Đề thi giữa HKI môn Vật lý 11 Sở GD-ĐT TP.HCM năm 2017

SỞ GD&ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

NĂM HỌC 2017-2018

 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÍ 11

Thời gian làm bài: 45 phút;

(30 câu trắc nghiệm)

 

{--Để xem đầy đủ nội dung các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về. Ngoài ra, các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại Kiểm tra giữa HKI môn Vật lý 11 có đáp án--}

 

 

Câu 1. Nếu độ lớn điện tích của một trong hai vật nhỏ mang điện tăng gấp đôi, đồng thời khoảng cách giữa chúng tăng lên gấp đôi thì lực tương tác điện giữa hai vật sẽ

             A. giảm 2 lần.                    B. giảm 4 lần.                    C. tăng 2 lần.                      D. không đổi.

Câu 2. Đồ thị biểu diễn lực tương tác Cu-lông giữa hai điện tích điểm quan hệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích là đường

A. parabol                     B. thẳng bậc nhất             C. hypebol                       D. elíp

Câu 3. Cho 2 điện tích điểm có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng  không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi chúng đặt trong

           A. nước nguyên chất.

           B. chân không.      

           C. dầu hỏa.                                                               

           D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 4. Hai vật nhỏ tích điện đặt cách nhau 50cm trong chân không, hút nhau bằng một lực 0,18N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 4.10-6C. Tính điện tích mỗi vật?

A. - 1 μC; 5 μC hoặc 5 μC; -1 μC                                 

B. 1 μC; 3 μC hoặc 3 μC; 1 μC 

C. - 2 μC; 6 μC hoặc 6 μC; -2 μC                             

D. 2 μC; 2 μC hoặc 1 μC; 3 μC            

Câu 5. Hai điện tích điểm q1 va q2 đặt cách nhau một khoảng 30cm trong không khí, lực tương tác giữa chúng là F. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực này yếu đi 2,25 lần. Để lực tương tác giữa chúng vẫn là F thì cần dịch chuyển chúng một khoảng là

A.0,1cm                      B.10cm                                         

C. 1cm                         D.24cm hoặc 20cm

Câu 6. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi quả có điện tích q và khối lượng m = 10g được treo bởi hai sợi dây cùng chiều dài \(l = 30cm\)  vào cùng một điểm O. Giữ quả cầu 1 cố định theo phương thẳng đứng, dây treo quả cầu 2 sẽ bị lệch góc \(\alpha  = {60^o}\) so với phương thẳng đứng. Cho \(g = 10m/{s^2}\). Tìm q?

A. ± 0,5.10-6 C                        B. ± 4.10-6 C                       

C. ± 2.10-6 C                            D. ±10-6 C

Câu 7. Một quả cầu kim loaïi mang ñiện tích -7,2.10-16C. Trong quả cầu:

A. thiếu 6240 electron.                                             B. thừa 6240 electron.        

C. thừa 4500 electron.                                            D. thiếu 4500 electron.

Câu 8. Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây?

         A. 11.                           B. 13.                                C. 17.                                   D. 14.

Câu 9. Nếu nguyên tử oxi bị  mất hết electron nó mang điện tích

        A. + 1,6.10-19 C.            B. – 1,6.10-19 C.              C. + 12,8.10-19 C.                  D. - 12,8.10-19 C.

Câu 10. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc

         A. độ lớn điện tích đó.                                                 

         B. độ lớn điện tích thử.

         C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.     

         D. hằng số điện môi của của môi trường.

Câu 11. Một electrôn chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364V/m. Electrôn xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106m/s. Thời gian kể từ lúc xuất phát đến khi nó quay trở về điểm M là

          A. 0,1 μs                    B. 0,2 μs                              C. 2 μs                                 D. 0,05 μs

Câu 12. Khi một electron chuyển động ngược hướng với vectơ cường độ điện trường thì

       A. thế năng của nó tăng, điện thế của nó giảm                           

       B. thế năng và điện thế đều tăng

       C. thế năng và điện thế đều giảm                                        

       D. thế năng giảm, điện thế tăng

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đường sức điện?

A. Tại mỗi điểm trong điện trường ta chỉ vẽ một đường sức đi qua.  

B. Các đường sức là những đường cong không kín.

C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau. 

D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 14. Hai điện tích điểm q1 = -10- 6C và q2 = 5.10- 6C lần lượt tại A và B với AB = 8 cm. Xác định điểm M trên đường AB tại đó E2 = 5E1 và các vectơ cường độ điện trường cùng chiều.

A. M nằm trong AB với AM = 4cm.                

B. M nằm trong AB với AM = 2cm.

C. M nằm ngoài AB với AM = 2cm.                  

D. M nằm ngoài AB với AM = 4cm.

Câu 15. Hai điện tích điểm q1 = -12.10- 6C, q2 = 3.10- 6C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 8cm. Điểm M tại đó cường độ điện trường bằng 0?

A. M trên AB, cách A 10cm, cách B 18cm            B. M trên AB, cách A 8cm, cách B 16cm 

C. M trên AB, cách A 18cm, cách B 10cm            D. M trên AB, cách A 16cm, cách B 8cm

Câu 17. Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 cũng trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là

     A. \(5\sqrt 3 \) J.                                                 B. 5 J.             

     C. \(5\sqrt 2 \) J.                                                  D. 7,5J.

Câu 18. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về

A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.

B. khả năng sinh công tại một điểm.                        

C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.

D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.

Câu 19. Điện tích điểm q = +10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC cạnh 10cm, nằm trong điện trường đều, cường độ 5000V/m, đường sức song song với BC và có chiều từ C→B. Công của lực điện khi điện tích chuyển động theo đoạn thẳng BC và theo đoạn gấp khúc BAC là

A. ABC = -5.10- 3J; ABAC = -5.10- 3J                             B. ABC = -2,5.10- 4J; ABAC = -5.10- 4

C. ABC = -5.10- 4J; ABAC = -10- 3J                                 D. ABC = 5.10- 3J; ABAC = 5.10- 3J

Câu 20. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 30V, điện thế tại N là 10V. Điện thế tại M là

 A. 40V                                                B. 20V                                        

C.- 40V                                                D. - 20V

Câu 21. Hai tấm kim loại phẳng, nằm ngang song song, cách nhau d = 5cm. Cường độ điện trường giữa hai bản là 104 V/m . Điện thế tại bản âm là 0 V. Điện thế tại M cách bản dương 2cm là

A. 200V                                  B. 500V                                      

C. 700V                                    D. 300V                      

Câu 22. Điều kiện để 1 vật dẫn điện là

      A. có chứa các điện tích tự do.                                B. vật phải ở nhiệt độ phòng.        

      C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.                D. vật phải mang điện tích.

Câu 23. Cho hai quả cầu kim loại bán kính bằng nhau, tích điện cùng dấu tiếp xúc với nhau. Các điện tích phân bố như thế nào trên hai quả cầu đó nếu một trong hai quả cầu là rỗng?

A. Quả cầu đặc phân bố đều trong cả thể tích, quả cầu rỗng chỉ ở mặt ngoài

B. Quả cầu đặc và quả cầu rỗng chỉ phân bố ở mặt ngoài

C. Quả cầu đặc và quả cầu rỗng phân bố đều trong cả thể tích

D. Quả cầu đặc phân bố ở mặt ngoài, quả cầu rỗng phân bố đều trong thể tích

Câu 25. Nối hai bản tụ điện phẳng với hai cực của nguồn một chiều, sau đó ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi đưa vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi ε thì điện dung C và hiệu điện thế giữa hai bản tụ sẽ

A. C tăng, U tăng                                           B. C giảm, U giảm     

C. C tăng, U giảm                                         D. C giảm, U tăng

Câu 26. Bộ ba tụ điện C1 = C2 = C3/2 ghép song song rồi nối vào nguồn có hiệu điện thế 30V thì điện tích của bộ tụ là 12.10- 4C. Tính điện dung của các tụ điện?

A. C1 = C2 = 5μF; C3 = 10 μF                                    B. C1 = C2 = 10μF; C3 = 20 μF

C. C1 = C2 = 8μF; C3 = 16 μF                                     D. C1 = C2 = 15μF; C3 = 30 μF 

Câu 27. Ba tụ điện C1 = C2 = C; C3 = 2C. Để được bộ tụ có điện dung là C thì các tụ phải ghép

A. 3 tụ nối tiếp nhau                                         B. 3 tụ song song nhau 

C. (C1//C2) ntC3                                                D. (C1 nt C2)//C3 

Câu 28. Một bộ tụ điện gồm 10 tụ điện giống nhau (C = 8 µF) ghép nối tiếp với nhau. Bộ tụ điện được nối với hiệu điện thế không đổi U = 150 (V). Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ điện bị đánh thủng là

A. ΔW = 9 (mJ).                                                               B. ΔW = 10 (mJ).       

C. ΔW = 1 (mJ).                                                              D. ΔW = 19 (mJ).

Câu 29. Năng lượng điện trường trong tụ điện tỉ lệ với

A. bình phương điện tích trên tụ điện                  

B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện                         

C. điện tích trên tụ điện                                               

D. hiệu điện thế hai bản tụ và điện tích trên tụ

Câu 30. Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một nửa thì năng lượng của tụ

A. không đổi                                                    B. giảm còn một phần tư

 C. giảm còn một nửa                                       D. tăng gấp đôi   

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Như vậy các em vừa xem qua trích dẫn một số câu hỏi trong nội dung trong Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 của Sở GD&ĐT tp.HCM năm học 2017-2018 có đáp án chi tiết.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi giữa học kì sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài  liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?