 7: Muối ăn (NaCl ) kết tinh thành điện môi. Chọn câu đúng.
A.Trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do. B. Trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do.
C. Trong muối ăn kết tinh có êlectron tự do. D. Trong muối ăn kết tinh không có ion và êlectron tự do.
Câu 9: Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-9 C, đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích bằng
A. 18000 V/m B. 36000 V/m
C. 1,800 V/m D. 0 V/m
Câu 10: Chọn câu sai
A. Đường sức là những đường mô tả trực quan điện trường.
B. Đường sức của điện trường do một điện tích điểm gây ra có dạng là những đường thẳng.
C. Véc tơ cường độ điện trường \(\vec E\) có hướng trùng với đường sức
D. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ vẽ được một đường sức điện đi qua
B. Các đường sức điện của hệ điện tích là đường cong không kín
C. Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 12: Một tụ điện có điện dung là bao nhiêu thì tích lũy một năng lượng 0,0015J dưới một hiệu điện thế 6V:
A. 83,3μF B. 1833 μF
C. 833nF D. 833pF
Câu 13: Hai bản kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 10cm có hiệu điện thế giữa hai bản là 100V. Một electrôn có vận tốc ban đầu 5.106m/s chuyển động dọc theo đường sức về bản âm. Tính đoạn đường nó đi được cho đến khi dừng lại. Biết điện trường giữa hai bản là điện trường đều và bỏ qua tác dụng của trọng lực:
A. 7,1cm B. 12,2cm
C. 5,1cm D. 15,2cm
Câu 14: Một vôn kế có điện trở 10KΩ có thể đo được tối đa hiệu điện thế 120V. Muốn mắc vào mạch điện có hiệu điện thế 240V phải mắc nối tiếp với nó một điện trở R là:
A. 5KΩ B. 10KΩ
C. 15 KΩ D. 20KΩ
Câu 15: Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (I), điện lượng (q) qua tiết diện thẳng của một dây dẫn được biểu diễn bằng đồ thị ở hình vẽ nào sau đây?
Câu 16: Chọn câu trả lời sai. Trong một mạch điện, nguồn điện có tác dụng:
A. Tạo ra và duy trì một hiệu điện thế. B. Tạo ra dòng điện lâu dài trong mạch.
C. Chuyển các dạng năng lượng khác thành điện năng. D. Chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác.
Câu 17: Hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên gấp 3 lần, thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó:
A. Tăng lên 9 lần B. Tăng lên 6 lần
C. Giảm đi 3 lần D. Tăng lên 3 lần.
Câu 18: Có hai điện trở ghi 10W-2W và 2W-0,5W. Khi mắc song song thành bộ thì công suất tỏa nhiệt lớn nhất trên bộ điện trở là
A. 2,5 W. B. 3,5 W.
C. 1,5 W. D. 2,0 W.
Câu 19: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch
A. tăng rất lớn. B. tăng giảm liên tục.
C. giảm về 0. D. không đổi so với trước.
Câu 20: Cho đoạn mạch như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B có biểu thức là:
A. UAB = ξ - I(R +r) B. UAB = - I(R +r) - ξ
C. UAB = ξ + I(R +r) D. UAB = I(R +r) - ξ
Câu 21: Một nguồn điện suất điện động ξ, có điện trở trong r được mắc nối tiếp với điện trở R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn đó bằng 3 nguồn giống hệt nó mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I’ = 3I. B. I’ = 2I.
C. I’ = 3I / 2. D. I’ = 5I / 2.
Câu 22: Hai điện trở R1 = 2 W và R1 = 3 W mắc song song vào nguồn điện U = 2,4 V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là
A. 2 A. B. 2,88 A.
C. 0,48 A. D. 1,2 A.
Câu 23: Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện gồm 2 điện trở 10 W và 30 W ghép nối tiếp bằng 20 V. Cường độ dòng điện qua điện trở 10 W là
A. 0,5 A. B. 0,67 A.
C. 1 A. D. 2 A.
Câu 24: Một bếp điện có ghi 220V- 1100 W. Điện trở của bếp đó là:
A. 0,2 Ω. B.20 Ω
C. 44 Ω. D.440 Ω.
Câu 25: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:
A. Cb = 5 (μF). B. Cb = 10 (μF).
C. Cb = 15 (μF). D. Cb = 55 (μF).
Câu 26: Một sợi dây đồng có điện trở 37 Ω ở nhiệt độ 500C. Ở nhiệt độ nào thì diện trở của sợi dây đó 43 Ω? Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 0,004K-1.
A. 750 C. B. 850 C.
C. 950 C. D. 1050 C.
Câu 27: Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 với cực dương bằng đồng được nối vào hiệu điện thế một chiều U = 3 V. Sau 16 phút 5 giây khối lượng của catôt tăng thêm 6,36 mg. Biết đồng có khối lượng mol nguyên tử là 64 g/mol, có hoá trị 2. Điện trở của bình điện phân là
A. 150 W. B. 15 W.
C. 300 W. D. 60 W.
Câu 28: Điện trở suất của vật dẫn phụ thuộc vào
A. chiều dài của vật dẫn. B. chiều dài và tiết diện vật dẫn.
D. tiết diện của vật dẫn. C. nhiệt độ và bản chất của vật dẫn.
Câu 29: Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 C, - 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là
A. – 8 C. B. – 11 C.
C. + 14 C. D. + 3 C.
Câu 30: Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Điện tích của mỗi tụ điện là:
A. Q1 = 3.10-3 (C) và Q2 = 3.10-3 (C). B. Q1 = 1,2.10-3 (C) và Q2 = 1,8.10-3 (C).
C. Q1 = 1,8.10-3 (C) và Q2 = 1,2.10-3 (C) D. Q1 = 7,2.10-4 (C) và Q2 = 7,2.10-4 (C).
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 có đáp án trường THPT Hồ Xuân Hương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.