TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH Họ và tên: Lớp: | ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2019-2020 Môn: Sinh Học Lớp 11 Thời gian: 45 phút |
Câu 1. Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản
A. sinh dưỡng. B. bào tử. C. giản đơn. D. hữu tính.
Câu 2. Ở động vật, hoocmôn sinh trưởng được tiết ra từ
A. tuyến yên. B. tuyến giáp. C. tinh hoàn. D. buồng trứng.
Câu 3. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. bằng giao tử cái.
B. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
D. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
Câu 4. Nếu thiếu Iốt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hoocmôn
A. tiroxin. B. testosteron. C. ostrogen. D. ecđisơn.
Câu 5. Hình thức sinh sản lưỡng tính thường gặp
A. giun đất. B. chân khớp. C. chân đốt. D. sâu bọ.
Câu 6. Hình thức sinh sản bằng nảy chồi gặp ở nhóm động vật
A. ruột khoang, giun dẹp. B. bọt biển, ruột khoang.
C. nguyên sinh. D. bọt biển, giun dẹp.
Câu 7. Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng là hoocmôn
A. ICSH B. LH. C. testostêrôn. D. GnRH.
Câu 8. Thụ tinh chéo tiến hoá hơn tự thụ tinh vì:
A. tự thụ tinh diễn ra đơn giản, còn thụ tinh chéo diễn ra phức tạp.
B. tự thụ tinh chỉ có cá thể gốc, còn thụ tinh chéo có sự tham gia của giới đực và giới cái.
C. ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận được vật chất di truyền từ 2 nguồn bố mẹ khác nhau, còn tự thụ tinh chỉ nhận được vật chất di truyền từ một nguồn.
D. tự thụ tinh diễn ra trong môi trường nước, còn thụ tinh chéo không cần nước.
Câu 9. Hình thức sinh sản phân mảnh thấy ở nhóm động vật
A. bọt biển, ruột khoang. B. ruột khoang, giun dẹp.
C. bọt biển, giun dẹp. D. nguyên sinh.
Câu 10. Trong cơ chế điều hoà sinh sản tinh trùng, testosteron tiết ra từ tuyến
A. ống sinh tinh. B. tuyến yên.
C. vùng dới đồi. D. tế bào kẽ trong tinh hoàn.
Câu 11. Xuân hoá là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào
A. chu kỳ quang. B. độ dài ngày. C. nhiệt độ. D. tuổi cây.
Câu 12. Trong tổ ong, cá thể đơn bội là
A. ong thợ. B. ong cái. C. ong chúa. D. ong đực.
Câu 13. Loại mô phân sinh không có ở cây phượng là mô phân sinh
A. bên. B. đỉnh thân. C. lóng. D. đỉnh rễ.
Câu 14. Các hoocmôn ảnh hởng lên sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống là
A. ecdisơn, tiroxin, hoocmôn não. B. juvenin, tiroxin, hoocmôn não.
C. juvenin, ecdisơn, hoocmôn não. D. tiroxin, juvenin, ecdisơn.
Câu 15. Ở giai đọan trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng sê dẫn đến
A. sinh trưởng phát triển bình thờng. B. trở thành ngời khổng lồ.
C. trở thành người bé nhỏ. D. chậm lớn hoặc ngừng lớn.
Câu 16. Thực vật một lá mầm có các mô phân sinh
A. đỉnh thân và đỉnh rễ. B. đỉnh và lóng.
C. đỉnh và bên. D. lóng và bên.
Câu 17. Ở sâu bớm, hoocmôn ecdisơn có tác dụng
A. ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
B. gây lột xác và ức chế sâu thành nhộng và bớm.
C. gây lột xác và kích thích sâu thành nhộng và bớm.
D. kích thích thể allata tiết ra juvenin.
Câu 18. Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng là hoocmôn
A. FSH. B. ICSH C. LH. D. GnRH.
Câu 19. Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể không có đủ hoocmôn
A. ostrogen. B. testosteron. C. sinh trưởng. D. tiroxin.
Câu 20. Chu kỳ quang là sự ra hoa phụ thuộc vào
A. tuổi của cây. B. độ dài ngày. C. độ dài ngày và đêm. D. độ dài đêm.
{-- Nội dung đề từ câu 21-30 và đáp án của Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 11 năm 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề kiểm tra HK2 môn Sinh lớp 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !