Bài tập về Động vật lớp bò sát môn Sinh học 7 có đáp án

BÀI TẬP VỀ ĐỘNG VẬT LỚP BÒ SÁT MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng. Em hãy chọn những câu trả lời thích hợp dưới đây để điền vào cột A và B của bảng sau

a) Ưa sống ở những nơi khô ráo

b) Bắt mồi trên cạn

c) Thích phơi nắng – Trú đông trong các hốc đất

d) Đi bắt mồi về ban ngày

e) Đi bắt mồi vào lúc chập tối hay ban đêm

f) Ưa sống ở những nơi ẩm ướt bên cạnh các vực nước

g) Bắt mồi bên các bờ vực nước hoặc trong nước

h) Thích ở những nơi tối hoặc có bóng râm. Trú đông trong các hốc đất ẩm bên bờ các vực nước hoặc trong bùn

Trả lời:

Bảng. So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng và điền vào bảng sau

STT

Đặc điểm đời sống

Thằn lằn (A)

Ếch đồng (B)

1

Đời sống và nơi sinh hoạt

Ưa sống ở những nơi khô ráo

Ưa sống ở những nơi ẩm ướt bên cạnh các vực nước

2

Thời gian hoạt động

Đi bắt mồi về ban ngày

Đi bắt mồi vào lúc chập tối hay ban đêm

3

Nơi hoạt động

Bắt mồi trên cạn

Bắt mồi bên các bờ vực nước hoặc trong nước

4

Tập tính

Thích phơi nắng – Trú đông trong các hốc đất

Thích ở những nơi tối hoặc có bóng râm. Trú đông trong các hốc đất ẩm bên bờ các vực nước hoặc trong bùn

 

 

Câu 2: Quan sát hình 38.1 (SGK), lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau (những câu lựa chọn trong SGK)

Trả lời:

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn

STT

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Ý nghĩa thích hợp

1

Da khô, có vảy sừng bao bọc

G

2

Có cổ dài

E

3

Mắt có mí cử động, có nước mắt

D

4

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

C

5

Thân dài, đuôi rất dài

B

6

Bàn chân có năm ngón có vuốt

A

 

 

Câu 3: Thảo luận nhóm: dựa vào 6 đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng nêu trên, hãy so sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng để thấy thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.

Em hãy điền những điểm cấu tạo ngoài giống nhau và khác nhau giữa ếch đồng với thằn lằn vào bảng sau bằng cách điền dấu (+) vào ô trống.

Trả lời:

Bảng. So sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng với thằn lằn

STT

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng so sánh với thằn lằn

Giống nhau

Khác nhau

1

Da khô, có vảy sừng bao bọc

 

Ếch da trần ẩm

2

Cổ dài

Không

Ếch cổ ngắn

3

Mắt có mí cử động

Mắt có mí cử động, có nước mắt

 

4

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

Không

5

Bàn chân có năm ngón có vuốt

Có màng

Ếch không có vuốt

 

 

Câu 4: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

Trả lời:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước

- Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

- Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

 - Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân, đuôi dài → động lực chính của sự di chuyển

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn

 

Câu 4: Miêu tả thứ thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau? Xác định vai trò của thân và đuôi. (Quan sát hình 38.2 SGK để trả lời câu hỏi).

Trả lời:

Miêu tả hoạt động của thằn lằn khi bò: khi thằn lằn uốn sang phải thì đuôi uốn sang trái, chi trước bên phải và chi sau bên trái chuyển lên phía trước (và ngược lại). Khi đó vuốt của chúng cố định vào đất, sự di chuyển của chi giống hệt người leo thang.

Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một lực ma sát vào đất đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài, thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.

 

Câu 5: Quan sát bộ xương thằn lằn (hoặc tranh vẽ). Hãy nêu rõ sai khác nổi bật của bộ xương thằn lằn so với bộ xương ếch đồng bằng cách lựa chọn các câu trả lời thích hợp (a, b, c,…) để điền vào bảng sau:

Trả lời:

Bảng. Sự sai khác nổi bật của bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch

STT

Các phần của bộ xương

Ếch

Thằn lằn

1

Xương cổ

1 đốt

Có 8 đốt

2

Xương sườn

Không có xương sườn

Có xương sườn

3

Xương cột sống

Cột sống ngắn

Có cột sống dài

4

Xương đuôi

Không có xương đuôi

Có xương đuôi

 

 

Câu 6: Dựa vào hình 39.2 SGK, theo dõi các số ghi trên hình tìm các hệ cơ quan: hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, sinh sản của thằn lằn.

Trả lời:

Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt

- Hệ hô hấp: Phổi

- Hệ bài tiết: Thận sau, xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước tiểu

- Hệ sinh sản: Tinh hòan, ống dẫn tính (con đực)

 

Câu 7: Nêu rõ hệ thần kinh của thằn lằn có gì giống và khác với ếch? Em hãy điền các thông tin cần thiết vào bảng sau:

Trả lời:

 

Hệ thần kinh

Thằn lằn

Ếch

Giống nhau

5 bộ phận:não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tủy, tủy sống.

Khác nhau

tiểu não phát triển

não trước phát triển

 

 

Câu 8: Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

Trả lời:

Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.

- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.

- Thằn lằn là động vật biến nhiệt.

- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.

- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

 

Câu 9: Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.

Trả lời:

Các cơ quan

Thằn lằn

Ếch

1. Tim

Tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt

Tim 3 ngăn

2. Phổi

Phổi có nhiều ngăn, cơ liên sườn tham gia vào hô hấp

Phổi đơn giản, ít vách ngăn chủ yếu hô hấp bằng da

3. Thận

Thận sau

Thận giữa

 

 

Câu 10: Quan sát hình 40.1 SGK, nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp Bò sát bằng cách chọn những nội dung thích hợp ở hình 40.1 SGK để điền vào bảng sau.

Trả lời:

 

Câu 11: Quan sát, đọc chú thích hình 40.2 SGK, nêu đặc điểm của khủng long cá, khủng long cánh và khủng long bạo chúa thích nghi với đời sống của chúng.

Em hãy chọn những nội dung thích hợp ở hình 40.2 (SGK) để điền vào bảng sau.

Trả lời:

Đặc điểm

Môi trường sống

Cổ

Chi

Đuôi

Dinh dưỡng (thức ăn)

Tên khủng long

         

Khủng long cá

Biển

Rất ngắn

Chi thành vây bơi

Vây đuôi to

Ăn cá, bạch tuộc

Khủng long cánh Trên

không

Ngắn

2 chi trước thành cánh, 2 chi sau yếu

Dài mảnh

Ăn cá

Khủng long bạo chúa

Cạn

Ngắn

2 chi trước ngắn, có móng vuốt, 2 chi sau to khỏe

Dài to

Ăn thịt

 

---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập về Động vật lớp bò sát môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?