Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Phú Bài

TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1

Năm học: 2019 - 2020

Môn: GDCD 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: 8 điểm.

Câu 1: Phương tiện nào dưới đây được xem là hiệu quả nhất để nhà nước quản lí  xã hội?

A. Pháp luật.                    B. Chủ trương.                C. Kế hoạch.                   D. Đạo đức.

Câu 2: Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định thuận tình li hôn cho vợ chồng anh N. Tòa án nhân dân huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.     B. Sử dụng pháp luật.     C. Tuân thủ pháp luật.     D. Phổ biến pháp luật.

Câu 3: Những hành vi xâm phạm quyền của công dân, của xã hội sẽ bị Nhà nước

A. xử phạt thật nặng.                                               B. xử lí  nghiêm minh.

C. xử phạt nghiêm minh.                                         D. xử lí thật nặng.

Câu 4: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhà nước và xã hội.                                           B. Nhà nước và công dân.

C. tất cả mọi người trong xã hội.                            D. tất cả các cơ quan nhà nước.

Câu 5: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận X cùng Giám đốc Công ty Y lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.                                            B. trách nhiệm kinh doanh.

C. nghĩa vụ pháp lí.                                                 D. nghĩa vụ kinh doanh.

Câu 6: Xưởng chế biến thực phẩm của chị L thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra dòng sông cạnh xưởng. Hành vi này đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.     B. Sử dụng pháp luật.     C. Thi hành pháp luật.     D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ

A. tách rời hoàn toàn.      B. phụ thuộc vào nhau.   C. trùng với nhau.           D. không tách rời nhau.

Câu 8: Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải gánh chịu trách nhiệm nào dưới đây?

A. Trách nhiệm hành chính.                                     B. Trách nhiệm hình sự.

C. Trách nhiệm dân sự.                                           D. trách nhiệm kỉ luật.

Câu 9: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Vi phạm pháp luật.     B. Nghĩa vụ pháp lí.        C. Trách nhiệm pháp lí.   D. Thực hiện pháp luật.

Câu 10: Những hoạt động có mục đích làm cho các các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là thể hiện của nội dung nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.    B. Xây dựng pháp luật.   C. Thực hiện pháp luật.   D. Phổ biến pháp luật.

Câu 11: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Thực hiện pháp luật    B. Vi phạm pháp luật.     C. Tuân thủ pháp luật.     D. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 12: Hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. ưu tiên người giữ chức vụ.                                 B. ưu tiên người lao động.

C. khác nhau.                                                           D. như nhau.

Câu 13: Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã  được giải quyết. Trường hợp này thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và

A. trách nhiệm của mình.                                         B. nghĩa vụ của mình.

C. lợi ích hợp pháp của mình.                                 D. nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Câu 14: Hình thức khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác khi xâm  phạm tới các quan hệ công vụ nhà nước do pháp luật hành chính bảo vệ được áp dụng với người có hành vi nào sau đây?

A. Vi phạm hành chính.  B. Vi phạm kỉ luật.          C. Vi phạm hình sự.        D. Vi phạm dân sự.

Câu 15: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?

A. Anh T và anh H.                                                 B. Anh N, anh T và anh K.

C. Anh H và anh K.                                                D. Anh N, anh T và anh H.

Câu 16: Bạn A thắc mắc, tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trung nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?

A. Tính quy phạm phổ biến.                                    B. Tính quyền lực.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.                  D. Tính bắt buộc chung.

Câu 17: Anh A sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy. Công an đã xử phạt hành chinh với anh  A. Việc làm của công an là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.    B. Thi hành pháp luật.  C. Tuân thủ pháp luật.       D. Áp dụng pháp luật.

Câu 18: Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải gánh chịu trách nhiệm nào dưới đây?

A. Trách nhiệm dân sự.                                           B. trách nhiệm kỉ luật.

C. Trách nhiệm hành chính.                                     D. Trách nhiệm hình sự.

Câu 19: Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã  được giải quyết. Trường hợp này thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và

A. trách nhiệm của mình.                                         B. lợi ích hợp pháp của mình.

C. nghĩa vụ của mình.                                              D. nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Câu 20: Những quy tắc ứng xử chung được áp dụng ở nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là một đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực.                                                   B. Tính bắt buộc chung.

C. tính quy phạm phổ biến.                                     D. Tính cưỡng chế.

{-- xem tiếp nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Phú Bài ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Phú Bài. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi ác em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?