Đề thi HK1 môn Hóa học 11 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Lệ Thanh

TRƯỜNG THPT LỆ THANH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có

A. hoá trị V, số oxi hoá +5.                           B. hoá trị IV, số oxi hoá +5.

C. hoá trị V, số oxi hoá +4.                           D. hoá trị IV, số oxi hoá +3.

Câu 2: Cặp ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. OH , CO .                   B. Fe2+, CO .                C. Ba2+, NO .                 D. H+, NH .

Câu 3: Chọn nguyên liệu thích hợp để điều chế phân đạm amoninitrat:

A. (NH4)2CO3, HNO3                                                                         B. N2, Fe, HCl, KMnO4, H2O

C. Không khí, than cốc, nước                                          D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Kim cương, fuleren, than chì và than vô định hình là các dạng :

A. đồng hình của cacbon.                                                B. đồng vị của cacbon.     

C. thù hình của cacbon.                                                   D. đồng phân của cacbon.

Câu 6: Hiện tượng "hiệu ứng nhà kính" làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng,… Tác nhân chủ yếu gây "hiệu ứng nhà kính" là do sự tăng nồng độ trong không khí quyển của chất nào sau đây?

A. O3.                                 B. N2.                               C. NO2.                           D. CO2.

Câu 7: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. HNO3 →  H+ + NO .                                        B. Mg(OH)2  → Mg2+ + 2OH .

C. HSO  →  H+  + SO .                                       D. K2SO4  → 2K+ + SO .

Câu 8: Phương trình hoá học nào sau đây sai?

A. Si + 2NaOH  +  H2O → Na2SiO3 + 2H2 .

B. CO2 + Na2SiO3 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3 .

C. CaCO3  +  2HCl → CaCl2  +  CO2   +  H2O.

D. Fe2O3  +  8HNO3 → 2Fe(NO3)3  +  2NO2    +  4H2O

Câu 9: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng :

A. 2C + Ca → CaC2                                            B. C + 2H2  → CH4

C. C + CO2 → 2CO                                            D. 3C + 4Al  → Al4C3

Câu 10: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình của phản ứng Oxi hóa khử này bằng:

A. 22                                      B. 20                                  C. 16                                  D. 12

Câu 11: Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.

- Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.

- Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí

Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)

A. 4,96 gam.                           B. 8,80 gam.                      C. 4,16 gam.                      D. 17,6 gam.

Câu 12: Axit H2SO4 là axit mấy nấc?

A. axit 1 nấc.                        B. axit 4 nấc.                   C. axit 3 nấc.                   D. axit 2 nấc.

Câu 13: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là :

A. đồng (II) oxit và mangan oxit.                               B. đồng (II) oxit và magie oxit.  

C. đồng (II) oxit và than hoạt tính.                            D. than hoạt tính.

Câu 14: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.                  B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3.

C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.          D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 15: Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3, ZnO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn thu được là :

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe, Zn.                                       B. Al, Fe, Cu, Mg, Zn.

C. Al2O3, Cu, Fe, Mg, Zn.                                          D. Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO, Zn.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Axit, bazơ, muối là những chất điện li.

B. Dung dịch axit, bazơ, muối đều dẫn điện.

C. Cân bằng điện li là cân bằng động.

D. Sự phân li của chất điện li mạnh là quá trình thuận nghịch.

Câu 17: Dung dịch của chất nào sau đây không dẫn được điện?

A. HF                                      B. NaCl                          C. Đường saccarozơ       D. NaOH

Câu 18: Si phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. O2, F2, Mg, HCl, NaOH.                                      C. O2, F2, Mg, HCl, KOH.

B. O2, F2, Mg, NaOH.                                                           D. O2, Mg, HCl, NaOH.

Câu 19: Cho các chất : (1) O2 ; (2) CO2 ; (3) H2 ; (4) Fe2O3 ; (5) SiO2 ; (6) HCl ; (7) CaO ; (8) H2SO4 đặc ; (9) HNO3 ; (10) H2O ; (11) KMnO4. Cacbon có thể phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất ?

A. 12.                          B. 9.                            C. 11.                                      D. 10.

Câu 20: Cho dãy các chất: Al2(SO4)3, C2H5OH, Cl2, CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONa, Cu, HF, C6H6. Số chất điện li là:

A. 4.                                     B. 7.                                 C. 5.                                 D. 6.

Câu 21: Muốn cho cân bằng của phản ứng nhiệt độ tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải cần phải đồng thời.

A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ                                      C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ

B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ                                     D. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ

Câu 24: Khử 16g hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO, PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 g. Tính thể tích khi CO đã tham gia phản ứng (đktc)

A. 2,24 lít              B. 4,48 lít                   C. 6,72 lít                      D. 8,96 lít

Câu 25: Khi nói về CO2, khẳng định nào sau đây không đúng ?

A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Chất chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính.

C. Chất không độc nhưng không duy trì sự sống.

D.  Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Câu 26: Cho các dung dịch loãng có nồng độ mol bằng nhau: Cr2(SO4)3, Al(NO3)3, NaCl, (NH4)2SO4, K2Cr2O7, Ca(HCO3)2.  Dung dịch dẫn điện tốt nhất và kém nhất lần lượt là:

A. NaCl và K2Cr2O7.                                                    B. K2Cr2O7 và NaCl.

C. Al(NO3)3 và (NH4)2SO4.                                         D. Cr2(SO4)3 và NaCl.

Câu 27: Cho 5,6 lit CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 1 lit dung dịch NaOH 0,6M, số mol các chất trong dung dịch sau phản ứng là

A. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaHCO3.                      B. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.

C. 0,5 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.                            D. 0,5 mol Na2CO3; 0,5 mol NaHCO3.

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 18,90 gam                 B. 37,80 gam                 C. 39,80 gam                     D. 28,35 gam

Câu 29: Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là:

A. 2a+2b=c-d.                      B. a+b=c+d.                    C. a+b=2c+2d.                D. 2a+2b=c+d.

Câu 30: Trong các công thức sau đây, chọn công thức đúng của magie photphua

A. Mg3(PO4)2                      B. Mg(PO3)2                  C. Mg3P2                   D. Mg2P2O7

Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 43,2g Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Thể tích khí NO đktc là  

A. 15,12 lít.                         B. 10,08 lít.                   C. 22,68 lít.                           D. 5,04 lít.

Câu 32: Trộn 400ml dung dịch HCl 0,05M và H2SO4 0,025M với 600ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được dung dịch X có pH=12 và m gam kết tủa trắng. Gía trị của m gần nhất với?

A. 4,5.                                  B. 6,9.                              C. 3,5.                              D. 2,3.

Câu 33: Trong những nhận xét dưới đây nhận xét nào là đúng?

A. Nitơ không duy trì sự hô hấp và nitơ là một khí độc

B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học

C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử

D. Số Oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2-, lần lượt là -3, +4, -3,+5,+3.

Câu 34: Thành phần chính của supephotphat kép là:

A. CaHPO4 và CaSO4         B. CaHPO4          C. Ca(H2PO4)2       D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4

Câu 35: Trộn lẫn V ml dung dịch KOH 0,01M với V ml dung dịch HNO3 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:

A. 4.                                     B. 3.                                 C. 2.                                 D. 1.

Câu 36: Khi hòa tan 30 g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là

A. 1,2 g                       B. 4,25g                        C. 1,88 g                                 D. 2,52g

Câu 37: Cho các phản ứng sau:

(1) NH4NO3                     

(2) Cu(NO3)2           

(3) NH3 +O2

(4) NH3 + Cl2              

(5) NH3 + CuO             

(6) NH4Cl

Câu 38: Các phản ứng tạo khí N2 là:

A.  (4), (5).                 B. (1), (3), (5).             C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (6).

Câu 39: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ?

A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3.                          B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH

C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.                         D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2

Câu 40: Dung dịch chất A làm quỳ tím hoá xanh, dung dịch chất B làm quỳ tím hóa đỏ. Trộn lẫn dung dịch của 2 chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là :

A. NaOH và K2SO4.                                                                         B. K2CO3 và FeCl3.       

C. K2CO3 và Ba(NO3)2.                                             D. Na2CO3 và KNO3.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Hoàn thành các phương trình sau dạng phân tử và ion rút gọn

a. Na3PO4 và AgNO3

b. Fe và HNO3đặc nóng

c. NaHCO3 và H2SO4

d. H3PO4 và KOH dư

Câu 2: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch D sau phản ứng.

a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng có trong dung dịch D.

 

ĐỀ SỐ 2:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho dãy các chất: FeO, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 3.                             B. 5.                                   C. 4                                   D. 6.

Câu 2: Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng’’, chất này có công thức hóa học là:

A. HCl.                         B. N2.                                C. NH4Cl.                        D. NH3.

Câu 3: Để chứng minh CO2 có tính oxit axit, người ta cho CO2 tác dụng với

A. NaOH                      B. CuO                               C. H2SO4                           D. C

Câu 4: Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 ta thấy

A. Xuất hiện kết tủa, kết tủa không tan.                 B. Xuất hiện bọt khí và kết tủa.                    

C. Xuất hiện bọt khí.                                              D. Xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần.

Câu 5: Cho 300 ml dung dịch HNO3 0,02 M vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05 M được dung dịch X. pH của dung dịch X là

A. 1,3.                          B. 1,7.                               C. 12,45                           D. 1,55.

Câu 6: Dãy chất nào sau đây phản ứng được với N2:

A. Li, CuO, O2, NaOH                                           B. HCl, Ca(OH)2, CaCl2, MgCl2      

C. Al, H2, Mg, O2                                                   D. Ca(OH)2, KOH, H2SO4, HNO3

Câu 7: Phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào?

A. K                              B. K2O                              C. KNO3.                         D. Phân kali đó so với tạp chất

Câu 8: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

A. 2C  +  Ca → CaC2                                           B. C  +  CO2  → 2CO

C. C  +  2H2  → CH4                                             D. 3C  +  4Al  → Al4C3

Câu 9: Dãy gồm các muối khi nhiệt phân đều thu được oxit kim loại là:

A. Ca(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.                               B. Mg(NO3)2; Fe(NO3)3; NH4NO3.

C. Mg(NO3)2; Fe(NO3)3; AgNO3.                                  D. Mg(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.

Câu 10: Cho các chất: HNO3, Ca(OH)2, CH3COONa, CH3COOH, NaCl. Có bao nhiêu chất điện li mạnh:

A. 2                                            B. 3                                  C. 4                                   D. 1

Câu 11: Khi nhiệt phân muối KNO3 thu được chất nào sau đây:

A. KNO2, N2 và O2.                 B. KNO2 và O2.                 C. KNO2 và NO2.            D. KNO2, N2 và CO2.

Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được 6,72  lít khí O2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 12,75 gam .                         B. 25,5 gam.                      C. 16,57 gam                   D. 11,75 gam       

Câu 13: Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.

C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.

D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Câu 14: Trong các câu phát biểu sau câu phát biểu nào đúng:

A. NH3 chỉ thể hiện tính bazơ.                               B. H3PO4 có tính axit và tính oxi hóa.         

C. NH3 chỉ thể hiện tính khử.                                 D. NH3 thể hiện cả tính khử và tính bazơ yếu.

Câu 15: Chọn phát biểu sai

A. Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.

B. Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.

C. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

D. Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.

Câu 16: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian, người ta thu được 6,72 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn này vào dung dịch HNO3 dư tạo thành 0,448 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là:

A. 8,2 gam                    B. 8 gam                        C. 7,2 gam                  D. 6,8 gam

Câu 17: Sục 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 78,8 gam                   B. 98,5 gam                      C. 5,91 gam                      D. 19,7 gam

Câu 18: Phương trình điện li nào sau đây viết sai ?

A. Ca(NO3)2 →  Ca2+  +  2NO3                            B. K2CrO4 → 2K + CrO42 –

C. Fe2(SO4)→  2Fe3+  + 3SO42–                           D. K2SO4 → K2+  + SO42 –

Câu 19: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thănh hoa nên được dùng tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:

A. CO rắn                      B. SO2 rắn                       C. H2O rắn                       D. CO2 rắn

Câu 20: Chỉ ra nội dung không đúng:

A. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường.

B. Khi làm lạnh, hơi của photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.

C. Photpho đỏ có cấu trúc polime.

D. Photpho đỏ không tan trong nước, nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete...

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Độ dinh dưỡng phân đạm = %mN2O5.           

B. Độ dinh dưỡng phân lân = %mP2O5

C. Độ dinh dưỡng phân kali = %mK2O.

D. Phân đạm cung cấp Nito, phân lân cung cấp Photpho, phân kali cung cấp Kali cho cây.

Câu 22: Axit HNO3 loãng thể hiện tính axit khi tác dụng với:

A. Cu, S, FeO, Al, Fe(OH)2, FeCl2.                        B. Fe2O3, Fe(OH)3, NaOH, Na2CO3.

C. MgO, Na2CO3, Fe3O4, FeCl2, Al.                       D. FeO, NaOH, MgO, FeCl3, P.

Câu 23: Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?

A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm.                         B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.

 C. Dd có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh.                  D. Dd có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.

Câu 24: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai ?

A. 3CO   +   Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe                    B. CO      +   Cl2  → COCl2

C. 3CO    +   Al2O3→ 2Al  + 3CO2                        D. 2CO    +   O2  → 2CO2            

Câu 25: Cho 100 ml dung dịch axit HNO3 0,1M tác dụng với 0,69 gam Na được dung dịch X, cô cạn dụng dịch X đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Vậy m có giá trị là :

A. 1,49 gam                     B. 1,31 gam                       C. 1,65 gam                      D. 0,69 gam

Câu 26: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thì thấy thoát ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1 : 2. Giá trị m là

A. 27 gam                     B. 16,8 gam                       C. 35,1 gam                      D. 3,51 gam

Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm:

A. Chỉ có CaCO3.                                                   B. Chỉ có Ca(HCO3)2

C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2                                  D. CaCO3 và Ca(OH)2 dư.       

Câu 28: Chỉ ra câu trả lời sai về pH:

A. pH = - lg[H+]           B. [H+] = 10a thì pH = a                C. pH + pOH = 14               D. [H+].[OH-] = 10-14

Câu 29: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO vào 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là :

A. 3,45 gam                  B. 4,35 gam                       C. 5,69 gam                      D. 6,59 gam             

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(1) Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2.

(2) Các số oxi hoá có thể có của photpho là –3; 0 ; +3 ; +5.

(3) Photpho chỉ có tính oxi hoá.

(4) Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng giữa P2O5 và H2O.

Số phát biểu không đúng là:

A. 2.                              B. 3.                                   C. 4.                                 D. 1. 

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề thi HK1 môn Hóa học 11 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Lệ Thanh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?