ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 11 NĂM HỌC 2019-2020
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI
1. Sự điện li
2. Axit , bazơ , muối
3.Sự điện li của nước . pH . Chất chỉ thị axit - bazơ
4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Chương 2 : NITƠ - PHOTPHO
1. Nitơ
2. Amoniac và muối amoni
3. Phôtpho
4. Axit phôtphoric và muối phôtphat
5. Phân bón hoá học
Chương 3 : CACBON - SILIC
1. Cacbon
2. Hợp chất của cacbon
3. Silic và hợp chất của silic
B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP.
I. Viết phương trình điện li và tính CM
1. Viết pt phân li các chất sau: HClO, HClO4, CH3COOH, CH3COONa, H2S, HNO2, H3PO4, HNO3 ,Ba(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, NaHCO3, NaH2PO4, HgCl2, Al2(SO4)3, FeCl3, FeSO4, (NH4)2SO4 , K2SO4 , NaHCO3 , CH3COONa , Na2HPO4 ,
2.Tính CM các ion khi trộn các dung dịch với nhau.
Dạng 1: Tính CM các ion khi trộn các dung dịch không tác dụng với nhau.
Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch sau khi:
a) Trộn 100ml Na2CO3 1,5M với 100ml K2CO3 2M.
b) Trộn 150ml Ba(OH)2 2M với 50ml Ba(OH)2 1M.
c) Trộn 250ml H2SO4 1M với 150ml HCl 2M.
d) Trộn 350ml KCl 0,2M với 250ml BaCl2 0,05M
Dạng 2: Tính CM các ion khi trộn các dung dịch tác dụng được với nhau.
Tính nồng độ mol các ion sau phản ứng khi:
a) Trộn 100ml K2CO3 1M với 100ml Ba(NO3)2 0,5M
b) Trộn 150ml K2SO4 0,2M với 50ml BaCl2 0,4M.
c) Trộn lẫn 15ml dd NaOH 2M với 10ml dd H2SO4 3M thì thu được 25ml dd A. Tính nồng độ mol.l của các ion trong dd A.
d) Trộn lẫn 130ml dd NaOH 1M với 120ml dd H2SO4 0,3M thì thu được dd B. Tính nồng độ mol.l của các ion trong dd B.
II. Viết phương trình phân tử, ion đầy đủ, ion thu gọn.
1. NaCl + AgNO3 → 2. NaClO + HNO3 → 3. Mg(NO3)2 + NaOH →
4. CaCl2 + AgNO3 → 5. NH4Cl + AgNO3 → 6. CuCl2 + NaOH →
7. CaCO3 + HNO3 → 8. CH3COOK + H2SO4 → 9. KHCO3 + HNO3 →
10. K2SO3 + HCl → 11. Al2(SO4)3 + NaOH → l2. Al(OH)3 + NaOH →
13. Zn(OH)2 + KOH → 14. Fe + HNO3 đặc, dư → 15. Cu + NaNO3+ HCl →
III. Thực hiện dãy chuyển hóa ( ghi rõ điều kiện nếu có).
a. NH4NO2 → N2 → NH3 → NH4NO3 → NH3 → Cu(OH)2 → CuO → N2
b. NH3 → (B) → (C) → (D) → (E)
c. NaNO3 → HNO3 → Fe(NO3)3 → Fe(NO3)2 → NO2 → NaNO3 → NaNO2
d. HNO3 → H2SO4 → NH4HSO4 → (NH4)2SO4 → NH4NO3 → NH3 → NO→ NO2 → HNO3 → NaNO3 → HNO3
e.NH4Cl → NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → Fe(NO3) → Fe2O3
f. Photpho Photphopentaoxit → Axit photphoric → Amoni photphat → Natri photphat → Bạc photphat
IV. Nhận biết.
a. 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl , Na3PO4
b.3 dung dịch mất nhãn :Ba(NO3)2, NH4NO3, Na3PO4
c. HCl; HNO3 và H3PO4.
d.Na2CO3, Na2SO4, BaCl2 , KNO3.
e.Na2CO3, (NH4)2SO4, NH4Cl, BaCl2, NaOH,
f. các dd sau: NH4NO3, (NH4)2CO3, Na2SO4
V. Tính pH của dd trong các trường hợp sau:
Dạng 1: Tính pH của 2 dung dịch không tác dụng với nhau
Tính pH của các dung dịch sau khi:
a) Trộn 50ml dd HCl 0,7M vào 450ml H2O
b) Trộn 200ml dd NaOH 0,1M vào 200ml dd NaOH 0,2M
c) Trộn 250ml dd HCl 0,08M với 150ml dd H2SO4 0,2M
d) Trộn 2,75 lít dd Ba(OH)2 có pH = 9 với 2,5 lít dd NaOH có pH = 8
Dạng 2: Tính pH của 2 dung dịch tác dụng được với nhau.
Tính pH của dung dịch tạo thành khi:
a. Trộn 100ml dd HCl 0,1M với 400ml dd NaOH 0,375M.
b. Trộn 40ml dd H2SO4 0,025M với 60ml dd NaOH 0,05M.
c. Trộn 200ml dd H2SO4 0,05M với 100ml dd KOH 0,04M.
d. Trộn 250ml dd HCl 0,01M với 350ml dd Ba(OH)2 0,01M
e. Trộn 1200 ml dd HCl 0,05M vào 800ml dd NaOH 0,05M
f. Trộn 600ml dd Ba(OH)2 0,015M vào 400ml dd HNO3 0,04M
VI. Bài toán về: kim loại; hỗn hợp kim loai; hỗn hợp kim loại và oxit kim loại tác dụng với axit.
1) Hòa tan hoàn toàn 6,24g hỗn hợp Al và Al2O3 vào 400ml dd HNO3 1,8M thì thoát ra 0,672 lít khí N2O (đktc) và dd A.
a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp và % về số mol trong hỗn hợp.
b. Cô cạn dd sau phản ứng và nung đến khi khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Tính m?
2) Cho 2,79g hợp kim Al và Mg vào dd HNO3 loãng dư thì có 2,24lít NO thoát ra (đktc). Tính % về khối lượng mỗi kim loại.
3) Cho 24,6g hỗn hợp Al và Cu tác dụng vừa đủ với 2 lít dd HNO3 loãng thì thu được 8,96lít khí (đktc) và khí này hóa nâu trong không khí.
a. Tính % về khối lượng mỗi kim loại.
b. Tính nồng độ dd HNO3 đã dùng.
4) Hòa tan 1,52g hỗn hợp gồm Fe và MgO vào 200ml dd HNO3 1M thì thu được 0,448 lít khí và khí này hóa nâu ngoài không khí.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Tính CM của dd muối, pH sau phản ứng
5) Hòa tan hoàn toàn m gam Al loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2 và 0,01 mol khí NO. Tính m.
6) Hòa tan hoàn toàn 12,8g Cu vào dd HNO3 thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc). Biết tỉ khối của A đối với hidro là 19. Xác định V.
7) Cho 8,1g Al tác dụng vừa đủ với 1,35lít dd HNO3 thu được hỗn hợp hai khí NO và N2O. Biết tỉ khối của hỗn hợp khí so với hidro là 18.
a. Tính thể tích mỗi khí đã thu được (đktc)
b. Tính CM của dd HNO3
8) Cho 11g hổn hợp Al, Fe tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được 6,72 lit khí NO(đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hổn hợp.
b. Tính nồng độ mol.lit dung dịch HNO3 cần dùng.
c. Nung nóng dung dịch A đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.
9. Hòa tan hoàn toàn 15,2g hỗn hợp gồm Cu và Fe bằng dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí không màu hóa nâu ngoài không khí (đktc) và dung dịch D
a. Tính khối lượng của tưng kim lọai trong hỗn hợp trên
b. Cô cạn dụng dịch D. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng
c. Nhiệt phân hoàn toàn lượng muối thu được m gam chất rắn B. Tính giá trị m
10.Cho 38,7 g hh kim loại Cu và Zn tan trong dd HNO3, sau p.ứ thu được 8,96 lít NO (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính % khối lượng mỗi kim loai trong hỗn hợp?
c.Dung dịch thu được cho t.d với dd NaOH dư. Tính khối lượng kết tủa thu được ?
VII. Axit photphoric tác dụng với dung dịch kiềm
1. Trộn 0,15 mol H3PO4 với 0,35mol KOH thu được muối gì ? Tính khối lượng muối sau phản ứng.
2. Trộn 700ml dung dịch KOH 0,2M với 500ml dung dịch H3PO4 0,2M thu được muối gì ? Tính khối lượng muối sau phản ứng.
3. Cho 11,2g NaOH tác dụng với 200ml dung dịch H3PO4 1,1M thu được muối gì ? Tính khối lượng muối sau phản ứng.
4. Cho 130ml dung dịch H3PO4 0,1M tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 0,18M thu được bao nhiêu gam hiđrophotphat.
5 : Trộn 50ml dung dịch H3PO4 1M với Vml dung dịch KOH 1M thu được muối trung hòa . Giá trị của V là
A. 200ml B. 170ml C. 150ml D. 300ml
VIII. CO2 tác dụng với dd kiềm
Bài 1: Cho 224,0 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100,0 ml dung dịch KOH 0,200M. Khối lượng của muối tạo thành là:
A.1,38 gam. B. 2gam C. 1gam D. 1,67 gam
Bài 2: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M, thu được 7,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của V là:
A. 1,68 lít B. 2,80 lít C. 2,24 lít hay 2,80 lít D. 1,68 lít hay 2,80 lít
Bài 3: Cho V lít (đktc) CO2 hấp thu hết vào dung dịch nước vôi có hòa tan 3,7 gam Ca(OH)2, thu được 4 gam kết tủa trắng. Trị số của V là:
A. 0,896 lít B. 1,344 lít C. 0,896 lít và 1,12 lít D. 0,896 lít và 1,344 lít
Bài 4: Thổi CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng được 215 gam chất rắn. Dẫn toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 15g kết tủa. m ban đầu là:
A . 217,4 gam B. 249 gam C. 219,8 gam D. 230 gam
Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm:
A. Chỉ có CaCO3 B. Chỉ có Ca(HCO3)2 C. CaCO3 và Ca(HCO3)2 D. Ca(HCO3)2 và CO2
Bài 6: Hấp thụ toàn bộ 0,896 lít CO2 vào 3 lít dd Ca(OH)2 0,01M được?
A. 1g kết tủa B. 2g kết tủa C. 3g kết tủa D. 4g kết tủa
Bài 7: Hấp thụ 0,224lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M ta thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là?
A. 1g B. 1,5g C. 2g D. 2,5g
Bài 8: Sục 2,24 lít (đktc) CO2 vào 100ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m g kết tủa. Tính m
A. 19,7g B. 14,775g C. 23,64g D. 16,745g
Câu 9. Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,120. B. 0,896. C. 0,448. D. 0,224.
Câu 10: V lít khí CO2 (đktc) vào 1,5 lít Ba(OH)2 0,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 1,12 B. 2,24 C. 4,48 D. 6,72
C. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO :
CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI, DUNG DỊCH.
Câu 1.Vì sao các dd axit, bazơ, muối dẫn được điện ?
A. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dd.
B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.
C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.
D. Do phân tử của chúng dẫn được điện.
Câu 2.Dd chất điện li dẫn điện được là do sự chuyển động của:
A. Các cation và anion. B. Các cation và anion và các phân tử hòa tan.
C. Các ion và . D. Các ion nóng chảy phân li.
Câu 3.Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?
A. HI, H2SO4, KNO3 B.HNO3, MgCO3, HF
C.HCl, Ba(OH)2, CH3COOH D. NaCl. H2S, (NH4)2SO4
Câu 4.Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH)có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO- C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O
B. H+, CH3COO-, H2O D. CH3COOH, CH3COO-, H+
Câu 5.Trong dung dịch axit sunfu hiđric H2S có những phần tử nào?
A. S2-, HS-, H+ B. S2-, H2S, H+ C. , H+,H2S, HS-, S2- D. H+, S2-, H2S
Câu 6.Theo Areniut phát biểu nào sau đây là ĐÚNG ?
A. chất có chứa nhóm OH là bazo.
B. chất có khả năng phân li ra ion trong nước là axit.
C. chất có chứa hiđro trong phân tử là axit.
D. chất có khả năng phân lí ra OH- là muối
Câu 7.Phương trình ion rút gọn Cu2+ + 2OH-→ Cu(OH)2 tương ứng với phản ứng nào sau đây?
A. Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → B. CuSO4 + Ba(OH)2 →
C. CuCO3 + KOH→ D. CuS + H2S →
Câu 8.Các cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dd ?
A. CaF2 và H2SO4. B. CH3COOK và BaCl2. C. Fe2(SO4)3 và KOH. D. CaCl2 và Na2SO4.
Câu 9.Trộn hai dd nào sau đây không có phản ứng xảy ra phản ứng?
A. NaCl và AgNO3 B. HCl và KHCO3 C. FeCl3 và KNO3 D. BaCl2 và K2CO3.
Câu 10.Có 3 dd không màu sau: Ba(OH)2, BaCl2, HCl chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết ?
A. Quỳ tím. B. Na2SO4. C. K2CO3. D. Phenolphtalein.
Câu 11.Cho phương trình phản ứng FeSO4 + ? Na2SO4 + ?. Các chất thích hợp lần lượt là
A. NaOH và Fe(OH)2. B. NaOH và Fe(OH)3.
C. KOH và Fe(OH)3. D. NaCl và FeCl2.
Câu 12.Theo Areniut hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính ?
A. Zn(OH)2 B. Pb(OH)2. C. Al(OH)3. D. Tất cả.
Câu 13.Nhận định nào sau đây về muối axit là đúng nhất:
A. Muối có khả năng phản ứng với bazơ. B. Muối vẫn còn hiđro trong phân tử.
C. Muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh. D. Muối vẫn còn hiđro có thể phân li ra cation .
Câu 14.Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện nào sau đây ?
A. Tạo thành một chất kết tủa. B. Tạo thành chất điện li yếu.
C. Tạo thành chất khí. D. Một trong ba điều kiện trên.
Câu 15.Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dd ?
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
B. Fe(NO3)3 +3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3.
C. 2Fe(NO3)3 + KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3.
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !