LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG ESTE - LIPIT
A. LÝ THYẾT ESTE
I – ĐỊNH NGHĨA - DANH PHÁP
1. Định nghĩa:
– Khi thay thế nhóm –OH ở nhóm cacboxyl (-COOH) của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este.
– Este đơn chức: RCOOR’
– Este tạo bởi axit cacboxylic no, đơn chức và ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n ≥ 2).
2. Danh pháp: Tên gốc hiđrocacbon R’ + Tên anion gốc axit (đuôi “at”)
HCOOCH3: metyl fomat
CH3COOC2H5: etyl axetat
C6H5COOCH3: metyl benzoat
CH3COOCH=CH2: vinyl axetat
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Giữa các phân tử este không có liên kết hiđro vì thế nhiệt độ thấp hơn so với ancol và axit có cùng số nguyên tử C.
– Các este thường là chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ.
– Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, benzyl propionat có mùi hoa nhài,…
III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
– Đặc điềm: Là phản ứng thuận nghịch, có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng.
– Sản phẩm thủy phân là axit và ancol hoặc anđehit hoặc xeton,…
CH3COOC2H5 + H2O → CH3COOH + C2H5OH
2. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)
– Đặc điểm: Là phản ứng một chiều.
– Sản phẩm: Muối + ancol hoặc anđehit hoặc xeton,…
CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
CH3COOCH=CH2 + NaOH CH3COONa + CH3CHO
CH3COOC6H5 + 2NaOH CH3COONa + C6H5ONa + H2O
IV – ĐIỀU CHẾ
– Phản ứng este hóa: RCOOH + R’OH ⇔ RCOOR’ + H2O
– Phản ứng giữa axit với hiđrocacbon chưa no:
RCOOH + C2H2 ⇔ RCOOCH=CH2
B. LÝ THUYẾT LIPIT
I. ĐỊNH NGHĨA
– Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như ete, clorofom, ete dầu hỏa,… Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,… chúng đều là este tạp chức.
– Chất béo là trieste của glyxerol với các axit mono cacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh, gọi chung là triglyxerit.
– Một số axit béo: Axit panmitic (C15H31COOH), axit stearic (C17H35COOH), axit oleic (C17H33COOH), axit linoleic (C17H31COOH).
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Chất béo chứa các gốc axit béo no thường dạng rắn (mỡ), chất béo chứa các gốc axit béo không no thường ở dạng lỏng (dầu).
– Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, xăng, ete,…
III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit: Phản ứng thuận nghịch
2. Phản ứng xà phòng hóa: Phản ứng xảy ra nhanh và không thuận nghịch
3. Phản ứng hiđro hóa: Chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
Triolein Tristearin
C. BÀI TẬP
CÂU HỎI MỨC ĐỘ BIẾT
Câu 1. Chất nào sau đây không phải là este?
A. CH3COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOH.
D. CH3COOC2H5.
Câu 2. Chất nào sau đây là etyl axetat?
A. CH3COOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. C2H3COOC2H5.
D. C2H5COOC2H5.
Câu 3. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm có đặc điểm là
A. phản ứng oxi hóa khử.
B. phản ứng thuận nghịch.
C. phản ứng trao đổi.
D. phản ứng không thuận nghịch.
Câu 4. Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc) là phản ứng
A. trùng hợp.
B. este hóa.
C. xà phòng hóa.
D. trùng ngưng.
Câu 5. Vinyl axetat có công thức
A. CH3COOCH3.
B. C2H5COOCH3.
C. HCOOC2H5.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 6. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 6.
Câu 7. Este X có công thức phân tử C3H6O2 có số đồng phân là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 8. Chất X có công thức cấu tạo CH2 = CH – COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl acrylat.
B. propyl fomat.
C. metyl axetat.
D. etyl axetat.
Câu 9. Este no đơn chức mạch hở có công thức tổng quát chung là
A. CnH2n-2O2 (n ≥ 2).
B. CnH2nO2 (n ≥ 2).
C. CnH2nO4 (n ≥ 3).
D. CnH2nO2 (n ≥ 3).
Câu 10. Axit nào dưới đây không phải axit béo?
A. Axit axetic.
B. Axit stearic.
C. Axit oleic.
D. Axit panmitic.
Câu 11. Este có công thức cấu tạo sau: CH3-COO-CH2-C6H5 có tên gọi là
A. phenyl axetat.
B. metyl benzoat.
C. benzyl axetat.
D. phenyl fomat.
Câu 12. Triolein có công thức
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H31COO)3C3H5.
D. (C15H31COO)3C3H5.
Câu 13. Chất nào sau đây không phải là chất béo?
A. C3H5(OOCCH3)3.
B. C3H5(OOCC15H31)3.
C. C3H5(OOCC17H33)3.
D. C3H5(OOCC17H35)3.
Câu 14. Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH.
B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH.
D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 15. Thủy phân chất béo trong môi trường axit (hoặc môi trường bazơ) luôn thu được
A. glixerol.
B. muối của axit béo.
C. axit béo.
D. ancol no mạch hở.
Câu 16. Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
A. hiđro hóa (xúc tác Ni).
B. cô cạn ở nhiệt độ cao.
C. làm lạnh.
D. xà phòng hóa.
Câu 17. Công thức của triolein là
A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.
B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5 COO) 3C3H5.
C. CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7 COO)3C3H5.
D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.
Câu 18. Chất nào sau đây có tên gọi là metyl metacrylat?
A. CH3COOCH=CH2.
B. CH2=C(CH3)-COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. CH2=CH – COOCH3.
Câu 19. Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol metylic.
B. etylen glicol.
C. ancol etylic.
D. glixerol.
Câu 20. Công thức este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?
A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.
B. CH3CH2COOCH2C6H5.
C. CH3COOC6H4CH3.
D. CH3COOCH2C6H5.
Câu 21. Xà phòng hóa metyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A. C2H5ONa.
B. CH3COONa.
C. C2H5COONa.
D. HCOONa.
Câu 22. Chất béo nào dưới đây có công thức phân tử C57H110O6?
A. Trilinolein.
B. Tristearin.
C. Tripanmitin.
D. Triolein.
Câu 23. Chất nào dưới đây không phải là chất béo?
A. Tristrearin.
B. Tripanmitin.
C. Triolein.
D. Protein.
Câu 24. Ở nhiệt độ thường, chất béo không no
A. tồn tại ở trạng thái lỏng.
B. tồn trại ở trạng thái rắn.
C. tan tốt trong nước.
D. nặng hơn nước.
Câu 25. Phản ứng hóa học nào dưới đây được gọi là phản ứng este hóa?
A. C2H5COOCH3 + NaOH → C2H5COONa + CH3OH.
B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3NaOH →3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3.
D. CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O.
Câu 26. Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein.
B. Tristearin.
C. Tripanmitin.
D. Stearic.
Câu 27. Khi xà phòng hoá hoàn toàn tripanmitin thu được sản phẩm gồm
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 28. Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?
A. CH3COOCH2C6H5.
B. C15H31COOCH3.
C. (C17H33COO)2C2H4.
D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 29. Este nào dưới đây có phản ứng tráng bạc ?
A. Etyl axetat.
B. Metyl fomat.
C. Vinyl axetat.
D. Metyl acrylat.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong công nghiệp, có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.
B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẳn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol.
Câu 31. Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. CH3COOCH2CH3.
B. CH2=CHCOOCH3.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 32. Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
A. propyl propionat.
B. metyl propionat.
C. propyl fomat.
D. metyl axetat.
Câu 33. Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3CHO.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOH.
D. CH3CH2OH.
Câu 34. Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5.
B. CH3COOCH3.
C. C2H5COOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 35. Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol ?
A. Benzyl axetat.
B. Tristearin.
C. Metyl fomat.
D. Metyl axetat.
....
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập Chương Este - Lipit môn Hóa học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham hảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau:
- Đề cương ôn tập chương 1 Este - Lipit môn Hóa học 12 năm 2018 - 2019
- Bài tập vận dụng chuyên đề este - lipit trong các đề thi môn Hóa học
- Câu hỏi chương este - lipit (Mức độ vận dụng và vận dụng cao)
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.