Đề kiểm tra 1 tiết có đáp án môn Lịch Sử 11 năm 2019-2020 Trường THPT Thanh Khê

TRƯỜNG THPT THANH KHÊ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

 

Câu 1: Các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bằng cách nào?

A. cải cách chính trị - xã hội.

B. cải cách kinh tế- xã hội.

C. đàn áp các cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân.

D. phát xít hóa bộ máy nhà nước.

Câu 2: Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập có ý nghĩa:

A. tăng cường đoàn kết dân tộc.

B. Liên Xô trở thành cường quốc.

C. nâng cao uy tín của Liên Xô.

D. phát triển kinh tế.

Câu 3: Ý nghĩa nổi bật của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với nước Nga là:

A. chính trị ổn định.

B. kinh tế Nga phát triển.

C. nước Nga trở thành cường quốc kinh tế.

D. nhân dân lao động Nga trở thành người làm chủ đất nước.

Câu 4: Tháng 10 - 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên nhằm mục đích

A. không muốn thực hiện các thỏa thuận được kí kết với các nước thắng trận.

B. để được tự do hành động, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.

C. để chuẩn bị cho hoạt phát triển kinh tế thuận lợi hơn.

D. để được tự do phát triển nền kinh tế, không bị ràng buộc bởi các nước tư bản khác.

Câu 5: Yếu tố cơ bản dẫn đến quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức là

A. Đức là nước bị tàn phá nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Đức là nước thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Đức là nước thua trận và bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

D. Đức có ít thuộc địa và nghèo tài nguyên nhất trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 6: Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của Mĩ là

A. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

B. đạo luật ngân hàng.

C. đạo luật phục hưng công nghiệp.

D. đạo luật chính trị, xã hội.

Câu 7: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tính chất là:

A. cuộc cách mạng tư sản.

B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. cuộc cách mạng dân tôc.

D. cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới Mĩ đã thực hiện chính sách gì đối với các vấn đề quốc tế?

A. Chính sách thực lực nước Mĩ.

B. Chính sách trung lập.

C. Chính sách chạy đua vũ trang.

D. Chính sách láng giềng thân thiện.

Câu 9: Dưới thời kì cầm quyền của Hít-le, nền kinh tế Đức được phát triển theo hướng

A. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

B. chỉ chú trọng phát triển các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dân sự.

C. đa dạng các ngành nghề, trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp.

D. hàng hóa, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Câu 10: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ gì?

A. Đưa nước Nga thoát khỏi chiến tranh đế quốc.

B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.

Câu 11: Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu từ nước

A. Mĩ.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Anh.

Câu 12: Đánh giá nào sau đây là đúng về nước Đức trong những năm 1933 – 1939?

A. Nước Đức trở thành “lò lửa” chiến tranh nguy hiểm nhất châu Âu.

B. Nước Đức trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của châu Âu và thế giới.

C. Nước Đức đã vượt qua khủng hoảng kinh tế mà vẫn duy trì được nền dân chủ tư sản.

D. Nước Đức có nền kinh tế phát triển nhanh, quốc phòng vững mạnh.

Câu 13: Với việc các nước đế quốc kí các hòa ước Vec-xai và Oa-sinh-tơn, quan hệ quốc tế có gì mới?

A. Sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên xô.

B. Một trât tự thế giới mới được thiết lập.

C. Trật tự thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.

D. Sự đối đầu giữa các nước đế quốc với nhau.

Câu 14: Vì sao cục diện hai chính quyền không thể tồn tại lâu dài ở Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917?

A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.

B. Sự can thiệp của các nước đế quốc vào Nga.

C. Không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

D. Không đưa được nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 15: Ai đã đề ra “Chính sách mới” và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Ai-xen-hao.

B. Clin-tơn

C. Tơ-ru-man.

D. Ru-dơ-ven.

Câu 16: Tác động đối với quan hệ quốc tế từ đạo luật trung lập của Mĩ là

A. khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.

B. thúc đẩy cho chủ nghĩa phát xít bành trướng khắp thế giới.

C. làm ngơ cho chủ nghĩa phát xít bành trướng.

D. kiên quyết ngăn chặn chủ nghĩa phát xít.

Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi?

A. Quân khởi nghĩa chiếm Xta-lin – grat.

B. Quân khởi nghĩa chiếm Pê-tơ-rô-grat.

C. Quân khởi nghĩa chiếm Lê-nin- grat.

D. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông.

Câu 18: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do 

A. người dân không đủ tiền mua hàng hoá.

B. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.

C. các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất.

D. sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.

Câu 19: Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. lâu dài và bền vững.

B. lâu dài.

C. tạm thời và mong manh.

D. bền vững.

Câu 20: Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ gì?

A. Đưa nước Nga thoát khỏi chiến tranh đế quốc.

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Đánh bại chính phủ tư sản.

D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.

Câu 21: Sự kiện nào mở đầu cách mạng tháng 2-1917 ở Nga?

A. Nga hoàng Nicolai II tuyên bố thoái vị.

B. Quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông.

C. 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat biểu tình.

D. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Câu 22: Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 có tính chất là:

A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.

B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản .

C. cuộc cách mạng vô sản.

D. cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.

Câu 23: Bản chất của Hội nghị Véc-xai và Oa-sinh-ton là:

A. thống trị thế giới.

B. tranh chấp quyền lực.

C. phân chia quyền lợi.

D. cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 24: Để duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đã thành lập tổ chức:

A. Hội Hòa bình.

B. Hội Vạn quốc.

C. Liên Hợp quốc.

D. Hội Quốc liên.

Câu 25: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A. Thương nghiệp.

B. Công nghiệp nặng.

C. Tài chính -ngân hàng.

D. Nông nghiệp.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 11

1B  2A 3D 4B 5C 6C 7D 8B 9A 10D
11A 12A 13B 14A 15D 16C 17D 18D 19C 20C
21C 22B 23C 24D 25C 26B 27A 28A 29B 30C
31B 32D 33A 34C 35D 36A 37B 38C    

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết có đáp án môn Lịch Sử 11 năm 2019-2020 Trường THPT Thanh Khê. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?