SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT YÊN HÒA | ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 11 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian làm bài: 45 phút |
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 ĐIỂM)
Câu 1: Thế nào là cạnh tranh trong nội bộ ngành?
A. Là sự ganh đua về kinh tế trong các ngành sản xuất khác nhau.
B. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng
C. Là sự ganh đua về kinh tế của các tập đoàn kinh tế lớn.
D. Là sự ganh đua về kinh tế của các đơn vị sản xuất trong nước.
Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào
A. thời gian cần thiết.
B. thời gian lao động cá biệt.
C. thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa
Câu 3: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Giá cả
B. Nguồn lực
C. Chi phí sản xuất
D. Năng suất lao động
Câu 4: Thế nào là sự cạnh tranh giữa các ngành?
A. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các ngành sản xuất khác nhau.
B. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng.
C. Là sự ganh đua về kinh tế của các tập đoàn kinh tế lớn.
D. Là sự ganh đua về kinh tế của các đơn vị sản xuất trong nước.
Câu 5: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Một động lực kinh tế.
D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?
A. Công ty A đã bán ra 1 triệu sản phẩm.
B. Công ty A còn trong kho 1 triệu sản phẩm.
C. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 7: Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống nên nhà sản xuất đã thu hẹp quy mô sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Nhà sản xuất làm như vậy để
A. thu nhiều lợi nhuận.
C. thu hút thị hiếu người tiêu dùng.
B. tránh bị thua lỗ.
D. cạnh tranh với các mặt hàng khác.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
B. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những chủ thể cạnh tranh.
C. Sự tồn tại của một số chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
D. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.
Câu 9: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là
A. khả năng cung cấp.
B. cung ứng.
C. cầu.
D. cung.
Câu 10: Sau giờ học GDCD, Huy cho rằng: chỉ những mặt hàng đã có bán trên thị trường mới là cung, còn những hàng hóa trong kho chưa được bày bán thì không phải. Em lựa chọn phương án nào dưới dây để hiểu đúng về lượng cung hàng hóa trên thị trường?
A. Cung là hàng hóa hiện đang có trên thị trường.
B. Cung là hàng hóa còn nằm trong nhà kho, sẽ đưa ra thị trường trong thời gian tới.
C. Cung là hàng hóa hiện có trên thị trường và sắp sửa đưa ra thị trường.
D. Cung là hàng hóa chuẩn bị đưa ra thị trường trong thời gian tới.
Câu 11: Cạnh tranh giữa người bán và người bán diễn ra trên thị trường khi nào?
A. Người mua nhiều, người bán ít.
B. Người bán nhiều, người mua ít.
C. Người mua bằng người bán.
D. Thị trường khủng hoảng.
Câu 12: Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
B. Nguyên nhân của cạnh tranh.
C. Mục đích của cạnh tranh.
D. Mặt tích cực của cạnh tranh.
Câu 13: Hành vi nào thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh?
A. Nói xấu về các mặt hàng của người khác.
B. Trốn thuế.
C. Chèo kéo, tranh giành khách hàng.
D. Bán hàng có chất lượng, giữ uy tín với khách hàng.
Câu 14: Mối quan hệ giữa số lượng cung và giá cả vận động
A. tỉ lệ thuận.
B. cân bằng.
C. Tương ứng.
D. tỉ lệ nghịch.
Câu 15: Mối quan hệ giữa số lượng cầu và giá cả hàng hoá vận động
A. cân bằng.
B. tỉ lệ thuận.
C. tỉ lệ nghịch.
D. Tương ứng.
Câu 16: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập
B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán
C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu
D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
Câu 17: Nếu em đang bán sản phẩm X trên thị trường, để có lợi nhất, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung cầu tương ứng.
B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.
D. Cung = cầu.
Câu 18: Quy luật giá trị tồn tại trong nền sản xuất nào sau đây?
A. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn.
B. Mọi nền sản xuất hàng hoá.
C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Nền sản xuất hàng hoá hiện đại.
Câu 19: Cạnh tranh giữa người mua và người mua diễn ra trên thị trường khi nào?
A. Người mua bằng người bán.
B. Người mua nhiều, người bán ít.
C. Người bán nhiều, người mua ít.
D. Thị trường khủng hoảng.
Câu 20: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.
B. Nhu cầu của mọi người.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn GDCD lớp 11 Trường THPT Yên Hòa - Hà Nội năm 2018 - 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.