SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯƠNG LẦN 1
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN 11
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: Nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.
Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp tục cọ xát, mài giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu bạn có đam mê nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.46)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh thành công là gì?
Câu 2. Hãy xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Đam mê là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng?
Câu 4. Anh/chị hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: Tuổi trẻ với đam mê.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bức tranh thu trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến.
.....................HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I.ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Theo tác giả những nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh thành công là:
- Đam mê.
- Ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì
Câu 2:
Thí sinh chọn 01 trong các biện pháp tu từ sau:
- Lặp cú pháp/điệp ngữ/liệt kê.
- Tác dụng: Làm cho lời văn nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn; nhấn mạnh quyết tâm và làm rõ giá trị của việc cần nỗ lực cam kết để thực hiện đam mê của mỗi người….
Câu 3:
Thí sinh trình bày cách hiểu của bản thân và lí giải hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo:
- Đam mê được hình thành từ sự yêu thích và thế mạnh, năng lực tiềm ẩn của bản thân mỗi người.
- Đam mê là sự gặp gỡ của sở thích, nhiệt huyết và khả năng thực hiện sở thích.
=> Từ đó hình thành những kế hoạch, những dự định đúng đắn và có khả năng thực hiện đam mê, không rơi vào mơ mộng, hão huyền, phi thực tế.
Câu 4:
Thí sinh cần nêu rõ:
- Đam mê chính đáng, tích cực của bản thân (định hướng/ mong muốn nghề nghiệp, cuộc sống tương lai…), phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Trình bày ngắn gọn kế hoạch thực hiện niềm đam mê ấy.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ với đam mê.
- Triển khai vấn đề nghị luận :Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể tham khảo gợi ý sau:
Giải thích:
Đam mê là sự say mê, nhiệt huyết để biến những sở thích, sở trường của mỗi người thành hiện thực.
=> Đam mê của tuổi trẻ là niềm đam mê chính đáng, tích cực, thúc đẩy tuổi trẻ nỗ lực phấn đấu khẳng định bản thân.
Bàn luận:
- Tuổi trẻ cần phải có đam mê. Vì niềm đam mê mang đến cho tuổi trẻ sự hứng khởi, tiếp thêm động lực để hướng tới hoàn thành mục tiêu đề ra, đồng thời truyền cảm hứng cho người khác.
- Phê phán những người trẻ sống không có đam mê; đam mê mà không kiên trì theo đuổi.
- Cần phải phân biệt đam mê với mê muội thái quá, cần có những đam mê chân chính, phù hợp.
(HS phải lấy được dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề)
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề KSCL lần 1 năm 2020 môn Ngữ Văn 11- Trường THPT Đồng Đậu. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---