Bài tập về Động vật lớp sâu bọ môn Sinh học 7 có đáp án

BÀI TẬP VỀ ĐỘNG VẬT LỚP SÂU BỌ MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1: Quan sát hình 26.1 (SGK) trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

- Các phần cơ thể: đầu, ngực, bụng.

- Cấu tạo mỗi phần: Đầu có một đôi râu, ngực có 3 đôi chân, thường có hai đôi cánh.

- Khả năng di chuyển: bò bằng 3 chân, nhảy bằng đôi chân sau, bay bằng cánh.

 

Câu 2: Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Các ống bài tiết lọc chất thải đổ vào cuối ruột giữa và đầu ruột sau, để chất bài tiết cùng đổ ra ngoài theo phân.

 

Câu 3: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi?

Trả lời:

Ở sâu bọ việc cung cấp oxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm. Vì thế hệ tuần hoàn đơn giản đi và hệ thống ống khí phát triển hơn.

 

Câu 4: Điền cụm từ thích hợp chỗ trống:

Trả lời:

Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc châu chấu gặm chồi và ăn lá cây. Thức ăn được tẩm nước bọt được nghiền nhỏ ở dạy dày cơ rồi tiêu hóa nhờ enzim do ruột tiết ra. Khi châu chấu hoạt động bụng chúng luôn phập phồng. Đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua lỗ thở ở bụng.

 

Câu 5: Châu chấu có phàm ăn không và ăn loại thức ăn gì?

Trả lời:

Cấu tạo miệng của châu chấu với hàm trên và hàm dưới to, khỏe nên chúng rất phàm ăn. Chúng ăn thực vật, nhất là ăn lá, chồi non và ngọn cây.

 

Câu 6: Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?

Trả lời:

Phải lột xác nhiểu lần vì chúng có lớp vỏ kitin cứng bọc bên ngoài cơ thể, vỏ cũ phải bong ra để hình thành vở mới. Trong thời gian đợi vỏ mới cứng thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.

 

Câu 7: Đặc điểm nào giúp ta nhận dạng châu chấu nói riêng, sâu bọ nói chung?

Trả lời:

Cơ thế có 3 phần (đầu, ngực, bụng);

- Đầu có 1 đôi râu.

- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

 

Câu 8: Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm sông như thế nào?

Trả lời:

Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần đến tế bào. Còn ở tôm sông thì lại hô hấp bằng mang.

 

Câu 10: Lựa chọn con đại diện đã được gợi ý trong SGK và bổ sung thêm một số đại diện để điền vào ô trống trong bảng sau:

STT

Các môi trường sống

Một số sâu bọ đại diện

1

Ở nước

Trên mặt nước

 

Trong nước

 

2

Ở cạn

Dưới đất

 

Trên mặt đất

 

Trên cây cối

 

Trên không

 

3

Kí sinh

Ở cây cối

 

Ở động vật

 

 

Trả lời:

Bảng. Sự đa dạng về môi trường

STT

Các môi trường sống

Một số sâu bọ đại diện

1

Ở nước

Trên mặt nước

Bọ ve

Trong nước

Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy

2

Ở cạn

Dưới đất

Ấu trùng ve sầu, bọ hung

Trên mặt đất

Dế mèn, bọ hung

Trên cây cối

Bọ ngựa

Trên không

Chuồn chuồn, bướm

3

Kí sinh

Ở cây cối

Bọ rầy

Ở động vật

Chấy, rận

 

Câu 11: Đánh dấu (✓) vào ô trống tương ứng với đặc điểm chung nổi bật của lớp Sâu bọ:

Trả lời:

- Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng

 

- Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và các hoạt dộng bản năng.

 

- Sâu bọ có đủ 5 giác quan: Xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.

- Có thể sâu bọ có 3 phần: Đầu, ngực, bụng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.

 

- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

 

- Sâu bọ có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.

 

 

---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập về Động vật lớp sâu bọ môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?