Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 7 năm 2021

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ  2 MÔN VẬT LÝ 7

 

I. PHẦN LÝ THUYẾT

Câu 1: Thế nào là vật bị nhiễm điện? Nêu một cách làm vật bị nhiễm điện và thí nghiệm kiểm tra sự nhiễm điện của vật đó.

Câu 2: Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

Câu 3: Dòng điện là gì? Nêu quy ước chiều dòng điện trong mạch điện. So sánh với chiều dòng điện trong kim loại.

Câu 4: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Nêu ví dụ.

Câu 5: Nêu các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng nêu 2 ví dụ.

Câu 6: Khi nào vật bị nhiễm điện dương? Khi nào vật bị nhiễm điện âm.

Câu 7: Hãy cho biết ý nghĩa số vôn ghi trên mỗi nguồn điện, số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện.

Trả lời:

Câu 1: Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

Để làm một vật bị nhiễm điện, ta cọ xát vật đó với một vật khác. Để kiểm tra một vật bị nhiễm điện hay không ta có thể đưa vật đến gần các mảnh giấy vụn nhỏ, các vụn giấy bị hút chứng tỏ vật bị nhiễm điện.

Câu 2: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:

Mọi vật đều được cấu tạo từ các hạt nguyên tử.

Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.

Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

Electron có thể dịch chuyển từ nguyên từ này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

Câu 3:

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Quy ước chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện.

- Chiều dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.

Câu 4: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ: Nhôm, sắt.

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: Nhựa, cao su.

Câu 5: Dòng điện có 5 tác dụng:

- Tác dụng nhiệt: Nồi cơm điện, bàn là.

- Tác dụng phát sáng: Bóng đèn bút thử điện, đèn LED.

- Tác dụng từ: Chuông điện, nam châm điện.

- Tác dụng hóa học: Mạ điện, nạp điện cho acquy.

- Tác dụng sinh lí: Làm cơ co giật, châm cứu chữa bệnh.

Câu 6: - Vật bị nhiễm điện dương khi vật bị mất bớt eclectron.

          - Vật bị nhiễm điện âm khi vật nhận thêm electron.

Câu 7: - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

          - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là giá trị hiệu điện thế định mức được mắc vào hai đầu dụng cụ để chúng hoạt động bình thường.

II. PHẦN BÀI TẬP

Câu 1: Tại sao sau khi cọ xát hai vật trung hòa về điện ta lại được hai vật nhiễm điện trái dấu?

Câu 2: Tại sao người ta thường dùng vonfram để làm dây tóc bóng đèn mà không dùng đồng, thép/

Câu 3: Hãy giải thích tại sao các xe chở xăng, dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

Câu 4: Tại sao trong các xưởng dệt, xưởng may, các nhà máy xi măng, ... người ta thường đặt những ống khói hoặc những tấm kim loại lớn đã được nhiễm điện?

Câu 5:Hãy giải thích tại sao càng chải tóc thì tóc càng dựng đứng.

Câu 6: Giải thích vì sao khi cọ xát quả bóng bay bằng vải khô rồi đặt quả bóng gần dòng nước đang chảy từ vòi, ta thấy dòng nước bị hút về phía quả bóng bay?

Câu 7: Vì sao khi tiếp nhiên liệu cho máy bay vừa đáp xuống sân bay, người ta thường nối thân máy bay với mặt đất?

Câu 8: Không khí có phải là môi trường cách điện không? Tại sao khi đứng gần đường dây điện cao thế có thể gây nguy hiểm, mặc dù ta chưa chạm vào dây?

Câu 9: Tại sao cánh quạt điện thường hay bị bụi bám, đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí?

Câu 10: Để mạ vàng cho vỏ chiếc đồng hồ người ta dựa trên tác dụng gì của dòng điện? Khi đó, vỏ đồng hồ phải nối với cực nào của nguồn điện, dung dịch được dùng là gì?

Câu 11: Vì sao kìm sữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa.

Câu 12: Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều có tác dụng chung là gì? Hãy lấy 1 ví dụ về tác dụng đó là có ích, 1 ví dụ về tác dụng đó là vô ích.

...

Trả lời:

Câu 1: Khi cọ xát hai vật trung hòa về điện thì các electron của vật này sẽ dịch chuyển sang vật khác. Vật nhận thêm electron sẽ mang điện tích âm, vật mất bớt electron sẽ mang điện tích dương làm cho hai vật sau khi cọ sát bị nhiễm điện trái dấu.

Câu 2: Dòng điện gây ra tác dụng nhiệt trên bóng đèn với nhiệt độ rất cao (25000C). Nếu dùng đồng, thép là những chất có nhiệt độ nóng chảy thấp dưới 20000C sẽ làm cho bóng đèn dễ bị đứt và hư hỏng. Còn vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao (33700C) nên chịu được nhiệt tốt khi có dòng điện đi qua.

Câu 3: Xe chở xăng, dầu khi di chuyển trên đường sẽ bị nhiễm điện do thùng xe cọ xát với không khí, bánh xe cọ xát với mặt đường. Nếu lượng điện tích đủ lớn sẽ gây ra sự phóng điện. Sợi dây xích nối thùng xe với mặt đất giúp cho các điện tích sẽ theo dây xích truyền xuống đất, tránh nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn.

Câu 4: Trong các xưởng dệt, xưởng may, nhà máy luôn có các bụi bông, sợi vải, khói bụi bay trong không khí. Để làm sạch không khí, người ta đặt những tấm lưới kim loại lớn được nhiễm điện bên trong ống khói, vì vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác đặc biệt là các vật nhẹ như sợi bông, sợi vải, bụi.

Câu 5: Càng chải tóc thì các sợi tóc càng bị nhiễm điện do cọ xát với lược. Vì các sợi tóc nhiễm điện cùng loại nên chúng đẩy nhau, làm cho tóc dựng đứng.

Câu 6: Khi cọ xát quả bóng bay (cao su) bằng vải khô, quả bóng sẽ bị nhiễm điện âm (do chúng làm bằng cao su là vật liệu dễ nhận electron). Do đó, quả bóng bay có khả năng hút các giọt nước nhỏ về phía nó, làm cho dòng nước đang chảy thẳng đứng bị lệch đi.

Câu 7: Khi các máy bay bay trên trời chúng sẽ cọ xát với không khí lâu và liên tục. Sau khi hoàn thành chuyến bay vỏ máy bay sẽ bị tích điện khá lớn. Việc nối thân máy bay với mặt đất sẽ làm cho các điện tích ở vỏ máy bay truyền xuống đất, do đó tránh được nguy cơ cháy nổ.

Câu 8: Không khí là môi trường cách điện. Tuy nhiên, ở gần các đường dây cao thế thì không khí trở nên dẫn điện. Do đó, không nên đứng gần các đường dây cao thế vì điện có thế phóng qua không khí và đi vào cơ thể người.

Câu 9: Cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí sẽ bị nhiễm điện, kết quả là chúng có khả năng hút các hạt bụi nhỏ nhẹ trong không khí, nhất là ở mép cánh quạt được cọ xát nhiều nhất. Do đó, quạt điện trong gia đình thường hay bị bám bụi lên mép cánh quạt.

Câu 10: Khi mạ vàng cho chiếc vỏ đồng hồ, người ta đã ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện. Vỏ đồng hồ sẽ được nối với cực âm của nguồn điện. Dung dịch được sử dụng là dung dịch muối vàng.

Câu 11: Nhựa, cao su là chất cách điện rất tốt, giá thành rẻ và dễ tạo hình nên được dùng để bọc cán của kìm sữa điện, giúp người sử dụng được an toàn.

Câu 12: Dòng điện đi qua các dụng cụ điện đều có chung tác dụng nhiệt. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng dụng cụ mà tác dụng nhiệt có ích hoặc vô ích.

Ví dụ: Tác dụng nhiệt ở nồi cơm điện là có ích. Tác dụng nhiệt ỏ tivi hoặc máy quạt vô ích, sử dụng lâu thì nhiệt độ càng nóng làm cho tivi, máy quạt mau hỏng hơn.

 

...

-(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề cương, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?