TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG | ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc lời bài hát Khát vọng – Phạm Minh Tuấn và thực hiện các yêu cầu sau:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ biển rộng
Hãy sống như uớc vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? ( Nghệ thuật) (0,25 điểm)
Chủ đề của văn bản trên: Lối sống có trách nhiệm, có ước mơ, có ý nghiĩa
2. Nêu biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn ca từ trên? Tác dụng
điệp cú pháp( điệp ngữ) Hãy sống như
Và sao không là
Sao không là
Tác dụng: Phép điệp tạo âm hưởng du dương, nhẹ nhàng, bay bổng cho bài hát, nhấn mạnh về ý biểu đạt cảm xúc.
(0,25 điểm)
3.Những câu nào trong lời bài hát để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất (0,5 điểm)
4. Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
Hs nêu cảm nhận cá nhân về thông điệp của bài hát, tuy nhiên cảm xúc phải chân thành, không khuôn sáo gượng ép.
Hãy sống thật lòng mình
Sau khi đọc lời bài hát anh, chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 8-10 dòng) về lối sống ước mơ của tuổi trẻ học đường ngày hôm nay. (0,5 điểm)
Lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay
Làm rõ thông điệp từ lời bài hát: lời nhắn nhủ mọi người phải sống có ý nghĩa, có ích , sống có ước mơ hoài bão, phải cống hiến cho đời, giúp ích cho người khác
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 5 đến 8:
"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
5. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.? ( 0,25 điểm)
6. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ? ( 0,25 điểm)
7. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? ( 0,5điểm)
8. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay? ( 0,5 điểm)
Phần II. ( 7, 0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: “Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những "giá trị tức thời". Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những "giá trị bền vững".
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Trong “ Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã để cho viên Quản ngục nghĩ ngợi về thầy thơ lại “ Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn không phải là kẻ xấu hay vô tình…” Và ông cũng để nhân vật Huấn Cao thổ lộ “ Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
Anh/chị cảm nhận được gì từ suy nghĩ của hai nhân vật trên?
.................................HẾT...................................
GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2. Đoạn văn viết về cây tre Việt Nam..
Câu 3. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa,ẩn dụ,diệp từ, lặp cấu trúc ngữ pháp…=> Khẳng định, ngợi ca sức mạnh, ý chí kiên cường của cây tre – > hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam
Câu 4. Đảm bảo yêu cầu một đoạn văn và nêu cảm nhận về: Cách ngắt nhịp độc đáo, cách sử dụng biện pháp nhân hóa, lặp cấu trúc, cách dùng động từ, cách tạo âm hưởng,…-> Ngợi ca vẻ đẹp con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ đất nước.
Câu 5. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 6. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát). Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc.
Câu 8. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang
Phần II. ( 7, 0 điểm)
Câu 1.
1.Giải thích:
- Giá trị tức thời: là những giá trị vật chất và tinh thần chưa trải qua thử thách, sàng lọc của thời gian, mới có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, thoả mãn những nhu cầu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: cơm, áo, gạo, tiền, vui chơi, giải trí, các mối quan hệ...Đây là những giá trị rất cần thiết vì thiếu nó con người không thể tồn tại.
- Giá trị bền vững: Chỉ những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sàng lọc của thời gian, có ý nghĩa lâu bền, trở thành nền tảng văn hoá, đạo lí của dân tộc và nhân loại như: tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tình cảm tri ân, sự ngay thẳng trong sạch, thẩm mỹ tinh tế,....Đây là những giá trị quan trọng giúp con người sống có phẩm hạnh, cốt cách.
- Mối quan hệ giữa hai giá trị: Vừa đối lập vừa thống nhất. Con người cần có những giá trị tức thời để duy trì cuộc sống, cũng rất cần những giá trị bền vững để sống có ý nghĩa.
2. Bàn luận về ý kiến:
- Muốn tồn tại con người cần phải tạo ra và nhờ vào những giá trị tức thời (dẫn chứng). Tuy nhiên nếu quá coi trọng những giá trị đó, con người.
sẽ bị chi phối bởi lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt (dẫn chứng).
- Để cuộc sống thật sự có ý nghĩa, con người nhất định phải vươn tới những giá trị tinh thần tốt đẹp (dẫn chứng). Tuy nhiên, cốt cách, phẩm giá con người không thể có tức thời trong ngày một ngày hai, mà đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, bồi đắp lâu dài về tâm hồn, trí tuệ, hành động...Đó cũng là cách để con người có một cuộc sống bền vững, không chỉ giới hạn trong thời gian đời người mà còn trong sự ghi nhận lâu dài của cộng đồng (dẫn chứng).
- Những giá trị tức thời, nếu có ý nghĩa tích cực, được xã hội đón nhận, gìn giữ, lưu truyền sẽ trở thành những giá trị bền vững (dẫn chứng). Trong khi đó, có những giá trị đã được hình thành từ lâu, qua thực tiễn không còn phù hợp, trở nên lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải (dẫn chứng). Cứ thế, các giá trị được sàng lọc, chuyển hoá, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.
Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của mỗi giá trị.
- Hình thành kĩ năng sống, biết tiếp nhận hợp lí trước các giá trị của cuộc sống.
- Phải có bản lĩnh để sống có phẩm giá, cốt cách dựa theo nền tảng những giá trị bền vững về văn hóa, đạo lí...của dân tộc và nhân loại.
Câu 2.
1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Nhà văn có phong cách độc đáo: Ở mỗi chặng đường sáng tác nhà văn đều có những đóng góp rất có giá trị cho văn chương nước nhà.
- Tác phẩm “ Chữ người tử tù” là viên ngọc sáng trong tập “ Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân đã xây dựng hai nhân vật: Quản Ngục và Huấn Cao; ở 2 vị trí khác nhau nhưng lại giống nhau ở phương diện cái đẹp trong cuộc đời cũng như nhân cách con người.
2. Nội dung
2.1: Giải thích
- Viên Quản ngục nghĩ ngợi về thầy thơ lại “Một kẻ biết kính mến khí phách,một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hắn không phải là kẻ xấu hay vô tình…”
+ Câu văn xuất hiện trong tình huống khi họ đang bàn về tên tử tù mà họ sắp tiếp quản. Thầy thơ lại đã tỏ ra tiêng tiếc cho một tài năng và khí phách như Huấn Cao mà phải đi làm giặc, mà phải bị chém vì tội làm giặc.
+ Suy nghĩ của viên Quản ngục thể hiện ông xác định được tính cách của thầy thơ lại : Đây “không phải là kẻ xấu hay vô tình”.
- Nhân vật Huấn Cao thổ lộ “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
+ Câu văn xuất hiện trong tình huống khi Huấn Cao nghe ước nguyện của Viên quản ngục muốn xin chữ của Huấn Cao trước khi Huấn Cao bị điều lên kinh chờ xử hình.
+ Lời nói của Huấn Cao thể hiện Huấn Cao thấu hiểu và trân trọng trước tấm lòng trân trọng và sở nguyện cao đẹp của viên Quản ngục. Hơn thế nữa Huấn Cao thể hiện thái độ vui vẻ chấp nhận cho chữ của mình. Huấn Caothốt lên lời ân hận và xúc động của bản thân mình vì “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
=> Như vậy cả Huấn Cao và viên Quản ngục đều nhìn ra vẻ đẹp con người thông qua thái độ của con người đối với cái đẹp và nhân cách.2.2 So sánh hai nhân vật:
- Điểm khác nhau: hai nhận vật đối lập nhau về vị thế trong xã hội: một người là quản ngục- đại diện của bộ máy chính quyền mục rỗng, thối nát; một người là tử tù- phản động của xã hội.
- Giống nhau: Hai người đều có thiên lương trong sáng, một lòng yêu cái đẹp biết trân trọng người ngay.
+ Nhận xét của hai nhân vật, trong hai tình huống khác nhau nhưng họ đều có con mắt, trái tim biết phát hiện và trân trọng cái đẹp.
+ Khi phát hiện ra sở thích cao quý và tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên Quản ngục Huấn Cao đã khẳng khái nhận lời cho chữ.
+ Nhân vật Quản ngục cũng vì trân trọng, yêu quý cái đẹp, cái tài của Huấn Cao mà không màng nguy hiểm chấp nhận biệt đãi Huấn Cao và chịu cúi mình trước Huấn Cao để xin được chữ; đặc biệt là chấp nhận từ bỏ quyền hành, địa vị, tiền bạc để giữ thiên lương (dẫn chứng cụ thể)
=> Chính vì có thiên lương, nhân cách cao đẹp nên hai con người này từ thế đối nghịch trở thành những con người tri kỉ.
2. Phân tích, chứng minh
a. Hình ảnh đất nước đã được nhiều nhà thơ khắc hoạ. Hình ảnh đất nước tươi đẹp, hiền hòa, đất nước đau thương mà anh dũng. (Hs điểm tên một số tác giả, tác phẩm)
b. Cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm là thể hiện hình ảnh Đất Nước giản dị, gần gũi.
- Hình ảnh Đất Nước gần gũi, bình dị, lam lũ mà cao cả.
- Nhân dân đã làm nên Đất Nước.
- Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian, giọng điệu tâm sự.
3. Đánh giá
- Tác phẩm và tác giả.
-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Trưng Vương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:
-
Đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Phạm Văn Đồng có đáp án
-
Đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Quyết Thắng có đáp án
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Bác Ái có đáp án
Chúc các em học tập tốt!