TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN | KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Năm học 2020 – 2021 MÔN: TOÁN 11 Thời gian: 60 phút |
A. Phần trắc nghệm (6.0 điểm)
Câu 1: Gieo một đồng tiền cân đối và đồng chất 4 lần. Số phần tử không gian mẫu của phép thử là bao nhiêu?
A. 32.
B. 4.
C. 16.
D. 8.
Câu 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M(-4;2) là ảnh của điểm N qua phép quay tâm O góc quay 90o. Tìm tọa độ điểm N.
A. (2;-4).
B. (2;4).
C. (-2;-4).
D. (-2;4).
Câu 3: Cho cấp số cộng gồm 5 số hạng: \(1;{\rm{ }}\dfrac{5}{2};{\rm{ }}4;{\rm{ }}\dfrac{{11}}{2};{\rm{ }}7\). Tìm công sai d của cấp số cộng.
A. \(\dfrac52\) .
B. \(\dfrac25\) .
C. \(\dfrac32\) .
D. \(\dfrac23\) .
Câu 4: Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất để 3 quyển được lấy ra đều là môn toán.
A. \(\dfrac27\) .
B. \(\dfrac5{42}\) .
C. \(\dfrac{37}{42}\) .
D. \(\dfrac1{21}\) .
Câu 5: Số đường chéo của đa giác có 10 cạnh là giá trị nào dưới đây?
A. 45
B. \(7^{10}\)
C. 35
D. \(10^{10}\)
Câu 6: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng \(d:2x + 3y - 1 = 0\). Viết phương trình đường thẳng là ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( { - 3;1} \right)\).
A. \(2x + 3y + 2 = 0.\)
B. \(2x + 3y - 4 = 0.\)
C. \(2x + 3y + 4 = 0.\)
D. \(2x + 3y - 2 = 0.\)
Câu 7: Công thức tính số chỉnh hợp chập k của n phần tử (\(1 \le k \le n\) và \(k,n \in N\)) là:
A. \(A_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}.\)
B. \(A_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!k!}}\).
C. \(C_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!k!}}\).
D. \(C_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n + k} \right)!}}\).
Câu 8: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng (SAC) và (SAB).
A. SA.
B. SC.
C. SB.
D. SO.
Câu 9: Nghiệm của phương trình \(\cos x = \cos \dfrac{\pi }{6}\) là giá trị nào dưới đây?
A. \(x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \) .
B. \(x = \dfrac{\pi }{3} + k\pi \) .
C. \(x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \) .
D. \(x = \pm \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \) .
Câu 10: Gọi M là tập hợp tất cả các số có 3 chữ số khác nhau được lập từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Lấy ngẫu nhiên ba số từ tập M. Tính xác suất để ba số được lấy là ba số chẵn.
A. \(\dfrac{1}{2}\) .
B. \(\dfrac{87}{119}\) .
C. \(\dfrac{29}{1428}\) .
D. \(\dfrac{29}{238}\) .
Câu 11: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số khác nhau lấy từ tập các chữ số \(\left\{ {3,4,5,6,7,8} \right\}\)?
A. 33.
B. 24.
C. 720.
D. 120.
Câu 12: Các thành phố A, B, C, D được nối với nhau bởi các con đường như hình vẽ. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến D mà qua B và C chỉ một lần?
A. 9
B. 24
C. 10
D. 18.
Câu 13: Phép vị tự tâm I tỉ số k = 2 biến điểm M thành điểm M'. Chọn mệnh đề đúng.
A. \(\overrightarrow {I{M^/}} = - 2\overrightarrow {IM} \) .
B. \(IM = 2I{M^/}\) .
C. \(\overrightarrow {IM} = 2\overrightarrow {I{M^/}} \) .
D. \(\overrightarrow {I{M^/}} = 2\overrightarrow {IM} \) .
Câu 14: Trong không gian, cho 4 điểm không đồng phẳng. Hình tạo bởi 4 điểm trên là hình có bao nhiêu mặt?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 6.
Câu 15: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).
A. SO.
B. SA.
C. SC.
D. SB.
Câu 16: Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {\sin ^4}x + {\cos ^4}x\) trên R. Tính giá trị M.m
A. \(\dfrac32\)
B. \(\dfrac12\)
C. 2.
D. 6.
Câu 17: Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) có số hạng tổng quát \({u_n} = {3^n} - 5n + 3,n \in {N^*}\). Năm số hạng đầu của dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) là
A. \(1,2,15,64,245\) .
B. \(1,2,15,64,221\) .
C. \(1,2,15,64,231\).
D. \(1,2,15,64,215\) .
Câu 18: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J, K lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh AC, AD và BC sao cho IJ không song song với CD ( tham khảo hình vẽ). Khi đó, giao điểm của CD với mặt phẳng (IJK) là
A. Giao điểm của CD với JK.
B. Trung điểm của BD.
C. Giao điểm của CD với IK.
D. Giao điểm của CD với IJ.
Câu 19: Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\), biết \(\left\{ \begin{array}{l} {u_1} = 4\\ {u_{n + 1}} = 3{u_n} - 2 \end{array} \right.\) (với \(n \in {N^*}\)). Tìm số hạng thứ năm của dãy số.
A. \({u_5} = 244\) .
B. \({u_5} = 82\) .
C. \({u_5} = 730\) .
D. \({u_5} = 2188\) .
Câu 20: Hệ số của \({x^5}\) trong khai triển \({\left( {2x + 3} \right)^8}\) là bao nhiêu?
A. \(C_8^3{.2^3}{.3^5}\) .
B. \(C_8^5{.2^3}{.3^5}\) .
C. \(C_8^3{.2^5}{.3^3}\) .
D. \(- C_8^5{.2^5}{.3^3}\) .
---Để xem tiếp nội dung đề thi và nội dung hướng dẫn chấm, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra HKI môn Toán 11 năm 2020 có đáp án của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và có kết quả thật cao kì thi HKI sắp đến.
Chúc các em học tốt!