BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN ÂM HỌC MÔN VẬT LÝ 7
1. NGUỒN ÂM - MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
Câu 1. Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.
B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.
C. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào mặt âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh
D. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.
Câu 2. Một người dùng cây sáo gõ vào mặt trống thì nghe được âm thanh. Đó là do:
A. âm thoa dao động
B. không khí
C. mặt trống
D. cây sáo và không khí
Câu 3. Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp tăng theo thứ tự:
A. khí, rắn, lỏng.
B. khí, lỏng, rắn.
C. rắn, khí, lỏng.
D. rắn, lỏng, khí.
Câu 4. Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là:
A. các lớp không khí va chạm nhau.
B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.
D. do lớp không khí ở đó bị nén mạnh.
Câu 5. Những nhạc cụ nào sau đây phát ra âm thanh nhờ các cột không khí dao động trong nhạc cụ đó:
A. Sáo. B. Kèn hơi.
C. Khèn. D. Cả A, B,C.
Câu 6. Trong thời gian chiến tranh, khi một qua bom nổ trên mặt đất người ta đã ghi nhận như sau, theo em ghi nhận nào sau đây là sai?
A. Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.
B. Nghe được tiếng nổ sau khi đất dưới chân đã rung chuyển.
C. Đất dưới chân đã rung chuyển sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.
D. Đất dưới chân rung chuyển cùng lúc nghe được tiếng nổ.
Câu 7. Những vật nào sau đây phản xạ tốt âm thanh?
A. Bê tông, gỗ, vải.
B. Thép, vải, bông.
C. Sắt, thép, đá.
D. Lụa, nhung, gốm.
Câu 8. Âm thanh phát từ ti vi là ở bộ phận nào?
A. Từ núm điều chỉnh âm thanh cùa chiếc ti vi.
B. Người ở trong ti vi.
C. Màng loa.
D. Màn hình của ti vi.
Câu 9. Khi âm thoa dao động thì
A. phát ra âm thanh
C. tỏa nhiệt
B. phát ra ánh sáng
D. phản xạ âm
Câu 10. Vận tốc truyền âm trong các môi trường tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
A. Rắn, lỏng, khí.
C. Lỏng, khí, rắn.
B. Khí, rắn, lỏng.
D. Khí, lỏng, rắn.
Câu 11. Hãy chọn câu đúng:
A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng.
B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp.
C. Âm không thể truyền trong chân không.
D. Âm không thể truyền qua nước.
Câu 12. Hai bạn tên là Hùng và Dũng nói chuyện với nhau. Bạn Dũng ngồi tựa vào bức tường. Hãy xem nhận xét nào sau đây đúng nhất.
A. Hùng nghe được âm thanh to hơn Dũng.
B. Hùng nghe được âm thanh nhỏ hơn Dũng.
C. Hai bạn đều nghe được âm thanh giống nhau.
D. Nghe to hay nhỏ hơn là phụ thuộc vào tai của từng người.
Câu 13. Nguồn âm, có thể là
A. chất khí dao động.
B. chất rắn dao động.
C. chất lỏng dao động.
D. chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Câu 14. Hãy xác định kết luận nào sau đây là sai?
Môi trường truyền được âm thanh
A . là khí, lỏng và rắn.
B . là chân không, khí, lỏng và rắn.
C . tốt nhất là chất rắn.
D . tốt là môi trường khi âm truyền qua biên độ của âm giảm ít nhất.
Câu 15. Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá, thì ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. dùi gõ.
B. dùi gõ và các thanh đá.
C. các thanh đá.
D. do lớp không khí xung quanh ta.
Câu 16. Gió bão thổi qua khe cửa thì rít lên. Âm thanh phát ra do:
A. các cánh cửa dao động khi gió thổi qua.
B. luồng khí thổi qua.
C. tòa nhà dao động.
D. cánh cửa và cả tòa nhà phát ra.
Câu 17. Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh người ta đã có những nhận xét sau, hãy chọn câu trả lời sai:
A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhât.
Câu 18. Khi gẩy vào dây đàn ghi-ta thì người ta nghe, được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. hộp đàn.
B. dây đàn dao động.
C. ngón tay gảy đàn.
D. không khí xung quanh dây đàn.
Câu 19. Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó. Ta nghe âm thanh. Nguồn âm là:
A. sợi dây cao su.
B. bàn tay.
C. không khí.
D. Tất cả các vật nêu trên.
Câu 20. Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là
A. luồng gió. B. luồng gió và lá cây đều dao động.
C. lá cây. D. thân cây.
Câu 21. Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe âm thanh của mặt bàn.
A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.
B. Mặt bàn là nguồn dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh và ta không thấy được.
C. Búa là nguồn dao động vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.
D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.
Câu 22. Âm thanh truyền được trong môi trường nào?
A. Bức tường. C. Gương phẳng.
B. Nước suối. D. Cả A, B và C đúng.
Câu 23: Âm thanh được tạo ra nhờ
A. dao động B. điện
C. ánh sáng D. nhiệt
Câu 24: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
A. miếng xốp B. rèm nhung
C. mặt gương D. đệm cao su
Câu 25: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. khoảng chân không
B. tường bêtông
C. nước biển
D. tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
ĐÁP ÁN
1-D | 2-C | 3-B | 4-C | 5-D | 6-D | 7-C | 8-C | 9-A | 10-D |
11-C | 12-B | 13-D | 14-B | 15-C | 16-B | 17-D | 18-B | 19-A | 20-B |
21-B | 22-D | 23-A | 24-C | 25-A |
|
|
|
|
|
2. ĐỘ CAO VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM
Câu 1. Đàn bầu chỉ có một dây. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
A. Điều chỉnh độ dài của dây khi đánh.
B. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
C. Vừa điều chỉnh độ dài vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn khi đánh.
D. Điều chỉnh hộp đàn khi đánh.
Câu 2. Số dao động vật thực hiện được trong 1 giây được gọi là ….của âm.
A. độ cao B. tần số
C. vận tốc D. độ to
Câu 3. Khi gõ dùi vào mặt trống ta nghe thấy âm thanh, kết luận nào sau đây là đúng:
A. Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng cao.
B. Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng to.
C. Gõ liên tục vào mặt trống, âm phát ra càng to.
D. Gõ càng nhẹ vào mặt trống, âm phát ra càng to.
Câu 4. Âm phát ra to hơn khi:
A. tần số dao động càng lớn.
B. tần số dao động càng nhỏ.
C. biên độ dao động càng lớn.
D. biên độ dao động càng nhỏ.
Câu 5. Khi đã làm một số thí nghiệm về sự truyền âm thanh trong các môi trường có bạn đã đưa ra các kết luận sau, kết luận nào sai.
A. Âm thanh càng to thì truyền đi càng xa.
B. Âm thanh có thể truyền từ chất lỏng sang chất khí.
C. Cơ thể người cũng có thể truyền được âm thanh.
D. Xốp là vật rắn nên nó truyền âm tốt.
Câu 6. Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì người ra không nghe được âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng:
A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.
C. Vì dây của con lắc ngắn, nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
Câu 7. Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là:
A. 2Hz B. 0,5Hz C. 2s D. 0,5dB
Câu 8. Khi biên độ dao động càng lớn thì:
A. âm phát ra càng to.
B. âm phát ra càng nhỏ.
C. âm càng bổng.
D. âm càng trầm.
Câu 9. Âm phản xạ có độ to:
A. lớn hơn âm tới
B. nhỏ hơn âm tới
C. bằng âm tới
D. bằng một nửa âm tới.
Câu 10. Tần số dao động càng cao thì:
A. âm nghe càng trầm
B. âm nghe càng to
C. âm nghe càng vang xa
D. âm nghe càng bổng.
Câu 11. Có hai loại trống có bề mặt to nhỏ khác nhau, một người gõ vào mặt trống nhỏ và sau đó gõ như thế vào mặt trống lớn. Theo em câu kêt luận nào sau đây là sai?
A. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng trầm.
B. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng cao.
C. Mặt trống càng căng âm thanh phát ra càng cao.
D. Gõ dùi trống vào chính giữa mặt trống thì âm phát ra to hơn các vị trí khác.
Câu 12. Các cụm từ sau đây là các cụm từ chỉ về âm thanh, theo em cụm từ nào là sai?
A. Nguồn âm, vật dao động phát ra âm thanh.
B. Tần số dao động, âm cao, âm thấp.
C. Biên độ dao động, độ to, độ nhỏ của âm.
D. Nhiệt độ của âm.
Câu 13. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây dàn:
A. dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.
B. dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.
C. biên dộ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
D. dây đàn càng căng, âm phát ra càng lo.
Câu 14. Hãy chọn cụm từ thích hợp nhất đê điền vào chỗ trống trong câu sau:
Độ to của âm phụ thuộc vào…………….
A. nhiệt độ của môi trường truyền âm.
B. biên độ dao động.
C. tần số dao động.
D. kích thước của vật dao dộng.
Câu 15. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?
A. Hz là đơn vị của tần số.
B. khi tần sổ dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
C. khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
D. khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
Câu 16. Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng
A. to. B. bổng.
C. thấp. D. bé.
Câu 17. Theo em kết luận nào sau đây là sai?
A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.
B. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20HZ.
C. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.
D. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.
Câu 18. Chọn phát biểu đúng:
A. Tần số là số lần dao động trong 1 giây.
B. Đơn vị tần số là đề xi ben.
C. Tần số là số lần dao động trong 10 giây.
D. Tần số là đại lượng không có đơn vị.
Câu 19. Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Biên độ dao dộng là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí ban đầu (không dao động).
B. Biên độ dao động của dây dàn phụ thuộc độ to, nhỏ của dây đàn.
C. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng bé.
D. Đê xi ben (dB) là đơn vị đo độ to cùa âm.
Câu 20. Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ;
B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ;
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai;
D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 21. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây:
A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200 Hz
C. Trong một giây vật dao động được 70 dao động.
D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
Câu 22. Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
A. 40 dB. B. 50 dB. C. 60 dB. D. 70 dB.
Câu 23. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:
A. trầm B. bổng C. vang D. truyền đi xa.
Câu 24. Biên độ dao động của vật là:
A. tốc độ dao động của vật
B. vận tốc truyền dao động
C. độ lệch lớn nhất khi vật dao động.
D. tần số dao động của vật.
Câu 25: Âm thanh được phát ra từ một nguồn âm dao động có tần số 250 Hz. Hỏi trong 2 giây nguồn âm này đã thực hiện được mấy dao động?
A. 25 dao động B. 50 dao động
C. 250 dao động D. 500 dao động
Câu 26: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
A. 170m B. 340m
C. 1700m D. 1800m
ĐÁP ÁN
1-C | 2-B | 3-B | 4-C | 5-D | 6-B | 7-A | 8-A | 9-B | 10-D |
11-B | 12-D | 13-C | 14-B | 15-D | 16-B | 17-A | 18-A | 19-B | 20-A |
21-A | 22-D | 23-B | 24-C | 25-D | 26-C |
|
|
|
|
3. PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG - CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Câu 1. Sau khi nghe tiếng sấm rền trong cơn dông, em học sinh đã giải thích như sau. Câu nào đúng nhất?
A. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra âm thanh đến mặt đất lớn hơn 1 giây.
B. Do nguồn âm phát ra từ rất xa.
C. Tia sét (nguồn âm) chuyển động do đó khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.
D. Sấm rền là do sự phản xạ của âm từ các đám mây dông trên bầu trời xuống mặt đất.
Câu 2. Để chống ô nhiễm tiếng ồn cho công nhân ở nhà máy, có học sinh đã đề xuất các phương án sau. Hãy chọn phương án tốt nhất:
A. Nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn thì phải bịt tai lại.
B. Đưa nhà xưởng lên núi cao vì ở đó truyền âm kém.
C. Chỗ làm việc phải cách âm bằng vật liệu cách âm tốt.
D. Vì chân không là môi trường không truyền được âm, nên cho nhà máy vào một cái hầm lớn (trong lòng đất), hút hết không khí và trang bị cho công nhân bình ôxi để thở.
Câu 3. Âm phản xạ có độ to:
A. lớn hơn âm tới
B. nhỏ hơn âm tới
C. bằng âm tới
D. bằng một nửa âm tới.
Câu 4. Những vật nào sau đây phản xạ tốt âm thanh?
A. Bê tông, gỗ, vải. B. Thép, vải, bông.
C. Sắt, thép, đá. D. Lụa, nhung, gốm.
Câu 5. Biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn là:
A. Tác động vào nguồn âm, làm giảm độ to của âm.
B. Ngăn chặn đường truyền âm.
C. Làm phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
D. Bao gồm tất cả các ý A, B, C.
Câu 6. Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây:
A. Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh.
B. Gây ra co giật hệ cơ.
C. Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.
D. Tất cả những tác dụng trên.
Câu 7. Hai bạn tên là Hùng và Dũng nói chuyện với nhau. Bạn Dũng ngồi tựa vào bức tường. Hãy xem nhận xét nào sau đây đúng nhất.
A. Hùng nghe được âm thanh to hơn Dũng.
B. Hùng nghe được âm thanh nhỏ hơn Dũng.
C. Hai bạn đều nghe được âm thanh giống nhau.
D. Nghe to hay nhỏ hơn là phụ thuộc vào tai của từng người.
Câu 8. Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại tiếng ồn đó như sau. Theo em thì phương pháp nào là tốt nhất?
A. Xây tường chắn để ngăn cách.
B. Thay hệ thống cửa bàng cửa kính, và đóng lại khi cần.
C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai.
D. Che cửa bằng các màn vải.
Câu 9. Câu nào sau đây là sai?
A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn.
B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to cua âm thanh đến tai người nghe.
C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai.
D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 10. Hãy xác định câu nào sau dây là đúng?
A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất.
B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất.
C. Siêu âm, hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Siêu âm, hạ âm có gây ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 11. Ban đêm người ta bắn một viên đạn pháo. Sau khi đo được khoảng thời gian giữa âm thanh và tia chớp lệch nhau là 2 giây, người ta đã tính được khoảng cách từ vị trí khẩu pháo đến họ với các kết quả là:
A. 340m. B. 170m.
C. 680m. D.1500m.
Câu 12. Biết vận tốc truyền của âm trong không khí là 330 m/s. Hỏi để có được tiếng vang thì khoảng cách từ nguồn phát âm đến vật phản xạ phải là:
A .Lớn hơn 11m C. 12m
B .Nhỏ hơn 11m D. Lớn hơn 15m
Câu 13. Hãy chọn câu sai:
A. Vật phản xạ âm tốt là: mặt giếng, mặt đá phẳng, tường gạch phẳng. mặt bàn phẳng, mặt tấm nhựa phẳng.
B. Vật hấp thụ âm tốt là: len, dạ. bông, mền. tường gạch sần sù, cát.
C. Mặt nước cùng là mặt phản xạ âm.
D. Rừng cây phản xạ âm tốt.
Câu 14. Hãy xác định câu sai trong các câu sau đây:
A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.
B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề phản xạ âm tôt.
C. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.
D. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt.
Câu 15. Những vật hấp thụ âm tốt là vật:
A. phản xạ âm tốt.
B. phản xạ âm kém.
C. có bề mặt nhẵn, cứng.
D. có bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng.
Câu 16. Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên dường.
B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.
C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.
D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.
Câu 17. Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiềng ồn:
A. Gần đường ray xe lửa.
B. Gần sân bay.
C. Gần ao hồ.
D. Gần đường cao tốc.
Câu 18. Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
A. Làm trần nhà bằng xốp.
B. Trồng cây xanh.
C. Bao kín các thiết bị gây ồn.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 19. Những câu sau đây, câu nào là không đúng?
A. Trong hang động, nếu có nguồn âm. thì sẽ có tiếng vang.
B. Âm thanh truyền đi gặp vật chắn thì dội ngược lại gọi là âm phản xạ.
C. Để có được tiếng vang, thì âm phản xạ phải đến sau ${1 \over {15}}$ giây so với âm phát ra.
D. Vật làm cho âm dội ngược lại được gọi là vật phản xạ âm.
Câu 20. Chọn câu đúng:
A. Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ.
B. Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ.
C. Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ.
D. Âm với tần số bất kì đều cho âm phản xạ.
Câu 21. Khi người làm việc trong điều kiện ở nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách:
A. bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn.
C. thay động cơ của máy nổ.
B. tránh xa vị trí gây tiếng ồn.
D. gắn hệ thống giảm âm vào ống xả.
Câu 22. Âm phản xạ là:
A. âm dội lại khi gặp vật chắn.
B. âm đi xuyên qua vật chắn.
C. âm đi vòng qua vật chắn.
D. Cả 3 loại trên.
Câu 23. Hãy chọn câu trả lời không đúng sau đây:
A. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh.
B. Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh,
C. Sử dụng động cơ chạy bàng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.
ĐÁP ÁN
1-D | 2-A | 3-B | 4-C | 5-D | 6-D | 7-B | 8-B | 9-D | 10-C |
11-C | 12-A | 13-D | 14-B | 15-B | 16-D | 17-C | 18-D | 19-A | 20-D |
21-A | 22-A | 23-B |
|
|
|
|
|
|
|
4. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào các chỗ trống:
a) Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với………….và…………. đường
b) Dao động càng………, tần số dao động càng…………….
c) Âm phát ra càng………khi…………dao động của nguồn âm càng lớn.
d) Ở các vị trí càng…………..nguồn âm thì âm nghe càng…………….
Câu 2. Một người đứng cách vách đá 20m và kêu to. Hỏi người đó có nghe được tiếng vang hay không? Tại sao? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Nếu người đó đứng cách vách đá 10 m và kêu to thì có nghe tiếng vang hay không, vì sao?
Câu 3. Âm có thể truyền qua môi trường nào? Môi trường nào là tốt nhất?
Câu 4. Những môi trường nào không truyền được âm?
Câu 5. Có 2 vật dao động, vật A thực hiện được 120 dao động trong 1 giây, vật B thực hiện được 160 dao động trong 2 giây.
a) Tính tần số dao động của mỗi vật.
b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
Câu 6. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
………dao động của dây đàn ghi ta càng lớn thì âm phát ra càng to.
Câu 7. Tần số là số lần dao động trong một giây, tai người bình thường có thể nghe được âm có tần số trong khoảng 20Hz đến 20000Hz.
Câu 8. Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường chất lỏng, khí và rắn. Âm không thể truyền được trong chân không.
Câu 9. Bộ phận dao động phát ra âm đàn ghi ta là dây đàn và bầu đàn.
Câu 10.
+) 5 nguồn âm thiên nhiên: Tiếng sấm, tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng gà gáy, tiếng mèo kêu.
+) 5 nguồn âm nhân tạo: Tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng còi.
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.
a) Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
b) Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.
c) Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
d) Ở các vị trí càng gần nguồn âm thì âm nghe càng to.
Câu 2.
Một người đứng cách vách đá 20m và kêu to, thời gian âm truyền tới và phản xạ mất \(t=\dfrac{{2.20} }{ {340}}=0,1176 \,s > \dfrac{1 }{5}\,s\)
+ Nếu người đó đứng cách vách đá 10 m và kêu to, thời gian âm truyền tới và phản xạ mất \(t=\dfrac{{2.10} }{ {340}}= 0,0588 \,s <\dfrac{1 }{ {15}}\,s\) nên không nghe được tiếng vang
Câu 3.
Âm có thể truyền qua môi trường chất rắn lỏng và khí, tuy nhiên trong môi trường chất rắn là âm truyền tốt nhất.
Câu 4.
Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường: Chất lỏng, khí và rắn. Âm không truyền được trong chân không.
Câu 5.
a)
- Tần số dao động của vật A là 120 Hz.
- Tần số dao động của vật B là:
\(\dfrac{{160} }{ 2} = 80\) (Hz)
b) Vật A phát ra âm cao hơn vì A dao động với tần số lớn hơn.
Câu 6.
Biên độ dao động của dây đàn ghi ta càng lớn thì âm phát ra càng to.
Câu 7. Tần số là gì, tai người bình thường có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào?
Câu 8. Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường nào?
Câu 9. Bộ phận dao động phát ra âm của đàn ghi ta là bộ phận nào?
Câu 10. Hãy kể 5 nguồn âm thiên nhiên và 5 nguồn âm nhân tạo.
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Âm học môn Vật lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.