TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MỘT | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1. Phong trào Ngũ tứ được coi là
A. Cách mạng dân chủ tư sản. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Cách mạng vô sản D. Cách mạng giải phóng dân tộc..
Câu 2. Lực lượng chính tham gia vào phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. B. Sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.
C. Tư sản dân tộc và nông dân. D. Tất cả các tầng lớp nhân dân.
Câu 3. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống lại thế lực nào ở Trung Quốc?
A. Đế quốc và tư sản mại bản. B. Đế quốc và phong kiến.
C. Đế quốc và bọn phản cách mạng. D. Tư sản và phong kiến.
Câu 4. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ
A. đánh đổ phong kiến sang đánh đổ đế quốc.
B. cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.
C. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản.
D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 5. Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là
A. đòi quyền lãnh đạo cách mạng.
B. đoàn kết các lược lượng để chống đế quốc.
C. đấu tranh giành độc lập bằng con đường hòa bình.
D. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.
Câu 6. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào vô sản ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến
A. Hình thành cao trào cách mạng.
B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin truyền bá sâu rộng.
C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành.
D. Đảng Cộng sản thành lập ở các nước
Câu 7. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân đã dẫn đến
A. hình thành cao trào cách mạng.
B. chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng.
C. giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành.
D. Đảng cộng sản thành lập ở các nước.
Câu 8. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới là
A. xu hướng tư sản.
B. xu hướng bạo động.
C. xu hướng cải cách.
D. xu hướng vô sản.
Câu 9. Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Đông Nam Á là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.
C. Đảng Cộng sản Phi-lip-pin. D. Đảng Cộng sản Miến Điện.
Câu 10. Lực lượng nào đã đóng vai trò nổi bật trong việc phát động các phong trào dân tộc tư sản ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Giai cấp tư sản dân tộc. B. Tầng lướp dân nghèo thành thị.
C. Giai cấp công nhân. D. Tầng lớp tri thức học sinh, sinh viên, viên chức.
Câu 11. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm
A. biến Việt Nam thành thuộc địa.
B. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh.
C. hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á.
D. giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.
Câu 12. Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia
A. thuộc địa.
B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.
C. nửa thuộc địa nửa phong kiến.
D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.
Câu 13. Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp trong hoàn cảnh nào ?
A. Phong trào kháng chiến của ta dâng cao, quân giặc bối rối.
B. Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì.
C. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh.
D. Quân dân ta đã giành chiến thắng Cầu Giấy lần thư nhất.
Câu 14. Ông là người được nhân dân phong “Bình Tây đại nguyên soái”.
A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung Trực.
C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 15. Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định (2.1959)
A. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế.
B. hoàn thành chiếm Trung kì.
C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.
D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện.
Câu 16. Năm 1860,quân triều đình không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định do
A. không chủ động tấn công giặc. B. thiếu sự ủng hộ của nhân dân.
C. quân ít. D. tinh thần quân triều đình sa sút.
Câu 17. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng là
A. thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
B. chiếm Đà Nẵng để lập một tô giới riêng của Pháp.
C. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế.
D. biến Đà Nẵng thành thị trường độc chiếm của Pháp.
Câu 18. Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo?
A. Cố thủ chờ viện binh. B. Đánh thẳng kinh thành Huế.
C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. D. Kéo quân vào đánh Gia Định.
Câu 19. Lực lượng tấn công Đà Nẵng vào cuối năm 1858, bao gồm liên quân của các nước
A. Pháp – Mĩ. B. Pháp – Anh.
C. Pháp –Tây Ban Nha. D. Pháp – Bồ Đào Nha.
Câu 20. Ai là tác giả của câu nói “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” ?
A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định. D. Hoàng Diệu.
Câu 21. Đâu không phải là lí do để Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công nước ta đầu tiên ?
A. Cảng biển sâu, rộng. B. Gần kinh thành Huế.
C. Gần đồng bằng Nam-Ngãi. D. Là vựa lúa lớn của Việt Nam.
Câu 22. Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất?
A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…
C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.
D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.
Câu 23. Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
A. Sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
B. Sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp
C. Ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
D. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
Câu 24. Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn công Gia Định?
A. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp. B. đề nghị quân Pháp đàm phán.
C. Thương lượng để quân Pháp rút lui D. xây dựng phòng tuyến để phòng ngự.
Câu 25. Ngày 5/6/1862, diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.
B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
C, Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.
D.Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 26. Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?
A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
Câu 27. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
B. Trận đánh địch ở Thanh Hóa.
C. Trận phục kích của quân Cờ đen tại Cầu Giấy.
D. Trận phục kích của quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).
Câu 28. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa.
C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 29. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.
Câu 30. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 31. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 32. Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?
A. Kinh đô Huế.
B. Căn cứ Ba Đình.
C. Căn cứ Tân sở(Quảng Trị).
D. Đồn Mang Cá(Huế).
Câu 33. Vì sao vua Hàm nghi bị thực dân Pháp bắt?
A. Do Trương Quang Ngọc phản bội.
B. Do Phan Đình Phùng hi sinh.
C. Do Cao Thắng hi sinh.
D. Do Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.
Câu 34. Cuộc khởi nghĩa nào có thời gian tồn tại đúng bằng thời gian của phong trào Cần vương?
A.Yên Thế. B. Hương Khê.
C. Bãi Sậy. D. Ba Đình.
Câu 35. Phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A. Thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.
B. Phong trào bùng nổ trong lúc Pháp đã đặt ách thống trị Việt Nam
C. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
D. Phong trào diễn ra trên qui mô còn nhỏ lẻ.
Câu 36. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã
A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.
B. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.
C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.
D. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.
Câu 37. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc diễn ra nhằm mục đích gì?
A. Chống lại sự bành trướng Trung Quốc của Nhật Bản.
B. Ngăn chặn âm mưu nhòm ngó xâm lược của thực dân Anh.
C. Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
D. Kêu gọi học sinh, sinh viên chống lại đế quốc, phong kiến.
Câu 38. Tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp -Tây Ban Nha?
A.“ thủ hiểm ”.
B.“ đánh nhanh thắng nhanh ”.
C.“ chinh phục từng gói nhỏ ”.
D. “vườn không nhà trống”.
Câu 39. Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là
A. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.
B. Gác-ni-ê bị chết tại trận.
C. quân Pháp phải rút quân khỏi Miền Bắc.
D. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp.
Câu 40. “Cần vương” có nghĩa là
A. giúp vua cứu nước. B. Những điều bậc quân vương cần làm.
C. Đứng lên cứu nước. D. Chống Pháp xâm lược.
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 11 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Thị Một. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !