SỞ GD – ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT QUÃNG XƯƠNG | ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN THI: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 45 phút. |
Họ và tên học sinh:...............................................................................
Lớp: ..................................................
Câu 1: Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng. B. Năng lượng ánh sáng.
C. Hoá năng. D. Nhiệt năng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.
B. Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.
C. Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: bóng đèn nóng lên khi được thắp sáng.
D. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.
Câu 3: Hai bản kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 10cm có hiệu điện thế giữa hai bản là 100V. Một electrôn có vận tốc ban đầu 5.106m/s chuyển động dọc theo đường sức về bản âm. Tính gia tốc của nó. Biết điện trường giữa hai bản là điện trường đều và bỏ qua tác dụng của trọng lực:
A. -17,6.1013m/s2 B. 15.9.1013m/s2
C. - 27,6.1013m/s2 D. + 15,2.1013m/s2
Câu 4: Khi hai nguồn điện (E1, r1) và (E2, r2) ghép nối tiếp, suất điện động E của bộ nguồn sẽ:
A. lớn hơn suất điện động của các nguồn điện thành phần
B. nhỏ hơn suất điện động của các nguồn điện thành phần
C. có thể bằng suất điện động của một nguồn
D. thoả mãn \(\left| {{E_1} - {E_2}} \right| < {E_b} < {E_1} + {E_2}\)
Câu 5: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Các điện tích đó bằng:
A. ± 2μC B. ± 3μC
C. ± 4μC D. ± 5μC
Câu 6: Một đoạn mạch xác định trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là
A. 4 kJ. B. 240 kJ.
C. 120 kJ. D. 1000 J.
Câu 7: Hạt mang tải điện trong kim loại là
A. ion dương và ion âm. B. electron và ion dương.
C. electron. D. electron, ion dương và ion âm.
Câu 8: Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10-6 C và q2 = -2.10-6 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng cách nhau trong không khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là
A. 4,5 N. B. 8,1 N.
C. 0.0045 N. D. 81.10-5 N.
Câu 9: Khi các dụng cụ tiêu thụ điện sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức thì:
A. Công suất tiêu thụ bằng đúng công suất định mức
B. Công suất tiêu thụ lớn nhất
C. Dòng điện qua dụng cụ là nhỏ nhất
D. Điện năng tiêu thụ nhỏ nhất
Câu 10: Một cặp nhiệt điện sắt – constantan có hệ số nhiệt điện động là 52 µV/K. Người ta nhúng hai mối hàn của cặp nhiệt điện này vào hai chất lỏng có nhiệt độ tương ứng là – 20 C và 780C. Suất điện động nhiệt điện trong cặp nhiệt điện này bằng
A. 52,76 mV. B. 41, 60 mV.
C. 39,52 mV. D. 4,16 mV.
Câu 11: Điện trở suất của kim loại thay đổi theo nhiệt độ:
A. Tăng nhanh theo hàm bậc hai. B. Giảm nhanh theo hàm bậc hai.
C. Tăng dần đều theo hàm bậc nhất. D. Giảm dần đều theo hàm bậc nhất.
Câu 12: Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 3cm là
A. 105V/m B.104V/m
C. 5.103V/m D. 3.104V/m
Câu 13: Hai điện tích điểm q1= 4mC và q2 = - 9mC đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9cm trong chân không. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng O cách B một khoảng
A. 18cm B. 9cm
C. 27cm D. 4,5cm
Câu 14: Điện trường tại một điểm trong không gian gần một điện tích là.
A. lực do một điện tích tác dụng vào điện tích đơn vị đặt tại điểm đó
B. công do một điện tích thử đơn vị sinh ra khi bị các lực đưa từ vô cùng tới điểm đó
C. lực tĩnh điện tại điểm đó
D.công chống lại điện lực mang một điện tích thử từ vô cùng tới điểm đó
Câu 15: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4cm, chúng đẩy nhau một lực 10-5 N. Độ lớn mỗi điện tích đó là:
A. |q| = 1,3.10-9 C B. |q| = 2 .10-9 C
C. |q| = 2,5.10-9 C D. |q| = 2.10-8 C
Câu 16: Nếu một quả cầu bằng kim loại được tích điện tích Q thì điện trường bên trong quả cầu sẽ.
A.hướng vào trong theo đường xuyên tâm
B.bằng 0
C.có giá trị bằng giá trị tại điểm nằm trên mặt quả cầu
D.phụ thuộc vào vị trí điểm bên trong quả cầu
Câu 17: Cường độ điện trường của một điện tích điểm sẽ thay dổi như thế nào khi ta giảm một nửa điện tích nhưng tăng khoảng cách lên gấp đôi.
A. tăng 2 lần B. giảm 2 lần
C. không đổi D. giảm 4 lần
Câu 18: Một tụ điện có thể chịu được điện trường giới hạn là 3.106V/m, khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm, điện dung là 8,85.10-11F. Hỏi điện tích cực đại mà tụ tích được:
A. 26,65.10-8C B. 26,65.10-9C
C. 26,65.10-7C D. 13.32. 10-8C
Câu 19: Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BC:
A. 400V B. 300V
C. 200V D. 100V
Câu 20: Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ.
Đáp án nào là sai khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường:
A. AMQ = - AQN B. AMN = ANP
C. AQP = AQN D. AMQ = AMP
Câu 21: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho:
A. Khả năng tạo ra điện tích dương trong 1s.
B. Khả năng tạo ra điện tích trong 1s.
C. Khả năng thực hiện công của nguồn điện trong 1s.
D. Khả năng thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
Câu 22: Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Người ta nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ε. Khi đó điện dung của tụ điện
A. Không thay đổi. B. Tăng lên ε lần.
C. Giảm đi ε lần. D. Tăng lên hoặc giảm đi tuỳ thuộc vào lớp điện môi.
Câu 23: Điện trở suất của một dây dẫn:
A. Tăng khi nhiệt độ của dây dẫn tăng. B. Giảm khi nhiệt độ của dây dẫn giảm.
C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ. D. Càng lớn thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
Câu 24: Chọn câu phát biểu sai
A. 1W = 1V. 1A B. Oat (W) là công suất.
C. Oat(W) là đơn vị đo công suất. D. 1W = 1J/s
Câu 25: Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
A. 25 phút. B. 1/40 phút.
C. 40 phút. D. 10 phút.
Câu 26: Trong một đoạn mạch gồm một nguồn điện (E, r) mắc nối tiếp với điện trở thuần R và có dòng điện I chạy qua. Cường độ dòng điện trong mạch:
A. tỉ lệ nghịch với điện trở R
B. có chiều đi ra từ cực dương của nguồn
C. tỉ lệ nghịch với điện trở trong r của nguồn
D. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn
Câu 27: Một thỏi đồng khối lượng 176g được kéo thành dây dẫn có tiết diện tròn, điện trở dây dẫn bằng 32Ω. Tính chiều dài và đường kính tiết diện của dây dẫn. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,8.103kg/m3, điện trở suất của đồng là 1,6.10-8Ωm:
A.l =100m; d = 0,72mm B. l = 200m; d = 0,36mm
C. l = 200m; d = 0,18mm D. l = 250m; d = 0,72mm
Câu 28: Một bóng đèn dây tóc loại 6 V – 2,4 W. Số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây tóc khi đèn sáng bình thường trong thời gian 4 phút là
A. 375.1017. B. 600.1018.
C. 425.1018. D. 50.1019.
Câu 29: Hai điện tích điểm có cùng độ lớn, được đặt cách nhau 1m trong nước nguyên chất thì tương tác với nhau một lực bằng 10N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi là 81. Độ lớn của mỗi điện tích là
A. 9C B. 9.10-8C
C. 0,3mC D. 10-3C
Câu 30: Chọn câu sai trong các câu sau
A. Trong bán dẫn tinh khiết các hạt tải điện cơ bản là các electron và các lỗ trống.
B. Trong bán dẫn loại p hạt tải điện cơ bản là lổ trống.
C. Trong bán dẫn loại n hạt tải điện cơ bản là electron.
D. Trong bán dẫn loại p hạt tải điện cơ bản là electron.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Quãng Xương- Thanh Hóa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.