Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 11 năm 2020 đầy đủ và chi tiết nhất

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN GDCD 11 

Phần I: Lý thuyết

A. CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ:

1. Khái niệm cung, cầu:

- Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

- Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

2. Nội dung quan hệ cung - cầu:

1. Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

2. Biểu hiện nội dung quan hệ cung - cầu:

a) Cung - cầu tác động lẫn nhau:

- Khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá tăng lên → cung tăng

- Khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hoá giảm xuống → cung giảm

- Ví dụ: Vào mua trung thu nhu cầu về bánh trung thu tăng cao. Nhà sản xuất ra bánh trung thu như Kinh Đô, Hữu Nghị, Việt Food...sản xuất ra nhiều bánh hơn. Qua mùa trung thu nhu cầu giảm, các hãng thu hẹp sản xuất hay không sản xuất nữa mà sản xuất các loại bánh khác.

b) Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:

- Cung > cầu thì giá cả thị trường < giá trị hàng hoá trong sản xuất.

- Cung < cầu thì giá cả thị trường > giá trị hàng hoá trong sản xuất.

- Cung = cầu thì giá cả thị trường = giá trị hàng hoá trong sản xuất.

- Ví dụ: Qua mùa trung thu nhu cầu về bánh trung thu giảm, giá bán bánh trung thu giảm đột ngột.

+ Tết nhu cầu về bánh kẹo, hạt dưa tăng cao, giá bánh kẹo, hạt dưa thường cao hơn bình thường.

c) Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu:

* Về phía cung: giá cả tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất → lượng cung tăng lên.

- Khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất → lượng cung giảm xuống.

* Về phía cầu: khi giá cả giảm xuống, thì cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

+ Khi giá cà fê giảm thu hẹp sản xuất, nhiều gia đình còn chặt cây cà fê trồng các loại cây khác. Khi giá cà phê tăng, người ta lại trồng cà fê nhiều.

III. Vận dụng quan hệ cung - cầu:

1. Đối với nhà nước:

- Vận dụng thông qua việc điều tiết cung - cầu trên thị trường, Chằng hạn, khi thị trường bị rối loạn do nguyên nhân khách quan ( lũ lụt, hạn hán,...), hoặc do hoạt động tự phát đầu cơ tích trữ của một số tư nhân, làm cho trên thị trường cung nhỏ hơn cầu và giá cả tăng lên đột biến. Khi đó, Nhà nước cần thông qua pháp luật, chính sách..., nhằm cân đối lại cung - cầu, ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.

2. Đối với người sản xuất, kinh doanh:

- Vận dụng quan hệ cung - cầu bằng cách thu hẹp sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung lớn hơn cầu, giá cả bán thấp hơn giá trị, có thể bị thua lỗ. Và để có lãi họ phải chuyển sang sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá bán cao hơn giá trị hàng hoá.

3. Đối với người tiêu dùng:

- Vận dụng quan hệ cung - cầu bằng cách giảm nhu cầu mua các mặt hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả cao để chuyển sang mua các mặt hàng nào đó khi cung lớn hơn cầu và có giá cả thấp tương ứng.

---Để xem tiếp nội dung phần lý thuyết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy--

Phần II. Tự luận

Câu 1: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?

A. Giá trị, giá trị sử dụng.

B. Giá trị, giá trị trao đổi.

C. Giá trị

D. Giá trịsử dụng.

Câu 2: Sự tác động của con người vào tự nhiên làm biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là

A. Sản xuất kinh tế

B. Thỏa mãn nhu cầu.

C. Sản xuất của cải vật chất.

D. Quá trình sản xuất.

Câu 3: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?

A. Giá cả.

B. Lợi nhuận.

C. Công dụng của hàng hóa.

D. Số lượng hàng hóa.

Câu 4: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?

A. Giá cả.

B. Lợi nhuận.

C. Công dụng của hàng hóa.

D. Số lượng hàng hóa.

Câu 5: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?

A. 1m vải = 5kg thóc.

B. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.

C.1m vải = 2 giờ.

D. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.

Câu 6: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?

A . Giá trị trao đổi.

B. Giá trị số lượng, chất lượng.

C. Lao động xã hội của người sản xuất.

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

Câu 7: Giá trị của hàng hóa là gì?

A. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.

B. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

C Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

D. Lao động của người sản xuất hàng hóa.

Câu 8: Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?

A. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.

B. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.

C. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.

D. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.

Câu 9: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng yếu tố nào?

A. Thời gian tạo ra sản phẩm.

B. Thời gian trung bình của xã hội.

C. Thời gian cá biệt.

D. Tổng thời gian lao động.

Câu 10: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?

A. Tốt.

B. Xấu.

C. Trung bình.

D. Đặc biệt.

Câu 11: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi

A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.

B. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.

C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.

D. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.

Câu 12: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì?

A. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

B. Công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.

C. Công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.

D. Công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.

---Để xem tiếp nội dung phần tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy--

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 11 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?