TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 11
I. ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :
“...Một người hạnh phúc không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà là người biết tận hưởng và chuyển biến những gì đang xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất. (1)
Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.” (2)
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 3, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, một người hạnh phúc là người như thế nào ?
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn (2): “ Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.”
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc đối với mỗi con người được nêu ra trong văn bản ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Chiều tối (Mộ) của tác giả Hồ Chí Minh:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Ngữ văn 11-Ban cơ bản, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.41)
...........HẾT............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:(3 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả, một người hạnh phúc là người: biết tận hưởng và chuyển biến những gì đang xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất.
Câu 3:
Biện pháp: điệp từ, lặp cấu trúc
Hiệu quả:
- Nhấn mạnh: ý nghĩa, giá trị của hạnh phúc trong cuộc sống của mỡi con người.
- Tạo âm hưởng và nhịp điệu riêng cho câu văn.
Câu 4:
- Hạnh phúc không tự nhiên đến trong cuộc sống của mỗi con người.
- Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết cố gắng và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
- Biết trân trọng những gì mình đang có.
II. LÀM VĂN (7 điểm):
Giải quyết vấn đề:
1. Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ
Bức tranh thiên nhiên:
- Không gian: Rộng lớn, thinh vắng → làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh vật
- Thời gian: Chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày→ mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi
- Điểm nhìn: Từ dưới lên cao → phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.
- Cảnh vật: Sự xuất hiện của hai hình ảnh:
- Chim mỏi: Biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận từ trạng thái bên trong của sự vật.
- Chòm mây: Cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la.
- So với bản phiên âm:
- “Cô vân” dịch thành “chòm mây” → dịch chưa sát, bản dịch làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời.
- “mạn mạn” dịch thành “trôi nhẹ” → chưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của áng mây.
Nhân vật trữ tình
- Ung dung tự tại
- Hòa nhập với thiên nhiên
- Tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh
- Yêu tự do.
=> Tiểu kết
- Đề tài, hình ảnh quen thuộc, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.
- Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối thật đẹp và khoáng đãng mang đậm màu sắc cổ điển.
b. Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người.
Bức tranh đời sống
Hai câu thơ cuối có sự chuyển đổi của tứ thơ:
- Điểm nhìn: trên trời → mặt đất.
- Thời gian: chiều muộn → tối.
- Không gian: rộng (núi rừng) → hẹp (xóm núi).
- Hình ảnh: thiên nhiên → con người lao động.
Hình ảnh con người lao động trở thành trung tâm của bức tranh.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Lê Quý Đôn. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---