TRƯỜNG THPT XUÂN DIỆU | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN CÔNG NGHỆ 11 Thời gian: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Thiết kế gồm mấy giai đoạn?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 2. Giai đoạn 2 của thiết kế nhằm mục đích:
A. Xác định hình dạng sản phẩm
B. Xác định kết cấu sản phẩm
C. Xác định chức năng sản phẩm
D. Xác định hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng sản phẩm
Câu 3. Giai đoạn cuối của quá trình thiết kế là:
A. Xác định đề tài thiết kế
B. Lập hồ sơ kĩ thuật
C. Làm mô hình thử nghiệm
D. Chế tạo thử
Câu 4. Công dụng của bản vẽ chi tiết là:
A. Chế tạo chi tiết
B. Kiểm tra chi tiết
C. Chế tạo và kiểm tra chi tiết
D. Đáp án khác
Câu 5. Trong khi lập bản vẽ chi tiết, chọn phương án biểu diễn là lựa chọn gì?
A. Chọn hình chiếu
B. Chọn hình cắt
C. Chọn mặt cắt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Điền vào chỗ trống: Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ ..... của các công trình trên khu đất xây dựng
A. Hình chiếu bằng
B. Hình chiếu đứng
C. Hình chiếu cạnh
D. Hình chiếu trục đo
Câu 7. Trên mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ:
A. Hướng tây
B. Hướng bắc
C. Hướng đông
D. Hướng nam
Câu 8. Hệ thống CAD chia làm mấy phần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Thế nào là hình chiếu phối cảnh? Hình chiếu phối cảnh dùng để làm gì?
Câu 2: Hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | D | B | C | D | A | B | A |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1:
- Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
- Hình chiếu phối cảnh thường đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như: nhà cửa, cầu đường, đê đập...
Câu 2:
- Bản chất: Là rót kim loại vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
- Ưu điểm:
+ Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
+ Đúc được các vật có khối lượng, kích thước rất nhỏ và rất lớn.
+ Tạo ra được các vật mà các phương pháp khác không tạo ra được (rỗng, hốc bên trong).
+ Có nhiều phương pháp đúc có độ chính xác cao, năng suất cao nên giảm được chi phí sản suất.
- Nhược điểm: Tạo ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, lõm co, vật đúc bị nứt...
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HK1 môn Công nghệ 11 năm 2020 Trường THPT Xuân Diệu có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: