BÀI TẬP VỀ ĐỘNG VẬT CÁC LỚP CÁ MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Quan sát hình 31.1, đọc bảng 31.1 (SGK) giữu lại câu trả lời đúng nhất dưới đây được xếp theo từng cặp ở cột (2) của bẳng 1.
Những câu lựa chọn để điền:
A: Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang
B: Giảm sức cản của nước
C: Màng mắt không bị khô
D: Dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù
E: Giảm sự ma sát giữa cá với môi trường nước
G: Có vai trò chính như bơi chèo
Trả lời:
Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội
Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân | A, B → B |
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước | C, D → C |
3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy | E, B → E |
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như hình ngói lợp | A, E → A |
5. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân | A, G → G |
Câu 2: Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép.
Trả lời:
- Cá chép ưa các vực nước lặng (ao, hồ, ruộng, sông, suối,...), chúng ăn tạp (giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh...). Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, vì cá chép là động vật biến nhiệt.
- Sinh sản: Mỗi lần cá chép cái đẻ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Trứng được thụ tình phát triển thành phôi, rồi thành cá con.
Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài của cố chép thích nghi với đời sống ở nước.
Trả lời:
Thân cá chép hình thoi dẹp, mắt không có mi mắt, thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày. Vây có những tia vây được căng bởi lớp da mỏng, khớp động với thân. Đó là những đặc điểm giúp cá bơi lội nhanh trong nước.
Câu 4: Vì sao sô lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn?
Trả lời:
Trong sự thụ tinh ngoài ớ môi trường nước, tỉ lệ tinh trùng gặp trứng rất thấp. Mặt khác, trứng được thụ tinh phát triển trong môi trường có nhiều trắc trở (bị cá khác ăn, nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp...). Vì vậy, cá phải thích nghi với lối đẻ nhiều trứng, để có nhiều cá con sống sót và phát triển thành cá lớn.
Câu 5: Chức năng của từng loại vây cá. Điền kí hiệu các câu trả lời đã gợi ý trong SGK vào bảng sau sao cho phù hợp.
Trình tự thí nghiệm | Loại vây được cố định | Trạng thái của cá thí nghiệm | Vai trò của từng loại vây cá |
1 | Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa |
|
|
2 | Tất cả các loại vây đều bị cố định trừ vây đuôi |
|
|
3 | Vây lưng và vây hậu môn |
|
|
4 | Hai vây ngực |
|
|
5 | Hai vây bụng |
|
|
Trả lời:
Bảng 2. Vai trò các loại vây cá
Trình tự thí nghiệm | Loại vây được cố định | Trạng thái của cá thí nghiệm | Vai trò của từng loại vây cá |
1 | Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa | Cá không bơi được chìm xuống đáy bể | Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi |
2 | Tất cả các loại vây đều bị cố định trừ vây đuôi | Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên (tư thế cá chết) | Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển |
3 | Vây lưng và vây hậu môn | Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi | Giữ thăng bằng theo chiều dọc |
4 | Hai vây ngực | Cá rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi sang phải, trái hoặc lên mặt nước hay xuống mặt nước rất khó khăn | Vây ngực cũng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng, quan trọng hơn vây bụn |
5 | Hai vây bụng | Cá chỉ hơi mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn | Vây bụng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng |
Câu 6: Hoàn thành bảng sau:
Tên cơ quan | Nhận xét và nêu vai trò |
Mang |
|
Tim |
|
Thực quản, dạ dày ruột, gan |
|
Bóng hơi |
|
Thận |
|
Tuyến sinh dục, ống sinh dục |
|
Bộ não |
|
Trả lời:
Bảng. Các nội quan của cá
Tên cơ quan | Nhận xét và nêu vai trò |
Mang | Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gần các xương cung mang có vai trò trao đổi khí |
Tim | Nằm phía dưới khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào động mạch giúp cho sự tuần hoàn máu |
Thực quản, dạ dày ruột, gan | Phân hóa rõ rệt, gan tiết mật giúp cho sự tiêu hóa |
Bóng hơi | Trong khoang thân sát cột sống giúp cá chìm nổi trong nước |
Thận | Hai dải, sát cột sống lọc các chất không cần thiết để thải ra ngoài |
Tuyến sinh dục, ống sinh dục | Trong khoang thân, ở cá đực là hai dải tinh hoàn, ở cá cái là hai buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản |
Bộ não | Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tủy sống nằm trong các cung đốt sống. Điều khiển, điều hòa hoạt động của cá. |
Câu 7: Dựa vào kết quả quan sát trên mẫu mổ trong bài 32, nêu rõ các thành phần phần của hệ tiêu hóa mà em biết và thử xác định chức năng của mỗi thành phần
Em hãy điền các thành phần của hệ tiêu hóa và chức năng của mỗi thành phần vào bảng sau:
Trả lời:
Tên theo thứ tự hệ tiêu hóa | Chức năng |
Miệng | Đưa thức ăn vào |
Hầu | Chuyển thức ăn xuống thực quản |
Thực quản | Chuyển thực ăn xuống dạ dày |
Dạ dày | Co bóp, nghiền thức ăn |
Ruột | Tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng |
Gan | Tiết dịch mật |
Câu 8: Trình bày cấu tạo hệ tuần hoàn.
Trả lời:
Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. Tim cá có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất, nối với các vạch tạo thành một vòng tuần hoàn kín.
Khi tâm thất co tống máu vào tâm nhĩ. Từ đó chuyển qua mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu oxi, theo động mạch chủ lưng đến mao mạch các cơ quan cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về tâm thất. Khi tâm nhĩ co dồn máu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín.
Câu 9: Dựa vào hình 32.2 SGK, hãy nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh ở cá
Trả lời:
Hệ thần kinh hình ống gồm 2 phần: Não (trong hộp sọ), tủy sống (trong các đốt sống)
Dựa vào hình 33.3 SGK, trình bày các thành phần cấu tạo của bộ não cá chép.
Não cá chép gồm: Tiểu não, não trước, não trung gian, não trung gian, hành khứu giác, thùy vị giác,
Câu 10: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.
Trả lời:
Các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước là mang (là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải CO2 ra môi trường nước) và bóng hơi (có tác dụng làm tăng khối lượng riêng khi cá lặn và giảm khối lượng riêng khi cá ngoi lên).
Câu 11: Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 SGK và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm.
Trả lời:
Giải thích hiện tượng xảy ra ở bình A và bình B (hình 33.4 trang 109 SGK): ở bình A khi cá ngoi lên thế tích cá tăng (do bóng hơi to ra) làm mực nước trong bình A dâng lên chiều cao h1, ở bình B khi cá lặn xuống đáy thể tích cá giảm (do bóng hơi xẹp lại) làm mực nước trong bình B hạ xuống chiều cao h2.
Như vậy, thí nghiệm này là thí nghiệm “Vai trò của bóng hơi ở cá”.
Câu 12: So sánh số loài, môi trường sống của lớp Cá sụn và lớp Cá xương. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt hai lớp là gì?
Trả lời:
Lớp cá | Số loài | Môi trường sống | Đặc điểm cơ bản để phân biệt |
Cá sụn | 850 | Nước mặn, nước lợ | Bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng. |
Cá xương | 24565 | Nước mặn, nước ngọt, nước lợ | Bộ xương bằng chất xương, có xương nắp mang, phủ vẩy |
Câu 13: Đọc bảng dưới đây và quan sát hình 34.1 → 7 SGK, điền nọi dung phù hợp vào ô trống của bảng:
Trả lời:
Bảng. Ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá
STT | Đặc điểm môi trường | Đại diện | Hình dạng thân | Đặc điểm khúc đuôi | Đặc điểm vây chẵn | Khả năng di chuyển |
1 | Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu | Cá nhám | Thon dài | Khỏe | Bình thường | Nhanh |
2 | Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiều | Cá vền, cá chép | Tương đối ngắn | Yếu | Bình thường | Chậm |
3 | Trong những hốc bùn đất ở đáy | Lươn | Rất dài | Rất yếu | Không có | Rất chậm |
4 | Trên mặt đáy biển | Cá bơn, cá đuối | Dẹt mỏng | Rất yếu | To hoặc nhỏ | Ít di chuyển |
Câu 14: Hãy nêu đặc điểm chung của cá về: môi trường sống, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể. Em hãy điển các thông tin cho đúng vào bảng sau:
Trả lời:
Môi trường sống | Cơ quan di chuyển | Hệ hô hấp | Hệ tuần hoàn | Đặc điểm sinh sản | Nhiệt độ cơ thể | |
Đặc điểm chung của cá | Nước biển, nước lợ, nước ngọt | Vây | Mang | Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn | Thụ tinh ngoài | Biến nhiệt |
Câu 15: Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá.
Em hãy chọn những thông tin thích hợp ở cột B; C trong các ví dụ dưới đây để ghép với những thông tin ở cột A bằng cách đánh số thứ tự cho cột B và C.
Trả lời:
STT | Đại diện | Đặc điểm môi trường (A) | Đặc điểm cấu tạo cơ thể (B) | Tập tính hoạt động (C) |
1 | Cá nhám | (1) sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu | Thân rất dài, vây ngực, bụng tiêu biến → 4 | Bơi chậm → 2 |
2 | Cá chép | (2) sống ở tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiều | Mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe → 1 | Bơi rất kém → 4 |
3 | Cá đuối | (3) sống ở đáy biển | Thân tương đối ngắn, vây ngực, bụng phát triển bình thường, khúc đuôi yếu → 2 | Bơi nhanh → 1 |
4 | Lươn | (4) sống chui luồn ở đáy biển | Có thân dẹt, mỏng, vây ngực và vây bụng lớn hoặc nhỏ, khúc đuôi nhỏ → 3 | Bơi kém → 3 |
Câu 16: Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương.
Trả lời:
Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng, còn cá xương có bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vẩy có chất nhầy, miệng nằm ở đầu mõm
Câu 17: Vai trò của cá trong đời sống con người.
Trả lời:
- Là nguồn thực phẩm
- Dược liệu
- Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập về Động vật các lớp cá môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: