Đề cương thi HK1 môn Hóa 12 năm học 2019-2020

ĐỀ CƯƠNG THI HK1 MÔN HÓA NĂM HỌC 2019-2020 KHỐI 12

 

CHƯƠNG 1: ESTE - CHẤT BÉO

1. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

A. 5.                           B. 4.                            C. 2.                            D. 3.

2. Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COOH.         B. HO-C2H4-CHO.     C. CH3COOCH3.        D. HCOOC2H5.

3. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:

A. etyl axetat.           B. metyl propionat.     C. metyl axetat.                D. propyl axetat.

4. Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5

 A.  triolein                B. tristearin                    C. tripanmitin                D. stearic

5. Este etyl axetat có công thức là

A. CH3CH2OH.         B. CH3COOH.              C. CH3COOC2H5.            D. CH3CHO.

6. Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và CH3OH.                         B. CH3COONa và C2H5OH.

C. HCOONa và C2H5OH.                            D. C2H5COONa và CH3OH.

7. Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là

A. C2H3COOC2H5.     B. CH3COOCH3.         C. C2H5COOCH3.      D. CH3COOC2H5.

8. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.                                     B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.                                     D. C17H35COONa và glixerol.

9. Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.                         B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol.                       D. C17H35COONa và glixerol.

CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT

1. Chất thuộc loại đisaccarit là

A. glucozơ.                B. saccarozơ.   C. xenlulozơ.   D. fructozơ.

2. Hai chất đồng phân của nhau là

A. glucozơ và mantozơ.                   B. fructozơ và glucozơ.    

C. fructozơ và mantozơ.                   D. saccarozơ và glucozơ.

3. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

A. C2H5OH.              B. CH3COOH.            C. HCOOH.                D. CH3CHO.

4. Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

B. phản ứng với dung dịch NaCl.

C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

5. Chất tham gia phản ứng tráng gương là

A. xenlulozơ.                         B. tinh bột.                  C. fructozơ.                 D. saccarozơ.

6. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.            B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.                    D. kim loại Na.

7. Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là

A. saccarozơ.                       B. glucozơ.                  C. fructozơ.                 D. mantozơ.

8. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hoà tan Cu(OH)2.             B. trùng ngưng.           C. tráng gương.           D. thủy phân.

9. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là                      

  A. 3.                                      B. 4.                            C. 2.                             D. 5.

10. Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là                

  A. 3                                       B. 5                              C. 1                             D. 4

11. Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

A. [C6H7O2(OH)3]n.          B. [C6H8O2(OH)3]n.       C. [C6H7O3(OH)3]n.       D. [C6H5O2(OH)3]n.

12. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.                             B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.

C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.                          D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ

CHƯƠNG 3: AMIN - AMINOAXIT - PEPTIT – PROTEIN

1. Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

A. 4.                           B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

2. Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 4.                           B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

3. Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?

A. 3 amin.                  B. 5 amin.                    C. 6 amin.                 D. 7 amin.     

4. Anilin có công thức là

A. CH3COOH.          B. C6H5OH.                  C. C6H5NH2.               D. CH3OH.

5. Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?

A. 4 amin.                 B. 5 amin.                     C. 6 amin.                   D. 7 amin.     

6. Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?

A. NH3                      B. C6H5CH2NH2           C. C6H5NH2             D. (CH3)2NH 

7. Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào

A. ancol etylic.           B. benzen.                   C. anilin.                      D. axit axetic.

8. Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch

A. NaOH.                  B. HCl.                        C. Na2CO3.                 D. NaCl.

9. Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. dung dịch NaCl.   B. dung dịch HCl.      C. nước Br2.                D. dung dịch NaOH.

10. Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự:

A. NH3< C6H5NH2 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2.

B. NH3< CH3CH2NH2< CH3NHCH3 <. C6H5NH2.

C. C6H5NH2. < NH3< CH3CH2NH< CH3NHCH3.

D. C6H5NH2. < NH< CH3NHCH3. < CH3CH2NH2.

11. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.      B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.                          D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

12. C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?

A. 4.                                    B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

13. Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N?

A. 3 chất.                            B. 4 chất.                     C. 5 chất.                     D. 6 chất.     

14. Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là

A. CH3COOH.          B. H2NCH2COOH.    C. CH3CHO.               D. CH3NH2.

15. Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

A. C6H5NH2.                         B. C2H5OH.                C. H2NCH2COOH.    D. CH3NH2.

16. Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với

A. dung dịch KOH và dung dịch HCl.         B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.

C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 .    D. dung dịch KOH và CuO.

17. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là

A. α-aminoaxit.          B. β-aminoaxit.           C. axit cacboxylic.      D. este.

18. Để phân biệt được các dung dịch : glucozơ, glixerol, hồ tinh bột và lòng trắng trứng, ta dùng

A. Cu(OH)2 có thêm dd NaOH.                   B. dd HNO3 đặc và dd AgNO3 trong NH3.

C. dung dịch I2 và dd HNO3 đặc.     D. dung dịch I2 và dd AgNO3 trong NH3.

19. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

  A. dung dịch NaOH.                                                B. dung dịch NaCl.

  C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.                        D. dung dịch HCl.

20. Amino axit là những hợp chất hữu cơ ........................., trong phân tử chứa đồng thời nhóm chức ................. và nhóm chức ................... Điền vào chổ trống còn thiếu là :

A. Đơn chức, amino, cacboxyl                    B. Tạp chức, cacbonyl, amino

C. Tạp chức, amino, cacboxyl                     D. Tạp chức, cacbonyl, hidroxyl

CHƯƠNG 4: POLIME - VẬT LIỆU POLIME

* Dạng câu hỏi lý thuyết

1. Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng

A. nhiệt phân.                        B. trao đổi.                  C. trùng hợp.   D. trùng ngưng.

2. Monome được dùng để điều chế polietilen là

A. CH2=CH-CH3.     B. CH2=CH2.              C. CH≡CH.                 D. CH2=CH-CH=CH2.

3. Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n. Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là

A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.

B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH.

C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.

D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.

4. Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. C2H5COO-CH=CH2.                                B. CH2=CH-COO-C2H5.

C. CH3COO-CH=CH2.                                 D. CH2=CH-COO-CH3.

5. Nilon–6,6 là một loại

A. tơ axetat.              B. tơ poliamit.             C. polieste.                  D. tơ visco.

6. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. CH2=C(CH3)COOCH3.                           B. CH2 =CHCOOCH3.

C. C6H5CH=CH2.                                          D. CH3COOCH=CH2.

7. Công thức cấu tạo của polibutađien là

A. (-CF2-CF2-)n.        B. (-CH2-CHCl-)n.      C. (-CH2-CH2-)n.        D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.

8. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là

A. tơ tằm.                  B. tơ capron.               C. tơ nilon-6,6.            D. tơ visco.

9. Tơ lapsan thuộc loại

A. tơ poliamit.           B. tơ visco.                  C. tơ polieste.              D. tơ axetat.

10. Tơ capron thuộc loại

A. tơ poliamit.           B. tơ visco.                  C. tơ polieste.              D. tơ axetat.

11. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X →Y → Cao su Buna. Hai ch¥t X, Y l§n l°ãt là

A. CH3CH2OH và CH3CHO.                                 B. CH3CH2OH và CH2=CH2.

C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3.                   D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.

12. Công thức phân tử của cao su thiên nhiên

A. ( C5H8)n                         B. ( C4H8)n                        C. ( C4H6)n                        D. ( C2H4)n

13. Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là

A. tơ visco.                         B. tơ capron.                     C. tơ nilon -6,6.                 D. tơ tằm.

14. Trong số các polime sau đây; tơ tằm, sợi bông, len, tơ enang, tơ visco, nilon 6-6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:      

A. tơ tằm, sợi bông, nilon 6-6.                      B. sợi bông, len, tơ axetat. 

C. sợi bông, len, nilon 6-6.                           D. tơ visco, nilon 6-6, tơ axetat.

15. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH2=CH-COOCH3  và H2N-[CH2]6-COOH.

B. CH2=C(CH3)-COOCH3  và H2N-[CH2]6-COOH.

C. CH3-COO-CH=CH2  và H2N-[CH2]5-COOH.

D. CH2=C(CH3)-COOCH3  và H2N-[CH2]5-COOH.

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

1. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

A. 3.                           B. 2.                            C. 4.                            D. 1.

2. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là

A. 3.                           B. 2.                            C. 4.                            D. 1.

3. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. R2O3.                    B. RO2.                       C. R2O.                       D. RO.

4. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là

A. R2O3.                    B. RO2.                       C. R2O.                       D. RO.

5. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

A. 1s22s2 2p6 3s2.       B. 1s22s2 2p6.   C. 1s22s22p63s1.           D. 1s22s22p6 3s23p1.

6. Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A. Sr, K.                    B. Na, Ba.                   C. Be, Al.                    D. Ca, Ba.

7. Hai kim loại đều thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn là

A. Sr, K.                    B. Na, K.                     C. Be, Al.                    D. Ca, Ba.

8. Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là

A. [Ar ] 3d6 4s2.            B. [Ar ] 4s13d7.           C. [Ar ] 3d7 4s1.             D. [Ar ] 4s23d6.

9. Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình e của Al là

A. 1s22s22p63s23p1.      B. 1s22s22p63s3.          C. 1s22s22p63s23p3.         D. 1s22s22p63s23p2.

10. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6

A. Rb+.                      B. Na+.                        C. Li+.                                     D. K+.

11. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vàng.                    B. Bạc.                        C. Đồng.                     D. Nhôm.

12. Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vàng.                    B. Bạc.                        C. Đồng.                     D. Nhôm.

13. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vonfam.               B. Crom                      C. Sắt                          D. Đồng

14. Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Liti.                                   B. Xesi.                       C. Natri.                      D. Kali.

 

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cuong thi HK1 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương thi HK1 môn Hóa 12 năm học 2019-2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?